‘Đường lên đỉnh Olympia’ hay hành trình đi không trở lại?
Sau đêm chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia 2020′, nhiều người băn khoăn liệu quán quân năm nay có trở lại quê hương sau khi nhận được học bổng du học?
Kết quả chung cuộc “Đường lên đỉnh Olympia 2020″.
Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia 2020″ đã tìm được quán quân mới là nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng của Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.
Vượt qua ba thí sinh Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội) Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) và Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk) cô gái miền quê Kim Sơn – Ninh Bình giành được học bổng trị giá 40 nghìn USD.
Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” là một sân chơi dành cho những học sinh xuất sắc về năng lực ghi nhớ và tích lũy kiến thức.
Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” được Bộ Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình VN thực hiện từ năm 1999 đến nay. 20 kỳ thi đã có 20 quán quân được học bổng để du học tại Úc. Và điều nhiều người quan tâm là không có một quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” nào trở lại phục vụ đất nước sau khi hoàn thành việc học.
Liệu quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” vừa được xướng tên là nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng có tiếp tục hành trình “đi không trở lại” như những quán quân trước đó không? Câu hỏi ấy, không ai có thể trả lời, nhưng sự băn khoăn là có thật.
Vì sao các quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” không chọn cách lập nghiệp tại Việt Nam, mà tìm kiếm cơ hội sinh sống ở các quốc gia khác? Phải chăng khi đã thấy “Đường lên đến đỉnh Olympia” thì họ hình thành suy nghĩ và thái độ khác?
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Phạm Khánh Vân chia sẻ góc nhìn: “Các bạn ấy có lỗi gì không? Không! Họ ăn học bằng tiền của cha mẹ, nhận học bổng nước ngoài, ở lại làm công dân toàn cầu. Đó là lựa chọn của họ!
Video đang HOT
Bạn yêu Việt Nam, bạn ở lại Việt Nam, đó là lựa chọn của bạn và bạn thấy hạnh phúc. Nó không khác gì ăn cá hay thịt, ở Sài Gòn hay Hà Nội, nó là quyết định cá nhân.
Người giỏi đi thì chúng ta vẫn còn rất nhiều người rất giỏi khác ở trong nước, quan trọng là làm thế nào để giữ nhân tài, lo nuôi con cá trong hồ chứ đừng oán trách con cá đang bơi giữa đại dương.
Chỉ có những ai nhận học bổng của Việt Nam, đi học bằng tiền thuế của dân mới cần cam kết về nước để làm việc hoặc phải trả lại số tiền tài trợ. Đó là công bằng!
Còn các bạn trẻ đi học bằng tiền cha mẹ họ, chỉ cha mẹ có thể có quyền quyết định cho con họ thôi”.
Nhà văn Nguyễn Một thì có cách lý giải khác: Một cuộc khảo sát về những quốc gia có đóng góp tổng thể cho nhân loại thì Viêt Nam xếp hạng thứ hạng 124/125, có nghĩa là “dưới đáy”.
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần có đóng góp gì cho nhân loại chứ không chỉ loay hoay ở địa phương hay quốc gia, bạn hãy nghĩ xem những sản phẩm của nền văn minh mà bạn đang dùng hàng ngày như điện thoại, máy tính, ô tô có phải là phát minh của người Việt Nam không?
Vì vậy, chúng ta cho các em nền tảng ban đầu là điều kiện du học, sau khi học xong, bằng nhận thức của mình các em có quyền lựa chọn môi trường phù hợp nhất để làm việc, sáng tạo và nếu trong các em có một thiên tài sáng tạo ra “công trình” có ích cho nhân loại thì dù ở quốc gia nào cũng tốt cả, vì nhân loại trong đó có cả Việt Nam chúng ta! Lá rồi cũng rụng chứ mất đi đâu?
Mong rằng trong tương lai, từ những “hạt giống” hôm nay sẽ cải thiện được bản đồ xếp hạng “đóng góp cho nhân loại” của Việt Nam trên thế giới!”.
Bí quyết học tập của nữ sinh vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2020
Cô gái đến từ mảnh đất Kim Sơn, Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua các thí sinh khác để giành vòng nguyệt quế tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Là nữ sinh duy nhất góp mặt trong trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020, Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ trường THPT Kim Sơn A (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) tham gia tranh tài với 3 thí sinh khác gồm Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk), Văn Ngọc Tuấn Kiệt (THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị), Lưu Đào Dũng Trí (THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội).
Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Qua các vòng thi đấu, Nguyễn Thị Thu Hằng thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực và các vấn đề xã hội. Nữ sinh này cũng từng đạt nhiều thành tích cao ở trường như giải Ba cấp tỉnh về nghiên cứu khoa học, giải ba cấp huyện Tin học trẻ và là thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh của trường.
Nguyễn Thị Thu Hằng giành giải nhất tại cuộc thi quý Đường lên đình Olympia.
Cô gái đến từ Trường THPT Kim Sơn A cũng thí sinh nữ đầu tiên lọt vào chung kết Olympia sau 8 năm. Với số điểm 350 ở cuộc thi tuần, Thu Hằng là thí sinh nữ có tổng điểm ở một trận thi đấu cao thứ hai trong lịch sử Đường lên đỉnh Olympia suốt 20 năm qua (cao nhất là 360 điểm).
Các thầy cô và bạn bè cổ vũ Nguyễn Thị Thu Hằng trong trận chung kết Đường lên đình Olympia.
Tại cuộc thi quý, trong phần Khởi động, do trả lời sai mấy câu nên Thu Hằng chỉ giành được 50 điểm. Ở phần thi Vượt chướng ngại vật và Tăng tốc, Thu Hằng giành thêm điểm nhưng luôn đứng sau số điểm của 2 bạn khác.
Nữ sinh đến từ trường THPT Kim Sơn A (Ninh Bình) tự tin thể hiện trong trận Chung kết Đường lên đình Olympia 2020.
Đến phần thi Về đích, Thu Hằng trả lời chính xác 2/3 câu hỏi của mình, ngoài ra Hằng còn giành quyền trả lời chính xác các câu hỏi của bạn chơi, ghi thêm điểm. Với tổng điểm 175, Thu Hằng đã vượt qua các bạn chơi và giành vòng nguyệt quế vinh quang.
Nguyễn Thị Thu Hằng chọn gói câu hỏi 30 điểm trong phần thi Về đích trong trận chung kết.
Tại trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020, Nguyễn Thị Thu Hằng đã xuất sắc vượt qua 3 bạn nam khác khi giành được 250 điểm và đem vinh quang về cho Trường THPT Kim Sơn A (Kim Sơn, Ninh Bình). Với chiến thắng này, Thu Hằng là thí sinh nữ thứ 4 giành ngôi vị quán quân trong lịch sử 20 năm của "Đường lên đỉnh Olympia".
Nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng xuất sắc giành vòng nguyệt quế tại trận chung kết Đường lên đình Olympia 2020.
Không chỉ trước khi lọt vào trận chung kết mà ngay khi Thu Hằng tham dự Đường lên đỉnh Olympia, người thân, các thầy, cô giáo và bạn bè luôn tin tưởng em sẽ giành được thành tích cao. Đúng như dự đoán, nữ sinh này giành chiến thắng qua các vòng thi, từ vòng thi tuần, thi tháng đến thi quý và giành vòng nguyệt quế trong trận chung kết một cách xuất sắc.
Là con cả trong gia đình có 2 chị em gái, việc học tập do Thu Hằng tiếp thu trên lớp và tự học ở nhà. Đặc biệt là nhận được sự chỉ bảo, tư vấn, trang bị kiến thức rất nhiều từ người mẹ là giáo viên của mình.
Trước khi tham dự Đường lên đỉnh Olympia, Thu Hằng cho biết việc sưu tầm tài liệu, kiến thức cho cuộc thi, ngoài việc được các thầy cô trong trường giúp đỡ, bản thân em cũng tự tìm tòi trên mạng, trong các sách tham khảo.
Thu Hằng từng chia sẻ, cách học tập để có thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau là xem các chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, đọc và xem nhiều sách về lịch sử, văn hóa để tìm và ghi nhớ đa dạng các thông tin, hình thành tư duy để hỏi - đáp nhanh..
Tân vô địch Đường lên đỉnh Olympia chia sẻ gì phút đăng quang? Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) vừa đăng quang Đường lên đỉnh Olympia 2020. Điều đặc biệt đây là quán quân nữ của chương trình sau 9 năm chờ đợi... Chia sẻ của nhà vô địch nữ sau 9 năm của Đường lên đỉnh Olympia Nguyễn Thị Thu Hằng là học sinh trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình....