“Đường lên đỉnh Olympia” là nơi tuyển chọn nhân tài cho nước Úc?

Theo dõi VGT trên

Sau mỗi mùa Olympia, câu chuyện về các nhà vô địch nhận học bổng học tập ở Australia sau đó không trở về Việt Nam lại được nhiều người bàn luận.

Đường lên đỉnh Olympia là nơi tuyển chọn nhân tài cho nước Úc? - Hình 1

Những nhà vô địch Olympia trước đây

Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” là game show có tuổi đời dài nhất của Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, chương trình này đôi khi được gán ghép với các tên gọi không chính thức như “Đường lên đỉnh Australia”, “Nơi tuyển chọn nhân tài cho Australia”, “Tìm kiếm tài năng đi du học Australia”. Bởi lẽ, hầu hết nhà vô địch Olympia, sau khi trở thành quán quân, họ đều chọn Australia là nơi sinh sống và làm việc.

Đường lên đỉnh Olympia là nơi tuyển chọn nhân tài cho nước Úc? - Hình 2

Sau mỗi trận chung kết, không hiếm những lời “chúc mừng” kiểu như thế này.

Đường lên đỉnh Olympia là nơi tuyển chọn nhân tài cho nước Úc? - Hình 3

Phần lớn quán quân trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đều đã có công việc ổn định và đang sống cùng gia đình tại Úc

Câu hỏi đặt ra là, 18 quán quân ‘Đường lên đỉnh Olympia’ đang ở đâu? Nếu không về Việt Nam làm việc vì lí do gì, có phải chúng ta đi kiếm tài năng cho nước khác, đó đúng vậy không?

Nhiều độc giả nhận định, việc các quán quân sau kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia học tập và ở lại Úc làm việc vì: “Nước ngoài họ dám đầu tư trước để đào tạo nhân tài tại sao ta chưa thể, đừng quá vội vã trách các bạn ấy. Có bạn sang nước ngoài học kết quả rất tốt, sau học về nước khó xin việc – còn bị coi thường. Bạn ấy xốc, bị trầm cảm, là người con duy nhất trong gia đình nên cha mẹ vô cùng đau đớn. Mọi người có suy nghĩ gì? Thực tế bao sinh viên trai tráng trong nước còn phải làm xe ôm, lái taxi – nghề này nước ngoài dành cho người lớn tuổi”.

“Thì sao chứ, tôi thấy đáng mà. Người ta giỏi, người ta được phép lựa chọn, ở lại hay đi là quyền của người ta mà. Các bạn lo lắng thái quá, dù cho họ có về thì đất nước này cũng chưa chắc đã khá hơn đâu, hãy để họ được tự do thật sự đi mấy bạn. Thay vì ghen tị hãy lên học đi rồi tính tiếp”- độc giả tên Hòa nêu quan điểm.

Chúng ta chọn những người giỏi để giới thiệu cho nước Úc?

PGS. TS Lê Hữu Lập, Nguyên Phó giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông cho rằng, lớp trẻ thì ai cũng thế thôi, luôn tìm kiếm điều kiện làm việc tốt nhất cho cuộc sống của họ. Trong khi đó, trong nước họ không tìm thấy cơ hội tốt hơn khi ở nước ngoài.

Cũng theo PGS Lập, thì đúng là chúng ta đã chọn những người giỏi để giới thiệu cho nước Úc và chắc chắn nhiều người không vui và thấy thật vô lý. Thực tế thì đúng là nhiều người giỏi sau khi du học đã ở lại nước ngoài làm việc (dù họ đi học theo con đường nào).

“Như vậy, hơn chục em trong 20 năm giành giải hàng năm ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia là con số quá nhỏ”- PGS Lập nêu quan điểm.

Video đang HOT

PGS Lập cho rằng, vấn đề ở đây nếu có bàn thảo thì là bàn đến một chủ đề lớn là giải pháp thu hút chất xám của người Việt ở nước ngoài chứ không chỉ dừng lại ở xung quanh việc này.

Cần đặt câu hỏi ngược lại về chuyện “ chảy máu chất xám

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền – nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, một câu hỏi đặt ngược lại liệu chính phủ Việt Nam có dám đầu tư với khoản tiền tương tự như vậy để thu hút nhân tài ở các nước không?

Ngoài ra, theo ông Hiền, liệu nền giáo dục chúng ta có đủ năng lực để đào tạo những người tài trong một số lĩnh vực đòi hỏi các tiêu chuẩn quốc tế không?

“Có thể khẳng định ngay là rất khó. Vì năng lực và thực lực của chúng ta đánh giá một cách khách quan là chưa có thể đáp ứng. Ngân sách thu hút nhân tài có khiêm tốn, chính sách đãi ngộ còn mang hình thức, môi trường làm việc còn nặng tính quan liêu, chưa thật trọng đãi người tài và tạo môi trường để họ phát huy khả năng”- ông Hiền nói.

Theo ông Hiền, thực tế, nhiều bạn của ông tốt nghiệp tiến sỹ về nước không sống nổi với đồng lương nhân theo hệ số, môi trường làm việc không có điều kiện phát huy khả năng nên củng nãn lắm buộc phải làm thêm bên ngoài hoặc tìm cơ hội mới quay lại Úc.

“Vì vậy, nếu nói chảy máu chất xám thì không phải là câu chuyện mới đây mà nó đã là đề tài hàng chục năm nay dù chúng ta đang có nhiều chính sách chủ trương về vấn để này”- Ông Hiền nêu quan điểm.

Cũng theo ông Hiền, cá nhân ông thật sự rất muốn trở về quê hương nhưng chỉ e rằng mình trở về liệu có giống như những người bạn tôi hiện tại không? Không ai không muốn trở về đóng góp cho quê hương nhưng chỉ lo họ không được trọng dụng rồi lãng phí đi những gì mình được đào tạo ở nước ngoài. “Không ai lại không muốn trở về quê hương để cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vì mỗi người chỉ có một tổ quốc mà thôi”- Ông Hiền nêu quan điểm.

Ít quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về nước làm việc

Đến nay, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã có 19 quán quân. Trong đó, có nhiều quán quân hiện sống, làm việc tại Việt Nam; các quán quân khác sau khi du học tốt nghiệp đã ổn định cuộc sống, làm việc tại Australia.

Quán quân năm đầu tiên Trần Ngọc Minh (cựu học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) đã tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne ngành telecom; được nhận học bổng từ cử nhân lên tiến sĩ. Tháng 7/2013, cô làm việc cho một công ty nhà mạng di động hàng đầu tại Australia.

Quán quân năm thứ 2 của cuộc thi này là Phan Mạnh Tân (cựu học sinh THPT Năng khiếu Hà Tĩnh) đã đạt PhD Software Engineering ở Đại học Kỹ thuật Swinburne, đang làm việc cho IBM ở Melbourne; đã lập gia đình và có hai con.

Quán quân năm thứ 4 của cuộc thi là Võ Văn Dũng (cựu học sinh THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, hiện làm việc trong lĩnh vực kiểm toán ở Melbourne, Australia. Anh đã có bằng thạc sĩ về thuế năm 2016.

Tương tự, quán quân năm thứ 5, Đỗ Lâm Hoàng (cựu học sinh THPT Gò Vấp, TPHCM) đã tốt nghiệp ngành công nghệ viễn thông và Internet, ĐH Kỹ thuật Swinburne, Australia. Lâm Hoàng làm việc tại Sở Giáo dục bang Victoria (Australia) và đã lập gia đình vào năm 2016.

Quán quân năm thứ 6, Lê Vũ Hoàng (cưụ học sinh THPT Bố Trạch 1, Quảng Bình) đã tốt nghiệp chuyên ngành Electrical Engineering và hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại tại ĐH Swinburne. Vũ Hoàng đã lập gia đình và có hai con, sinh sống ở Australia. Anh là người sáng lập và giám đốc công nghệ của VIoT – đội giành chiến thắng cuộc thi VietChallenge – khởi nghiệp thường niên dành cho người Việt trên toàn thế giới năm nay.

Quán quân năm thứ 8, Huỳnh Anh Vũ (cựu học sinh THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định) tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Swinburne; được giữ làm giảng viên ngành Kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Swinburne. Anh cũng đã lập gia đình và sống tại Australia.

Quán quân năm thứ 9 Hồ Ngọc Hân (cựu học sinh THPT chuyên Quốc học – Huế; thủ khoa khối B, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM) đang học tiến sĩ tại Sydney, Australia, theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học.

Quán quân mùa thứ 11, Phạm Thị Ngọc Oanh (cựu học sinh THPT Tiên Lãng, Hải Phòng), đã tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, ĐH Kỹ thuật Swinburne và làm việc tại Melbourne, Australia.

Tuy nhiên, quán quân năm thứ 3, Lương Phương Thảo (cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) tốt nghiệp Thạc sĩ Marketing ở Đại học Monash, Melbourne là thí sinh về nước sau khi học tập tại Úc. Năm 2016, Phương Thảo về Việt Nam làm việc cho một công ty quảng cáo ở TPHCM. Thông tin này đã gây chú ý khi cô là quán quân đầu tiên trở về nước làm việc.

Đặc biệt, có hai quán quân chưa đi du học là Phan Đăng Nhật Minh (cựu học sinh THPT Hải Lăng, Quảng Tri) của năm thứ 17 và quán quân năm 2019 Trần Thế Trung (Nghệ An) đến nay vẫn chưa đi du học.

Theo Tiền phong

Đường lên đỉnh Olympia và chuyện "chảy máu chất xám"

Nếu đánh giá mức độ thu hút và giữ chân nhân tài qua lăng kính của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" thì mục tiêu này dường như thất bại thảm hại. Vì sao?

Vì 19 quán quân của chương trình này trong suốt 19 năm tồn tại chỉ có 2 trường hợp đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Phần còn lại đều trở thành công dân Australia, đương nhiên họ đang làm việc và cống hiến từng giờ từng phút cho xứ sở chuột túi.

Cứ sau mỗi trận chung kết năm, một hạt mầm tinh túy nhất lộ diện, dư luận lại tranh luận nảy lửa về câu hỏi, các quán quân - nên đi hay ở? Mặc cho tranh luận, sự thật vẫn rõ ràng hơn hết qua những con số thống kê.

Đường lên đỉnh Olympia và chuyện chảy máu chất xám - Hình 1

"Chảy máu chất xám" không phải là vấn đề của riêng Việt Nam.

Nhưng nếu đặt vấn đề này trong hệ tham chiếu rộng hơn, ta sẽ thấy cái gọi là "chảy máu chất xám" không phải là vấn đề nan giải chỉ riêng Việt Nam hứng chịu.

Hàn Quốc - một quốc gia rất phát triển có 83 ngàn người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, rất nhiều trong số đó thuộc tầng lớp tinh hoa như chuyên gia, nhà khoa học, kỹ sư.

Ngược lại có gần 150 ngàn người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, đa phần là du học sinh, lao động phổ thông.

Hãy lấy trường hợp HLV bóng đá Park Hang-seo làm ví dụ. Trước khi đến Việt Nam ông là nhà cầm quân "bình thường" - xét theo nghĩa chưa được nổi danh như hiện nay. Sau khi bén duyên với bóng đá Việt Nam, ông Park vụt sáng không chỉ ở lĩnh vực bóng đá mà như là "đại sứ ngoại giao" giúp hai nước trở nên gần gũi hơn.

Trong trường hợp này, có phải Hàn Quốc bị "chảy máy chất xám"? Người viết bài này không nghĩ như vậy, ngược lại phải cảm ơn Việt Nam là nơi lý tưởng để một người Hàn Quốc phát huy hết tài năng vốn có.

Thành công của ông Park còn giúp tô điểm thêm hình ảnh đất nước và con người xứ sở Kim chi, từ đó giới làm bóng đá nước này được chú ý hơn, mở ra cơ hội xuất ngoại, tạo dựng sự nghiệp ở đấu trường quốc tế.

Đất nước Singapore tuy là một trong những nơi đáng sống nhất thế giới nhưng cũng có 200 ngàn người định cư và làm việc khắp nơi trên thế giới. Nước này cũng mất chất xám?

Nghĩ thật kỹ những con số trên, hóa ra cái gọi là "chảy máu chất xám" chỉ là sự di chuyển nguồn lực con người một cách tự nhiên, theo quy luật phân công lao động. Người Việt có tài ra nước ngoài định cư nhưng cũng có luồng di chuyển ngược lại vào Việt Nam.

Vì vậy, không nên bó hẹp quan điểm về nguồn lực như xưa nay, người Việt ra đi để học tập, tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại là điều đáng mừng. Nếu một trong những số đó trở thành vĩ nhân cũng nên cảm ơn nên giáo dục và môi trường nước ngoài.

Nếu nhân tài Việt trở thành "công dân toàn cầu" thì cống hiến của họ mặc nhiên là tài sản chung, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tận dụng được. Ví dụ như thông qua chuyển giao công nghệ, phát minh của họ có thể thúc đẩy tiến bộ chung...

Những con số trên cũng khẳng định - mặc dù trớ trêu nhưng Việt Nam thực sự là nơi hưởng thụ dòng nhân lực chất lượng cao khắp nơi đổ về, do muộn hội nhập, nhiều tiềm năng kinh tế chưa được khai phá, điển hình như vốn FDI kèm theo là chuyên gia, nhà khoa học, kinh nghiệm quản lý...

Dĩ nhiên, sự ra đi và không trở về của những "măng non nhân tài" đầy tiềm năng đặt ra một dấu hỏi rất lớn, rất thời sự về chất lượng nền giáo dục, chất lượng môi trường sống.

Tại sao họ phải lựa chọn học tập một trường đại học ở nước Úc mà không phải ở trong nước? Hẳn nhiên là vì chất lượng, sự thật là "mác" du học vẫn uy tín hơn tấm bằng trong nước.

Không ai chắc một cử nhân tốt nghiệp tại Việt Nam có thể làm việc ngon lành tại Úc, mà không cần phải đào tạo lại. Nhưng chắc chắn sản phẩm của đại học Swinburne, Monash, Deakin (Úc) có thể làm việc ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại sao đa phần chọn ở lại định cư nước ngoài? Chắc chắn cũng vì môi trường làm việc, mức đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra và phần nào đó là sự hấp dẫn khó cưỡng của môi trường xã hội, luật pháp, an sinh...

Nguồn nhân lực chất lượng đến là một chuyện, họ có vui vẻ ở lại lâu dài hay không lại là chuyện khác. Rất nhiều trường hợp "về rồi lại đi" cho thấy điều gì?

Di chuyển lao động dù là dòng chảy tất nhiên, nhưng có thể thấy người nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu tìm cơ hội làm ăn, khai thác những tiềm năng mà người Việt chưa đủ sức khai thác, họ là những "ông chủ".

Còn người Việt ra nước ngoài, có bao nhiêu phần trăm ngẩng cao đầu với tư cách là chuyên gia, nhà khoa học mang tri thức mới đến cho nước bạn? Đó là vấn đề rất đáng suy ngẫm.

Không quá nếu nhận xét rằng, chúng ta xuất khẩu lao động chân tay đi khắp nơi, còn Nhật Bản, Úc, Mỹ, Singapore... lại xuất khẩu "ông chủ" đến các nước kém phát triển.

Trương Khắc Trà

Theo enternews

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?
23:26:39 18/12/2024
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?
22:52:43 18/12/2024
"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!
23:30:31 18/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"
23:04:51 18/12/2024
Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'Việt Hương gây sốc khi hỏi: 'Mọi người thấy ảnh thờ của tôi đẹp không?'
22:39:03 18/12/2024
Diễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trướcDiễn viên Hoàng Yến tiết lộ chồng thứ 5, là sinh viên theo đuổi từ 20 năm trước
22:42:50 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia to tiếng, khách vội bỏ về

Chê cỗ cưới sơ sài, thông gia to tiếng, khách vội bỏ về

Góc tâm tình

08:00:12 19/12/2024
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì chúng ta mong đợi. Và dù đám cưới là một trong những dịp đáng nhớ nhất nhưng cũng dễ xảy ra mâu thuẫn.
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn" trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

Du lịch

07:47:52 19/12/2024
Nhật chiếu kim sơn là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

07:27:43 19/12/2024
Tại cơ quan Công an, đối tượng châm lửa đốt quán Hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, bản thân có mâu thuẫn với nhân viên quán.
Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'

Sao việt

07:24:43 19/12/2024
Vợ chồng Khánh Thi - Phan Hiển tình bể bình với loạt ảnh mới, Xoài Non và Gil Lê thoải mái trao nhau cử chỉ tình tứ trong chuyến du lịch.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Thế giới

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Lạ vui

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)
Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.
Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Điện ảnh Việt năm 2024: Phim kinh dị lên ngôi

Hậu trường phim

06:07:32 19/12/2024
Trong số 5 bộ phim có doanh thu cao nhất phòng vé Việt năm 2024 có tới 3 tác phẩm thuộc thể loại kinh dị là Ma Da , Quỷ cẩu và Làm giàu với ma .
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Tin nổi bật

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Cách làm món bò hầm trứng cút lạ miệng, hấp dẫn

Ẩm thực

06:00:54 19/12/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, hãy thử ngay công thức bò hầm trứng cút với nấm hương.