Đường lún và ổ gà trên hai tuyến BOT 1.800 tỷ đồng
Hai dự án BOT ở Sóc Trăng và Bạc Liêu có tổng chiều dài gần 25,5 km được đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng nhưng đường còn chờ lún và xuất hiện nhiều ổ gà.
Nằm trong phần đầu tư nâng cấp để tính vào gói thu phí nhưng quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy vẫn còn nhiều ổ gà, mặt đường lồi lõm.
Hơn hai tháng rưỡi trước, trạm thu phí tại Km 2123 250 trên quốc lộ 1 đã chính thức hoạt động lúc 0h ngày 1.6. Trạm đặt tại xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) thuộc Dự án đầu tư công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 2118 600 đến Km 2127 320,75 và xây dựng tuyến đường tránh TP Sóc Trăng theo hình thức BOT.
Dự án bắt đầu từ cầu Trà Quýt, xã Thuận Hòa của huyện Châu Thành đến xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) có tổng chiều dài 16,22 km. Trong đó, đoạn mở rộng quốc lộ 1 thuộc xã Thuận Hòa (Châu Thành) đến cửa ngõ TP Sóc Trăng dài 8,54 km và đường tránh 7,68 km. Nếu như đoạn quốc lộ do Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1 Sóc Trăng ( BOT Sóc Trăng) quản lý có mặt đường bằng phẳng thì vừa vào đường tránh mặt đường xuất hiện lồi lõm.
Mặt đường xuất hiện “sống trâu”, hằn vết lún bánh xe.
Tuyến tránh TP Sóc Trăng được dựng biển báo “đường đang chờ lún”
Theo quyết định phê duyệt dự án ngày 27/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải, BOT Sóc Trăng có tổng vốn đầu tư 1.419,2 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm 9 tháng. Còn theo lãnh đạo nhà đầu tư thì vốn đầu tư thực tế của BOT Sóc Trăng chỉ gần 1.200 tỷ đồng và doanh nghiệp đang lỗ mỗi ngày khoảng 70 tỷ đồng vì tiền bán vé không đủ đóng lãi và chi phí quản lý. Hiện, đường tránh TP Sóc Trăng có đoạn chỉ cho phép vận tốc tối đa 60 km/h.
Từ đoạn hết đường tránh TP Sóc Trăng đến địa phận tỉnh Bạc Liêu khoảng 40 km về hướng Cà Mau là đến cầu Nàng Rền – điểm đầu của Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 1 đoạn cửa ngõ phía bắc TP Bạc Liêu và xử lý một số vị trí ngập nước trên quốc lộ 1, tỉnh Bạc Liêu theo hình thức BOT.
Video đang HOT
Dự án này do Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1 Bạc Liêu (BOT Bạc Liêu) làm chủ đầu tư, dài 9,03 km đến cửa ngõ TP Bạc Liêu. Theo quyết định phê duyệt ngày 5/12/2014, tổng mức đầu tư cho dự án là 633,2 tỷ đồng, dự kiến thu phí hoàn vốn 14 năm 9 tháng. Trạm thu phí của dự án này chính thức hoạt động từ 0h ngày 30/12/2016. Hiện, mặt đường gần cầu Nàng Rền đã xuất hiện ổ gà khá to, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là xe máy.
Theo lãnh đạo BOT Bạc Liêu, dự án này vốn thực tế khoảng 600 tỷ đồng, thời gian thu phí dự kiến 15 năm.
Nhựa mặt đường bị đùn thành đống ở khu vực xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).
Hai làn đường tại cầu Xã Bảo gần trạm thu phí của BOT Bạc Liêu xuất hiện ổ gà. Chị Huỳnh Bích Thủy ở ấp Trà Ban 2, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) nói: “Nhiều ổ gà xuất hiện nên mấy tháng nay có 5-6 vụ té xe máy vào ban đêm tại nơi đây. Gia đình tôi đã dùng trên 5 bao đá lấp ổ gà nhưng không ăn thua gì”.
Không riêng đoạn gần cầu Nàng Rền và dưới chân cầu Xã Bảo mà khu vực vào khu hành chính của huyện Vĩnh Lợi mặt đường cũng bị hư hỏng.
Cách trung tâm hành chính huyện Vĩnh Lợi vào trăm mét, mặt đường gần cửa hàng xăng dầu thuộc ấp Xẻo Chích, thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) cũng xuất hiện ổ gà. Nhân viên trạm xăng cho biết đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực này do người chạy xe máy bị sụp ổ gà.
Hiện, giá vé thấp nhất tại BOT Sóc Trăng và BOT Bạc Liêu là 25.000 đồng, dành cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt. Giá cao nhất ở đây là 140.000 đồng/lượt đối với xe tải trên 18 tấn và xe chở hàng bằng container 40 feet. Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch HĐQT hai doanh nghiệp là BOT Bạc Liêu và BOT Sóc Trăng, cho biết đơn vị đã đầu tư gần 1.800 tỷ đồng cho hai dự án. Nguyên nhân một số nơi mặt đường bị hư hỏng do lúc thi công gặp mưa nên hiện nay nhựa bong tróc và đơn vị đang chờ ngày nào có nắng để sửa chữa gấp.
Hai trạm thu phí của BOT Bạc Liêu và Sóc Trăng cách nhau khoảng 48 km.Tiếp theo là các trạm của BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp và BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1. Đồ họa: Minh Trí.
Theo Việt Tường (Zing)
"Phù thủy" nuôi chồn mướp Cà Mau có biệt tài bắt chồn đẻ như... gà
Chồn mướp trong tự nhiên chỉ sinh sản được từ 1-2 lần trong năm, nhưng với lão nông Nguyễn Văn Đấu (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), bằng kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện, ông có thể làm cho chồn sinh sản đến 3 lần.
30ha đất tôm không bằng... 50 con chồn
Đến xã Tân Ân Tây, hỏi nhà ông Đấu hầu như ai cũng biết và nhiệt tình chỉ dẫn đường đi. Ông Đấu nổi tiếng khắp vùng bởi biệt tài nuôi chồn điêu luyện. Cơ sở nuôi chồn của ông cũng là địa chỉ tin tưởng của nhiều bà con khi muốn mua con giống.
Ông Đấu ấp ủ ý định mở rộng đàn chồn lên vài trăm con. Ảnh: C.L
"Mấy năm nay, bà con nông dân khắp nơi tin tưởng vào con giống của mình nên họ thường xuyên dặn trước, mình phải chừa lại. Cũng vì vậy mà tôi chưa mở rộng đàn chồn được. Năm nay tôi dự định sẽ mở rộng số lượng lên khoảng vài trăm con, vừa tăng thu nhập cho gia đình vừa có điều kiện để phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn". Ông Nguyễn Văn Đấu
Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, ông Đấu cho biết, do thời trẻ ông đã được tiếp xúc với loài chồn mướp khi sống trong rừng, nên có được một ít kinh nghiệm nuôi con vật này. "Lúc nhỏ, thời trước chiến tranh, tôi sống trong rừng và thường xuyên tiếp xúc với loài chồn mướp trong tự nhiên nên nắm được nhiều đặc tính của nó" - ông Đấu chia sẻ.
Năm 2010, ông Nguyễn Văn ấu mua 1 cặp chồn mướp từ người bạn ở huyện U Minh đem về nuôi thử nghiệm.
Theo ông Đấu, ban đầu ông cũng nghiên cứu cách cho ăn, xây dựng chuồng cho chồn để đạt hiệu quả cao. Sau 6 tháng, chồn đẻ được 2 con, ông Đấu tiếp tục nhân giống. Chỉ trong 5 năm (2010-2015), ông ấu mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư và phát triển số lượng chồn mướp lên tới 37 con.
Theo ông Đấu, đối với con chồn mướp từ khi mới sinh, nuôi đến khoảng 8 tháng là chúng có thể sinh sản được, tuy nhiên người nuôi nên để chồn khoảng 1 năm tuổi mới bắt đầu cho sinh sản. Đến thời gian này, con chồn mới có đủ sức khỏe để sinh con.
Với kinh nghiệm của mình, ông ấu cho rằng: "Chồn mướp là loài khá dễ nuôi, lại có lợi nhuận cao. Loài chồn mướp rất dễ ăn và ăn tạp, nguồn thức ăn mình có thể tận dụng cá có sẵn trong vuông tôm. ặc biệt, tôi còn thay món, cho chúng ăn thêm trái cây và ba khía để tăng thêm lượng dinh dưỡng. Do thức ăn có sẵn nên việc nuôi chồn mướp không tốn nhiều chi phí".
"Mỗi ngày tôi cho chồn ăn 2 cữ vào buổi sáng và chiều, mỗi con khoảng 200g thức ăn. Trong đó 50% là cá, 50% là chuối hoặc các loại trái cây" - ông Đấu cho biết.
Hiện chồn mướp con được các hộ nuôi mua với giá 2,5 triệu đồng/con; chồn thương phẩm được các nhà hàng thu mua với giá 1,2 triệu đồng/kg. Từ khi nuôi chồn đến nay, ông Đấu đã xuất bán gần 1.000 con giống. Tính trung bình, mỗi tháng từ tiền bán chồn con và thương phẩm, ông Đấu thu về khoảng 50 triệu đồng.
"Chỉ với khoảng 50 con chồn có trong chuồng, với lượng khách hàng ổn định, lợi nhuận thu được có thể bằng 30ha đất nuôi tôm quảng canh" - ông Đấu phấn khởi cho biết.
Cho chồn sinh theo ý muốn
ặc tính của chồn mướp là mỗi năm sinh sản 1-2 lần, nhưng hiện ông ấu đã ép giống và cho chồn sinh sản 3 lần/năm. Đây là điều giúp cho ông Đấu nổi tiếng khắp nơi.
Nói về kỹ thuật để con chồn sinh được 3 lứa trong năm, ông Đấu lưu ý: "ến ngày chồn động đực, tôi bắt đầu cho chồn đực giao phối với chồn cái rồi ghi rõ ngày tháng. Giai đoạn này rất quan trọng, để biết được thói quen giao phối của con chồn, thời gian đầu đôi khi tôi phải thức canh cả đêm. Sau khi phối giống khoảng 62-64 ngày, chồn bắt đầu đẻ. Sau khi chồn đẻ khoảng 1 tháng 5 ngày là có thể tách chồn con ra khỏi con mẹ. Như vậy mỗi năm bình quân 1 con chồn cái đẻ được từ 10-12 chồn con".
Ông Đấu cũng không giấu bí quyết: "Trong thời gian mới tách chồn con ra khỏi chồn mẹ, mình phải tắm rửa sạch cho chồn mẹ trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần. Sau đó, tiếp tục cho chồn mẹ ăn nhiều, bổ sung chất dinh dưỡng trong khoảng 5 - 6 ngày rồi tiếp tục phối giống. Sở dĩ chồn mẹ sinh sản ít là vì có một số con có thói quen tha con khi mới sinh, mình phải làm sao tách được con ra thì mới ép cho nó sinh sản tiếp được".
ối với kỹ thuật nuôi, ông ấu xây dựng chuồng cao khoảng 1m và rộng khoảng 0,5m. Chồn cái và chồn đực được nuôi chung thành 1 cặp từ nhỏ cho đến khi chồn đạt khoảng 1,5kg/con thì tách riêng ra, rồi nuôi đến khoảng 1 năm sẽ cho phối giống. Chồn nuôi phải đảm bảo ánh sáng và thoáng mát nhằm hạn chế dịch bệnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Đấu cho hay, con chồn nuôi đến khoảng 10 năm vẫn có thể sinh sản bình thường. Tuổi thọ của con chồn có thể được khoảng 18 năm.
"Một số người bạn thấy tôi cho chồn sinh sản tốt nên đã gửi chồn bố mẹ chỗ tôi để nhờ mình cho chồn phối giống, sinh con. Trong chuồng lúc nào cũng có thêm giống chồn Tây Nguyên, đó là số chồn được gửi để cho tôi chăm sóc giúp" - ông Đấu cho hay.
Cũng theo ông Đấu, chồn mướp là loài dễ tính và ít bệnh, chúng rất ưa thoáng mát và sạch sẽ. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao và thoáng mát thì con chồn ít bệnh. Chủ yếu chồn bị bệnh tụ huyết trùng do lây từ gà, vịt, cho nên cần tránh cho chồn ăn thịt gà, vịt.
Ngoài bán chồn giống và thương phẩm, hiện ông Đấu còn tận dụng phân chồn để bón trong vuông tôm; đây cũng là một loại phân vi sinh có lợi trong nuôi tôm, giúp con tôm đạt đầu con, cho năng suất cao.
Hiện nay, tổng đàn chồn giống của ông Đấu khoảng 50 con. Chính vì nuôi hiệu quả nên nhiều hộ nông dân các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu... thường xuyên đặt cọc ông ấu để mua chồn mướp con. Theo ông ấu, cả chồn giống và chồn thịt, ông không đủ cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài tỉnh. Khách muốn mua giống phải đặt trước vài tháng.
Theo Danviet
Trung "khùng" và vườn ổi quanh năm cho trái ngọt giữa vùng đất phèn Mang tiếng là "Trung khùng, làm liều", nhưng với quyết tâm phải làm giàu từ vườn cây ăn trái và đam mê tạo ra những sản phẩm chất lượng, anh Huỳnh Việt Trung, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã chăm sóc vườn ổi của mình những đưa con trong nhà... Ngắm những trái ổi đẹp mã, ngon lành trong...