Đường Nhuệ và con nuôi có vai trò gì trong vụ án chủ DN Lâm Quyết?
Ngày 2/5, thông tin mà Dân Việt nắm được, liên quan đến vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của cặp vợ chồng từng bị Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, Thái Bình) doạ giết, Toà đã ấn định ngày xét xử phúc thẩm.
Cụ thể, Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với 2 bị cáo Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962, Thái Bình), bị Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình xử phạt về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt 14 năm tù; Phạm Thị Quyết (SN 1967, Thái Bình), bị Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình xử phạt về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt 13 năm tù vào năm 2019.
Cả 2 bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm.
Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của ông Lẫm, bà Quyết sẽ được Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở vào 8h ngày 11/5, tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình, vụ án được xét xử công khai.
Ở bản án sơ thẩm ngày 12/6/2019, bị hại là ông Đỗ Văn Tới, bà Lê Thị Tuyết.
Đáng chú ý, Đường Nhuệ và con nuôi Bùi Mạnh Tiến (Tiến “trắng”) cũng xuất hiện trong vụ án này. Theo bản án sơ thẩm, Đường Nhuệ và Tiến “trắng” là người làm chứng trong vụ án mà ông bà Lẫm, Quyết là bị cáo.
Đường Nhuệ và con nuôi xuất hiện với vai trò người làm chứng trong vụ án của nhà Lâm Quyết.
Ngoài Đường Nhuệ và con nuôi, còn có 2 người khác cùng làm chứng trong vụ án này. Tuy nhiên, Đường Nhuệ và Tiến “trắng” vắng mặt tại phiên toà, chỉ có 2 người làm chứng còn lại có mặt là ông Nguyễn Văn Nhàn và ông Nguyễn Bá Ngọc (cả 2 ông ở xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Phạm Công Tự (TP.Thái Bình), Tống Thị Huệ (TP.Thái Bình), Phạm Văn Mạnh (TP.Thái Bình), Nguyễn Thị Linh (TP.Thái Bình).
Ở lần xét xử sơ thẩm, ông Tự, bà Huệ có đơn xin xét xử vắng mặt. Đường Nhuệ và Tiến “trắng” đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 nhưng vẫn vắng mặt, người bào chữa cho các bị cáo, ông Mạnh đã được thông báo về thời gian, địa điểm tuyên án nhưng vẫn vắng mặt không có lý do, Hội đồng xét xử tuyên án vắng mặt đối với họ.
Theo bản án của Hội đồng xét xử sơ thẩm, kết luận bị cáo Lẫm, Quyết vay của ông Tới, bà Tuyết số tiền 9 trăm triệu đồng thông qua 2 hợp đồng vay vốn. Khi chưa trả số tiền vay trên, các bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối để không trả nợ bằng cách bán tài sản thế chấp nhưng nói dối là chưa bán, chưa trả nhưng gian dối đã trả tiền và nại ra lý do mấy giấy biên nhận đã trả tiền cho ông Tới do Đường Nhuệ chiếm đoạt công ty, khi ông Tới yêu cầu giao tài sản thế chấp thì có hành vi tẩu tán tài sản thế chấp nhằm chiếm đoạt số tiền trên.
Hành vi của bị cáo Lẫm, Quyết đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
2 vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết bật khóc khi về thăm lại công ty sau khi được tại ngoại. (Ảnh: VTC)
Video đang HOT
Tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội của các bị cáo theo toà sơ thẩm là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân, xâm phạm đến trật tự và an toàn xã hội.
Các bị cáo vay tiền của bị hại, chưa trả nhưng đưa ra các lý do gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền 9 trăm triệu đồng. Toà sơ thẩm xác định đây là vụ án đồng phạm giản đơn, hai bị cáo thống nhất ý chí thực hiện tội phạm, cùng thực hành, tuy nhiên bị cáo Lẫm thực hiện hành vi tích cực hơn, là người nhắn tin nói dối ông Tới về việc xe ô tô không bán cho người khác.
Hành vi mang xe ô tô đi gửi, tháo biển số xe để tránh bị phát hiện, do đó bị cáo Lẫm là người giữ vai trò thứ nhất.
Bị cáo Quyết là người giúp sức, cùng ký vào giấy bán xe ô tô cho ông Tự, cùng gian dối việc đã thanh toán tiền, cùng nại ra lý do mất giấy biên nhận tiền của ông Tới để chiếm đoạt số tiền vay trên nên có vai trò thứ 2.
Vừa qua, cả 2 người này đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn, họ được tại ngoại thay vì bị tạm giam trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm.
Dân Việt tiếp tục thông tin tới bạn đọc vụ việc này.
Những ngày sợ hãi của vợ chồng giám đốc bị Đường Dương dọa giết
Ông Lẫm, bà Quyết đã trải qua những ngày sợ hãi, không dám về nhà khi bị Đường "Nhuệ" đăng ảnh lên facebook, treo thưởng 1 tỷ đồng nếu ai tìm thấy ông bà.
Theo VTC News, trưa 29/4, đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội trực tiếp về Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Bình thực hiện các thủ tục công bố quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang bảo lĩnh đối với vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962) và vợ Phạm Thị Quyết (SN 1967, trú tại phường Trần Lãm, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Ngày tại ngoại trở về nhà, ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình sau 2 năm ngồi tù, nước mắt hai vợ chồng ông Lẫm luôn chực trào trong niềm hy vọng nhưng cũng đầy tủi khổ, đắng cay.
Ông Lẫm bảo, những ngày trong tù, nghe tin Nguyễn Xuân Đường (SN 1971) và vợ là Nguyễn Thị Dương (SN 1980, trú tại số nhà 366 đường Lê Quý Đôn, phường Trần Lãm, TP.Thái Bình) bị khởi tố và bắt tạm giam, vợ chồng ông tự dặn lòng phải cố gắng để thấy được ngày Đường "Nhuệ" chịu sự trừng trị của pháp luật.
Ông Lẫm, bà Quyết khóc nghẹn khi đứng trước khu xưởng hàng nghìn m2 của gia đình bị Đường "Nhuệ" và đàn em phá tan tành. Ảnh VTC News
Về lại Công ty TNHH Lâm Quyết (xã Vũ Chính, TP.Thái Bình) ngay trong ngày đầu tại ngoại, vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết đau đớn tột cùng khi thấy cơ ngơi nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 hai vợ chồng bao năm gây dựng giờ chỉ còn lại đống đổ nát. Các tài sản, máy móc thiết bị... của công ty đã "không cánh mà bay".
Những hình ảnh đổ nát đó được cho là do quân của Đường "Nhuệ" gây ra sau hơn nửa tháng chiếm đóng trái phép Công ty Lâm Quyết vào tháng 10/2017.
"Công sức chúng tôi bao nhiêu năm mà chúng phá không còn gì. Lãnh đạo Nhà nước ơi cứu vợ chồng tôi với", ông Lẫm ôm bụng khóc khi chứng kiến cảnh tan hoang của công ty.
Ông Lẫm không thể đứng vững, ôm bụng ngồi sụp xuống kêu khóc thảm thiết. Ảnh VTC News
Chỉ cho PV căn phòng một thời ngồi đó mò mẫm với từng con số, nghiên cứu những bộ tài liệu, ông Lẫm run rẩy vừa khóc vừa nói: "Đây là chỗ làm việc của tôi, bộ máy tính, bộ tài liệu, bộ bàn ghế tôi làm việc ở đây... giờ không còn một cái gì".
Theo lời kể của bà Quyết, ngày 3/10/2017, 30 công nhân của công ty còn được phát lương nhưng đến hôm sau, đàn em của Đường "Nhuệ" tới chiếm đóng công ty, không cho công nhân vào làm. Từ đó, họ cũng mất việc, phải đi tìm công việc khác nuôi sống gia đình mình.
Bản thân vợ chồng bà cũng trải qua những ngày đầy sợ hãi, không dám về nhà khi bị Đường "Nhuệ" đưa hình ảnh gia đình lên facebook, treo thưởng 1 tỷ đồng nếu ai tìm thấy ông Lẫm, bà Quyết. Thậm chí, họ bị Nguyễn Xuân Đường dọa giết, dọa cắt chân...
Men theo những lối đi cỏ dại mọc um tùm trong khuôn viên công ty, vợ chồng ông Lẫm tới khu vực gia đình sinh sống. Căn phòng vợ chồng con trai ông Lẫm cũng bị những kẻ lạ mặt đốt sạch, phá sạch.
Đứng trước bàn thờ tổ tiên, họ chỉ biết ôm nhau khóc. Ảnh VTC News
Đôi chân của hai vợ chồng ông bà Lẫm Quyết khụy xuống khi đứng trước gian phòng thờ tổ tiên. Họ gào khóc thảm thiết khi ngày 2 vợ chồng được tại ngoại thì cha họ không còn, nơi thờ tự cũng hương lạnh khói tàn.
Rồi cứ thế, hai vợ chồng ông bà Lẫm Quyết ôm nhau kêu khóc thảm thiết sau tất cả những gì đã trải qua.
"Trong 2 năm ngồi tù, tôi luôn nhận được sự động viên của các bạn tù. Họ khuyên tôi cố gắng giữ gìn sức khỏe, các cơ quan chức năng sẽ trả lại công lý cho chúng tôi.
Hôm nay về đây, vợ chồng chúng tôi vô cùng đau lòng nhưng rất cảm ơn Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, cơ quan ngang Bộ, các đại biểu Quốc hội, luật sư, báo chí... đã vào cuộc làm rõ vụ việc, giúp đỡ gia đình chúng tôi để vợ chồng tôi có cơ hội.
Vợ chồng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ quá trình điều tra của Công an TP.Thái Bình khi không khởi tố vụ án hình sự, để vợ chồng tôi phải ngồi tù suốt 2 năm qua", bà Quyết nói.
"Về tới nhà thì bố mất. Bố ơi, chúng con về đây rồi", ông Lẫm nức nở như một đứa trẻ khi trở về bố đã không còn.
Vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết mong cơ quan chức năng sẽ làm rõ hành vi phạm tội của Đường Dương để trả lại công bằng cho những người oan sai.
Công ty TNHH Lâm Quyết nơi bị cáo Nguyễn Văn Lẫm tố từng bị Đường "Nhuệ" cho đàn em xuống đập phá tài sản doanh nghiệp.
Như tin đã đưa, TAND Cấp cao đã có Quyết định thay đổi biện pháp tạm giam đối với vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết từng bị Đường 'Nhuệ' dọa giết.
Theo quyết định của TAND cấp cao tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết có địa chỉ cư trú rõ ràng, có đơn bảo lĩnh của anh Nguyễn Văn Hà (con trai của bị cáo), chị Bùi Thị Ngọc (con dâu), ông Nguyễn Văn Nhàn (em trai), ông Nguyễn Bá Ngọc (anh trai), đều có xác nhận của chính quyền địa phương nên TAND Cấp cao thấy không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn, thay thế bằng biện pháp "Bảo lĩnh" đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm.
Trước đó, thông tin trên Thanh Niên, anh Nguyễn Văn Hà (31 tuổi, ngụ P.Trần Lãm, TP.Thái Bình) cho biết: "Nguyễn Xuân Đường từng đe dọa, chiếm giữ công ty gia đình tôi và lấy nhiều hồ sơ, tài sản".
Theo lời anh Hà, năm 2017 bố mẹ anh là ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết (chủ Công ty TNHH Lâm Quyết) có vay của Đường "Nhuệ" 1,7 tỉ đồng. Ngày 3/10/2017, khi vợ chồng ông Lẫm đi vắng thì Đường "Nhuệ" dẫn người đến chiếm Công ty TNHH Lâm Quyết. "Quân của Đường chiếm công ty nhà tôi đến ngày 19/10/2017. Trong thời gian đó, Đường liên tục gọi điện đe dọa, chửi bới bố mẹ tôi. Đường yêu cầu bố mẹ tôi định giá công ty và bán lại cho ông ta để trả nợ".
Ngày 16/10/2017, gia đình ông Lẫm gửi đơn tố cáo Đường "Nhuệ" về hành vi tổ chức chiếm đoạt, tẩu tán, phá hoại tài sản, đe dọa, giết người, lăng mạ. Đến ngày 19/10/2017, Công an TP.Thái Bình mời các bên liên quan lên làm việc, Đường "Nhuệ" mới "rút quân" khỏi Công ty TNHH Lâm Quyết. "Khi đàn em của Đường rút đi, tất cả giấy tờ trong công ty đã biến mất. Trong đó có nhiều hồ sơ, tài liệu, giấy xác nhận trả tiền nợ của bố mẹ tôi".
Về đơn tố cáo của gia đình ông Lẫm, đến ngày 29/3/2018, gia đình người này nhận được thông báo của Công an TP.Thái Bình về việc không khởi tố vụ án. Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Hà cho biết vẫn đang làm đơn tố cáo hành vi của Đường "Nhuệ" đến cơ quan công an để làm rõ hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp, cướp tài sản, hủy hoại tài sản và đe dọa giết người.
Theo Cáo trạng số 03/2018 của Viện KSND tỉnh Thái Bình, năm 2013 và năm 2016, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết vay số tiền 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới bằng hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe ô tô Camry, BKS 17K-9966, cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới trong thời gian vay số tiền trên.
Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên cho ông Tới, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền của ông Tới bán cho ông Phạm Công Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.
Đồng thời, gian dối, nại ra lý do ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ", SN 1971, phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình) chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.
Do đó, Viện KSND tỉnh Thái Bình truy tố vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết tội "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản".
Ngày 6-12/6/2019, TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên ông Lẫm 14 năm tù giam, bà Quyết 13 năm tù giam.
Ngay tại phiên tòa và từ đó đến nay, vợ chồng ông Lẫm bà Quyết và gia đình liên tục có đơn kêu oan, gửi đến các cơ quan chức năng.
Mới đây, vợ chồng Đường Dương và các thuộc hạ bị bắt tạm giam để điều tra về một số tội danh, báo chí cũng vào cuộc phản ánh liên tục vụ việc của vợ chồng ông Lẫm bà Quyết, gia đình có đơn xin bảo lãnh nên TAND cấp cao vừa có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với ông Lẫm bà Quyết để chờ phiên tòa phúc thẩm.
Tạm hoãn tòa xử con nuôi Đường "Nhuệ" và đồng bọn đánh gãy chân nam thanh niên Phiên tòa phúc thẩm vụ án Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng", là con nuôi Nguyễn Xuân Đường, tức Đường "Nhuệ"), và đồng bọn đánh gãy chân anh Nguyễn Mạnh Hùng (33 tuổi, ở huyện Vũ Thư, Thái Bình) vừa được HĐXX quyết định hoãn vì phía bị hại vắng mặt không rõ lý do. Chiều 27-4, TAND tỉnh Thái Bình đã mở...