Đường nào tới thị trường điện cạnh tranh?
Tại hội thảo ‘Kinh nghiệm cải cách thị trường điện cạnh tranh ở Cộng hòa Liên bang Đức và bài học đối với Việt Nam’ do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 8.12, bên cạnh những thuận lợi thì không ít thách thức đối với thị trường điện Việt Nam được các chuyên gia mổ xẻ.
Còn nhiều thách thức
Theo thạc sĩ Lê Đồng Hải, chuyên gia thị trường điện, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động chính thức, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã thu được một số thành công nhất định.
Ông Hải cho hay hệ thống điện đã được vận hành an toàn và đáng tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế- xã hội. Không có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị trường điện, đảm bảo cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.
Đồng thời, việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã tăng minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện thông qua bản chào giá của nhà máy. Nhà máy nào chào giá thấp sẽ được huy động trước, sau đó đến các nhà máy tiếp theo cho đến khi đáp ứng được nhu cầu của phụ tải.
Bên cạnh đó, các đơn vị phát điện đã nhận thức được tầm quan trọng, chủ động hơn trong công tác vận hành, rút ngắn thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, cắt giảm chi phí vận hành, chủ động chào giá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn hệ thống.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ban đầu thì ngành điện còn tồn tại không ít khó khăn. Đó là tỷ lệ các nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện tăng nhanh nhưng thị phần các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện vẫn còn cao.
Khoảng 50% công suất lắp đặt không tham gia thị trường và không tham gia xác định giá thị trường. Do vậy, giá thị trường chưa phản ảnh chính xác chi phí biên của toàn hệ thống điện.
Hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay mới ở mức đáp ứng yêu cầu cơ bản. Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu, quản lý năng lượng (SCADA/EMS), hệ thống phần mềm mô phỏng chưa được trang bị đầy đủ.
Video đang HOT
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ vận hành thị trường điện còn chưa hoàn thiện như quy định về việc đưa các nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện BOT tham gia thị trường điện, các quy định về điều độ thời gian thực…
Tính minh bạch của thị trường còn nhiều hạn chế: Tính độc lập của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện còn chưa đảm bảo vì hiện vẫn là đợn vị hạch toán phụ thuộc EVN, thông tin cung cấp trên thị trường còn hạn chế…
Giải pháp cho thị trường điện
Về kinh nghiệm cải cách thị trường điện ở Đức, GS-TS Andreas Polk (Đại học Kinh tế – Luật berlin, Đức) cho rằng năng lượng tái tạo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các cơ cấu sản xuất phi tập trung. Điều này dẫn đến việc mất đi quyền lực thị trường của các đơn vị truyền thống.
“Việc chuyển đổi thị trường năng lượng ở Đức còn giúp vào sự bền vững sinh thái, bền vững kinh tế; giảm giá thành, ngày càng độc lập trong nhập khẩu, phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu”, chuyên gia này lưu ý thêm.
Theo đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Cao Đạt Khoa, kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngành điện có thể tự do hóa và thúc đẩy cạnh tranh trong khâu phát điện và bán lẻ điện.
Theo ông Khoa, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành điện, Việt Nam cần phải vượt qua một số thách thức:
Về chính sách, Việt Nam cần xem xét luật hóa quá trình tái cơ cấu ngành điện, thể hiện cam kết nhất quán, kiên định về định hướng thị trường điện, từng bước đưa ngành điện hoạt động theo đúng quy luật cơ bản của thị trường về quan hệ cung – cầu, giá cả.
Về phía cung, phát triển nguồn điện cân bằng theo khu vực, theo công nghệ. Thân thiện môi trường, phù hợp với cam kết của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu. Trong đó có việc giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế việc phát triển các nguồn phát điện sử dụng năng lượng hóa thạch.
Về phía cầu, cần phải thay đổi hành vi tiêu dùng điện theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và chấp nhận cơ chế thị trường trong ngành điện. Các vấn đề công ích, xã hội được nhà nước giải quyết trực tiếp với đối tượng ưu tiên, không thực hiện qua doanh nghiệp như hiện nay.
Theo Một thế giới
Việt Nam 'đọ cánh' ở 'sân chơi trên trời'
Cùng với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ 'mở cửa' bầu trời cho các hãng hàng không trong khu vực cùng 'đọ cánh'.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm nay. Khi đó, các nước trong khu vực cùng hướng tới một thị trường hàng không chung hay còn gọi là "Bầu trời mở ASEAN". Chính sách mở cửa bầu trời ASEAN, một trong các chính sách quan trọng của AEC, chính là hiệp định đa phương của tất cả 10 nước thành viên ASEAN kết nối bầu trời của mình thành một thị trường hàng không duy nhất (dựa trên nguyên tắc tự do hóa các quy tắc và quy định ở mức độ lớn) nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Việc mở cửa bầu trời là xu thế tất yếu, giúp ngành hàng không trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh và vươn ra các thị trường khác trong khu vực. Tự do hóa thị trường hàng không buộc các hãng hàng không nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tăng mạnh số lượng các chuyến bay trong khu vực, tăng cường kết nối giữa các thị trường hàng không, khuyến khích các hãng hàng không nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời hành khách có cơ hội được giảm giá vé.
Tuy nhiên, gia tăng cạnh tranh cũng là một trong những mối quan ngại chính khi các hãng hàng không trong nước vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh gay gắt sau khi chính sách mở cửa bầu trời ASEAN được thực thi đầy đủ.
Mở cửa bầu trời, cạnh tranh gay gắt
Trong khu vực ASEAN hiện đang có các đối thủ lớn như Thai Airways, Singapore Airlines, AirAsia... Nói là cạnh tranh trên bầu trời nghe có vẻ xa vời, song thực chất là cạnh tranh ngay trên mặt đất. Nếu cùng "xếp hàng" trên sân bay cùng các hãng hàng không khác trong cộng đồng ASEAN như Singapore Airlines, Thai Airway hoặc AirAsia, rõ ràng, các hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đều khó vượt trội, từ tên tuổi, uy tín, chất lượng dịch vụ cho tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đây thực sự là những đối thủ nặng ký cả trên mặt đất lẫn trên bầu trời.
Tại thị trường trong nước, cuộc đua về đội bay, giá vé, chất lượng dịch vụ... vẫn đang diễn ra quyết liệt. (Ảnh minh họa: Bizlive)
Các hãng hàng không của Việt Nam vừa bỏ tiền đầu tư mua sắm hàng chục máy bay hiện đại, tiên tiến nhất thế giới. Đội ngũ phi công, nhân viên, tiếp viên hàng không được đào tạo, nâng cấp ở các trường danh tiếng.
Mới đây, sân bay quốc tế Nội Bài vừa được quốc tế bình chọn và xếp hàng đầu trong top sân bay tốt nhất châu lục. Những khoản đầu tư nhiều triệu USD cùng với những nỗ lực vượt thoát đáy bảng xếp hạng yếu kém của các hãng hàng không trong nước được ghi nhận là sự tăng tốc mang tính đột phá, giúp uy tín ngành hàng không Việt Nam "cất cánh", vươn lên bầu trời khu vực và thế giới, có thể "sánh vai" với các hãng bay tầm cỡ.
Tuy vậy, như thế vẫn chưa đủ khi "mở toang" bầu trời. Bởi, trong khi sân bay quốc tế Nội Bài được thăng hạng thì sân bay Tân Sơn Nhất lại rơi vào danh sách 10 sân bay kém nhất châu Á. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, còn nhìn vào chất lượng dịch vụ cũng như tình trạng chậm, hủy chuyến bay, chúng ta càng không thể yên tâm trong cuộc cạnh tranh trong Cộng đồng ASEAN.
Hàng không giá rẻ tự tin
Chia sẻ trên báo An ninh Thủ đô, đại diện Vietjet Air tự tin cho rằng, Vietjet Air đang từng bước mở rộng vững chắc ra thị trường quốc tế. Ngay từ những ngày đầu thành lập, bên cạnh việc tập trung cho thị trường trong nước, chúng tôi đã chuẩn bị lộ trình cho thị trường quốc tế. Sau 1 năm đi vào hoạt động, Vietjet Air đã chính thức thâm nhập thị trường quốc tế với việc khai trương đường bay TP.HCM đi Bangkok (Thái Lan). Từ đó đến nay, Vietjet Air đã mở 10 đường bay quốc tế đến Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Nhật Bản và Trung Quốc.
Hàng không Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt từ cac hãng hàng không khác trong khu vực. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Đại diện này cho hay, cùng với việc mở rộng mạng lưới đường bay, chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay của Vietjet Air cũng đang được cải thiện. Điều này cho thấy những bước đi của Vietjet Air thời gian qua là đúng hướng, khẳng định được năng lực cạnh tranh của hãng trong thị trường hàng không khu vực. Với những hợp đồng hợp tác cùng các đối tác lớn trên thế giới thời gian qua và việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, chúng tôi tin rằng, Vietjet Air đủ khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế và khu vực khi tham gia vào "sân chơi trên trời".
Trao đổi với báo, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - lưu ý, bầu trời thông suốt ASEAN được hiểu là tất cả các quy định, quy trình và các tiêu chuẩn trong việc quản lý điều hành bay cũng phải được đồng bộ hóa. Theo ông Thanh, việc thành lập thị trường hàng không thống nhất ASEAN sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho tất cả các hãng hàng không của các nước ASEAN trong việc khai thác thị trường hàng không rộng lớn trong toàn bộ các thành viên của khu vực Đông Nam Á và ngoài khu vực khi cộng đồng AEC tiến tới việc thực hiện giai đoạn hai là tự do hóa giữa ASEAN với các nước đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, bên cạnh cơ hội thì cũng có những thách thức mà các hãng hàng không ASEAN, trong đó có các hàng không Việt Nam phải đối mặt. Thách thức đầu tiên là mức độ cạnh tranh trong vận tải hàng không sẽ tăng lên rất nhiều trong các nước ASEAN.
Về vấn đề an ninh, an toàn, đảm bảo các hoạt động bay đây là vấn đề xương sống của ngành hàng không mỗi nước cũng như trong toàn bộ các nước ASEAN. Vì thế, Việt Nam phải nâng cao tiêu chuẩn lên để không những đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế (ICAO) đề ra mà còn phải nâng cao hơn nữa các tiêu chuẩn để đáp ứng được sự đồng bộ hóa trong các nước ASEAN đối với lĩnh vực hàng không dân dụng, ông Thanh nhấn mạnh./.
Theo NTD
Kinh doanh xăng E5 không lời bằng RON92? Theo các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối, hiện giá vốn của xăng E5 cao hơn xăng RON92 khoảng 400 đồng/lít (chưa bao gồm chi phí pha chế, bán hàng).... Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc kinh doanh xăng E5 chưa đem lại hiệu quả kinh tế như xăng RON92. Theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, kể...