Đường hầm xuyên biển trị giá 4 tỷ đôla nối 2 bờ Á-Âu
Đường hầm Marmaray, hầm đường sắt xuyên biển nối liền hai bờ Á-Âu của thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua 29/10 đã chính thức đi vào hoạt động sau nhiều năm chờ đợi.
Đường hầm Mamaray nằm dưới Bosphorus, eo biển nằm giữa 2 lục địa Á-Âu của thành phố Istanbul.
Đường hầm Marmaray có tổng chiều dài 13,6 km, trong đó 1,4 km nằm dưới biển.
Khu vực nơi đường hầm Marmaray được xây dựng.
Việc khởi công đường hầm bắt đầu vào năm 2004 nhưng dự án đã bị trì hoãn do công tác khảo cổ.
Video đang HOT
Đây là đường hầm dưới biển đầu tiên nối liền châu Á và châu Âu và có thể chịu được các trận động đất.
Việc khánh thành đường hầm là một sự kiện quan trọng đối với Istanbul nói riêng và Thổ Nhĩ Kỳ nói chung, và lễ khai trương đường hầm diễn ra đúng dịp kỷ niệm 90 năm quốc khánh Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul và Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan cùng đông đảo các quan chức đã tới dự lễ khai trương đường hầm.
Đường hầm Marmaray có vốn tổng đầu tư khoảng 4 tỷ USD, trong đó Nhật Bản đầu tư 1 tỷ USD. Chính vì vậy, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã được mời tham dự lễ khai trương đường hầm.
Thủ tướng Nhật và các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngồi trên tàu để đi qua đường hầm Marmaray nhân ngày khai trương.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tuyến đường sắt mới có khả năng vận chuyển 1,5 triệu hành khách mỗi ngày.
Istanbul là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, với khoảng 16 triệu dân. Khoảng 2 triệu người đi qua eo biển Bosphorus mỗi ngày chỉ thông qua 2 cây cầu, gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.
Vì vậy, việc khánh thành đường hầm Marmaray sẽ giúp giao thông liên lục địa trở nên dễ dàng hơn và rút ngắn đáng kể thời gian đi lại giữa hai bờ Á-Âu.
Tài xế kiểm tra một đoàn tàu trước lễ khai trương.
Các ga hành khách đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Theo Dantri
Triều Tiên xây 2 lối vào hầm mới tại bãi thử hạt nhân
Triều Tiên đã xây dựng 2 lối vào hầm mới tại một bãi thử hạt nhân ở miền đông bắc, trong một dấu hiệu cho thấy nước này có kế hoạch tiến hành thêm các vụ thử nghiệm vốn bị cộng đồng quốc tế lên án, một tổ chức nghiên cứu chính sách ngày 23/10 cho biết.
Ảnh chụp từ vệ tinh bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên.
Các lối vào mới đã được nhìn thấy ở phía tây và phía nam bãi thử Punggye-ri ở miền đông bắc đất nước, nơi Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử hạt nhân dưới lòng đất kể từ năm 2006, Viện Mỹ-Hàn tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết.
Các bức ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 27/9 cho thấy sự tiến triển trong công tác đào đất và sự xuất hiện của 2 lối vào mới dẫn tới các đường hầm tại bãi thử Punggye-ri.
Viện nghiên cứu cho hay hiện chưa có lý do để nghi ngờ về một vụ thử sắp diễn ra, nhưng nói thêm rằng công tác xây dựng đã cho thấy các ý định rõ ràng của Triều Tiên nhằm thúc đẩy chương trình hạt nhân.
"Các hoạt động đang diễn ra cũng như việc cải tạo các khu vực phụ trợ của bãi thử chứng tỏ rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tiến hành các vụ thử nghiệm khác trong tương lai như một phần của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân", nhà nghiên cứu Nick Hansen viết trên trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn.
Viện Mỹ-Hàn cho biết, Triều Tiên có thể đang tìm cách xây dựng một đường hầm mới cho một vụ thử trong tương lai hoặc cũng có thể đang đào một lối vào riêng rẽ dẫn tới một đường hầm gần đó để đi lại dễ dàng hơn hoặc để thông gió.
Bình Nhưỡng đã tiến hành các vụ thử hạt nhân vào năm 2006, 2009 và tháng 2/2013, gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và các lệnh trừng phạt nghiêm khắc.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Mỹ cũng quan sát thấy sự tiến triển tại một lò phản ứng plutonium đã cũ tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon, vốn cho phép Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân.
Theo Dantri
Israel phát hiện thêm đường hầm từ Gaza Quân đội Israel tuyên bố họ đã phát hiện và phá hủy đường hầm thứ hai trải dài từ Dải Gaza do phong trào Hamas của Palestine kiểm soát sang lãnh thổ của nhà nước Do Thái, theo hãng tin AP. Đường hầm dài 2,5 km được phát hiện trước đó - Ảnh: IDF Giới chức quân sự Israel khẳng định họ đã...