Đường phố thủ đô những năm 1980
Phương tiện đi lại chủ yếu là tàu điện, xe đạp, đường phố Hà Nội hơn 30 năm trước hiếm khi nào bị tắc hoặc ô nhiễm khói xe, tiếng ồn.
Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN
Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ảnh: John Ramsden
Bộ đội diễu hành trên phố Tràng Tiền hướng về Nhà Hát Lớn trong buổi lễ kỷ niệm ngày thống nhất ở Hà Nội, tháng 4-5/1985. Ảnh: Philip Jones Griffiths.
Phố Hàng Ngang nhìn về hồ Hoàn Kiếm, chật cứng người đi bộ dưới lòng đường trong một dịp lễ. Ảnh: John Ramsden.
Bức ảnh chụp năm 1981, trên góc tranh có biểu ngữ “Tiến tới đại hội V”. Thời điểm này, Việt Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tiếp tục công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Tây Nam nên kinh tế ngày càng sa sút. Ảnh: John Ramsden.
Bách hóa tổng hợp – cửa hàng mậu dịch quốc doanh lớn nhất Việt Nam suốt 3 thập kỷ, từ 1960 đến 1980. Đến 1995, Bách hóa được đổi thành Công ty thương mại Hà Nội, nay là Tràng Tiền Plaza. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Phố Đồng Xuân, mặt trước của chợ là điểm tránh tàu luôn tấp nập. Ảnh: John Ramsden.
Đại học Tổng hợp bề thế được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nằm cuối đường Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm). Ảnh: John Ramsden.
Phía sau toa tàu điện ngày xưa có những cái móc để hành khách là nông dân vào nội thành buôn bán có thể treo quang thúng. Nông thôn tập thể hóa nên ít hàng hóa mang ra phố, các móc treo thành chỗ cho trẻ con nghịch ngợm. Ảnh: John Ramsden.
Một gia đình trên chiếc xe đạp Thống Nhất, phương tiện đi lại cũng là tài sản giá trị nhất của nhiều gia đình thời đó. Ảnh: John Ramsden.
Phố Tô Tịch xưa nổi tiếng với nghề tiện gỗ. Ảnh: John Ramsden.
Hai cây đa trước đình Thanh Hà, phố Ngõ Gạch – con phố vốn là lòng sông Tô Lịch, bị lấp vào năm 1887. Ảnh: John Ramsden.
Thúng trên tay, quang gánh trên vai và sức bền của đôi chân là đặc trưng một thời của người dân cách đây 30 năm… Ảnh: John Ramsden
Tổng hợp/VNE
Giải nghĩa tên phố Hàng Ngang, Tố Tịch
Phố Hàng Ngang vốn là nơi buôn bán của người Hoa gốc Quảng Đông, họ làm tường và cổng chắn ngang cả phố để đảm bảo an ninh. Thời Pháp thuộc, phố có tên là rue des Cantonnais (phố của người Quảng Đông).
Sau bài viết "Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa", rất nhiều độc giả đã đăng bình luận, thắc mắc vì sao lại có tên phố là Hàng Ngang. Một số độc giả đã suy luận phố này "chuyên bán rượu ngang" hoặc "bán ghế ngang".
Thực ra, theo Từ điển Hà Nội địa danh của tác giả Bùi Thiết, do ở hai đầu phố trước đây có các bức tường chắn ngang, ở giữa là cổng gỗ, ban ngày mở ra, ban đêm đóng lại nên gọi là Hàng Ngang. Đây vốn là nơi buôn bán của người Hoa gốc Quảng Đông, họ làm cổng cho cả phố để đảm bảo an ninh. Thời Pháp thuộc, phố có tên là rue des Cantonnais (phố của người Quảng Đông).
Phố Hàng Ngang.
Một bức tranh từ thời Pháp còn lưu lại hình ảnh bức tường và cánh cổng ngang phố này, với chú thích rõ ràng "Porte de la rue des Cantonnais" (Cổng phố của người Quảng Đông). Trước đây, phố này là nơi Hoa kiều bán các mặt hàng chè, thuốc, vải vóc.
Cùng với tên phố Hàng Ngang, ở cửa Nam thành cổ Hà Nội còn có phố Đình Ngang, với lý giải: Vào thời Lê, phố này có cái đình chắn ngang giữa đường, dân gian gọi là "Hoành Đình". Sau này đình bị phá dỡ, nhiều người cho rằng, dấu tích của đình chính là bãi đất rộng ở đầu phố, hiện dùng làm bãi đỗ xe.
Còn phố Hàng Đào, nối liền phố Hàng Ngang xuống Hồ Hoàn Kiếm, là nơi chuyên bán lụa là vóc nhiễu của các thương nhân người Việt. Phố có tên như vậy, vì từ thời Lê, đây là khu vực chuyên nghề nhuộm màu cho vải, trong đó chủ yếu là nhuộm điều (tức màu hồng đào).
Phố Hàng Đào.
Có thể nhiều người chưa biết, Phố Hàng Gai trước đây bán loại gai gì? Đó là các loại dây tước từ vỏ cây gai, cây đay để đan võng, bện thừng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, sau này, các cửa hàng bán gai đã chuyển về phố Bát Đàn.
Từ phố Hàng Gai đi ra Hàng Quạt, có phố Tố Tịch. Nhiều người nhầm tưởng phố đặt theo tên người. Thực ra Tố Tịch, chữ Hán nghĩa là chiếu trắng. Có lẽ, tên phố chỉ mặt hàng người dân ở đây buôn bán từ thời xưa.
Ở ngang phố Tạ Hiện, có ngõ Hài Tượng. Nghĩa chữ Hán thì hài là giày, tượng là thợ, Hài Tượng là phố của những người thợ làm giày. Đây là nơi tập trung của những người thợ làm nghề thuộc da, đóng giày, khâu hài gốc từ làng Chắm, xã Phong Lâm, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương di cư lên. Ngày xưa ngõ này thông sang phố Hàng Giầy, cũng là phố chung một nghề của những người thợ làng Chắm.
Một số tên phố cho biết về bộ máy hành chính của kinh thành Thăng Long xưa, như các phố Phủ Doãn, Ngõ Huyện, Thọ Xương.
Thời Lê, đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ Doãn (tương đương UBND thành phố Hà Nội bây giờ) đặt trụ sở ở phố Phủ Doãn ngày nay.
Phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Huyện Vĩnh Xương đến thời Nguyễn đổi tên thành huyện Thọ Xương, bao gồm phần đất của quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa. Khu vực đặt sở lỵ của huyện Thọ Xương sau này có tên là ngõ Thọ Xương. Con ngõ cạnh đó có tên Ngõ Huyện cùng lý do. Trước đây, cả hai ngõ này đều có tên là Ngõ Huyện.
Từ phố Phủ Doãn sang phố Nhà Chung có phố Chân Cầm. Tên phố này ghép từ tên hai thôn ngày xưa là Chân Tiên và Minh Cầm.
Dọc phố Phủ Doãn ngược lên phía Bắc là phố Đường Thành. Đây là con đường nằm bên tường thành Hà Nội xưa. Theo "Từ điển đường phố Hà Nội" của tác giả Giang Quân, do phố chạy qua cửa Chính Đông thành cổ nên trước đây có tên là phố Cửa Thành. Thời Pháp thuộc gọi phố này là Rue de la Citadelle (phố Thành). Sau Cách mạng Tháng Tám, phố chính thức được đặt tên là Phố Đường Thành.
Trên phố Đường Thành có ngõ Tạm Thương. Tên ngõ này có khoảng đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn. Ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính, gọi là kho Trạm Thương, sau nhân dân thấy thóc chứa ở đây mới là tạm thời nên gọi luôn là kho Tạm Thương rồi trở thành tên ngõ từ lúc nào không rõ.
Từ phố Đường Thành (cạnh chợ Hàng Da) đến phố Phùng Hưng có Ngõ Trạm. Đây là nơi có một trạm dịch, chuyên chuyển phát công văn từ trong thành Hà Nội đi các tỉnh.
Từ phố Hàng Mã thông sang Hàng Vải có phố Cổng Đục do đoạn tường thành ở đây bị đục ra làm cổng để đi lại.
Phố Lò Rèn.
Hà Nội còn có phố Hàng Rươi, nhiều người băn khoăn: Rươi mỗi năm chỉ có một mùa, là hai tháng 9, 10 cuối mùa thu, vậy thời gian còn lại trong năm, các cửa hàng ở phố này bán gì? Điều này được giải thích là: Những ngày còn lại trong năm, các nhà buôn trên phố hay bán mắm rươi.
Lê Tiên Long
Theo VNE
Dân vô tư "tè bậy" trên đường phố Hà Nội Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng, nhưng người dân vô tư tè bậy trên đường phố Hà Nội diễn ra phổ biến nhất là tại các trạm xe buýt, bến xe, vỉa hè. Theo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh...