Đuông dừa – thứ đặc sản không dành cho người nhát gan
Đuông dừa là loại ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương thường sinh sống trong các ngọn cây dừa. Đây là thứ đặc sản nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre.
Từ lâu, đuông dừa đã trở thành thứ đặc sản nổi tiếng được nhiều người săn đón. Giá đuông dừa cũng rất đắt đỏ nên những người có tiền mới dám ăn nó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều đạm và lành tính. Do đó, người già, trẻ nhỏ đều có thể sử dụng.
Đuông dừa thường sống trong các ngọn cây dừa, chúng to bằng ngón tay út, có màu trắng, béo tròn. Hàng năm, cứ sau mùa giao phối, bọ kiến dương sẽ chọn những cây dừa khỏe mạnh và khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần lên nhờ vào việc ăn cổ hũ dừa. Những cây dừa bị chúng đục khoét sẽ dần kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết.
Món đuông dừa tắm nước mắm. Ảnh minh họa.
Lúc này, áp tai vào thân dừa sẽ nghe được tiếng đuông dừa hoạt động bên trong. Đây là thời điểm thích hợp để người dân bắt đuông dừa về bán hoặc chế biến món ăn. Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món ăn như tẩm nước mắm, lăn bột chiên, nướng, nấu cháo, làm gỏi… Tuy ngon, bổ là thế nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để thử thứ đặc sản này.
Đuông dừa có hình dạng giống sâu non, thân có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, đầu màu nâu đen. Khi trưởng thành, đuông dừa thường to bằng ngón tay trỏ (có trường hợp to bằng ngón chân cái), dài từ 3-5cm. Sau khi chế biến, giá mỗi dĩa đuông dừa lên tới vài triệu đồng. Tuy có giá đắt đỏ nhưng đuông dừa không được khuyến khích nuôi trồng vì nó gây hại cho cây dừa.
Thơm ngon sùng đất nướng
Tuổi thơ của những người sinh ra ở vùng quê dường như "giàu có" cả bốn mùa. Mùa xuân, mùa thu đầy sắc màu, hương vị với cỏ hoa đồng nội và mùi thơm lúa mới.
Mùa hạ đầy âm thanh của tiếng sáo diều và những trò chơi con trẻ. Còn mùa đông tưởng chừng như tẻ nhạt nhất nhưng lại có thú vui đào sùng, một thứ "lộc đất" đã trở thành đặc sản của nhà nông.
Nhìn bề ngoài, sùng đất khiến ta có cảm giác "ghê sợ" nhưng khi thưởng thức hương vị của nó, mới chậc lưỡi mà tấm tắc khen ngon. Sùng ngon là những con to gần bằng ngón chân cái, màu trắng đục, đặc quánh sữa. Khi đào được sùng, phải cho vào xô nước để sùng không bị đen, hoặc ngắt phần đuôi và dốc bỏ ruột. Có nhiều món ngon được chế biến từ sùng đất như băm nhỏ đúc bánh xèo, luộc, rang... Nhưng dậy mùi và giữ được hương vị vốn có của sùng nhất vẫn là món sùng nướng muối ớt.
Sùng sau khi được làm sạch ruột để cho ráo, thì cho muối ớt xanh vào, xóc đều. Chỉ cần lưu ý là lượng muối vừa phải để khi nướng không làm mất đi hương vị chân nguyên của sùng. Để chừng năm phút thì cho lên bếp than hồng và nướng, có thể nướng thành từng xâu hoặc nướng vỉ. Lúc nướng phải trở nhiều lần và phải thật đều tay để sùng chín đều và không bị cháy sém. Khi sùng chuyển qua màu vàng và có mùi thơm ngon là dùng được. Sùng nướng vừa chín tới sẽ giữ được vị dai, thơm, ngọt và béo. Chỉ đơn giản là vậy, nhưng khi ăn bạn mới cảm nhận hết hương vị thơm ngon. Cắn nhẹ một con sùng, ta nghe dậy mùi thơm, vị dai giòn bên ngoài, phần sữa béo ngậy bên trong tứa ra mềm môi.
Sùng nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, giàu dưỡng chất và đặc trưng cho mùa mưa lũ của nhà nông ven sông Thu Bồn. Ngày mưa lũ, người nhà nông có cái thú quây quần bên bếp lửa hồng ấm áp thưởng thức những hương vị dân dã như sùng, dế, cá đồng... Cùng nhau nhâm nhi vài chén rượu gạo cho ấm bụng, tán gẫu đủ chuyện, tạm gác lại nỗi lo âu mùa lũ.
Thịt xông khói nấu dọc mùng Ai đã từng dừng chân bên các bản làng dọc dãy Trường Sơn, thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Cơ Tu thì hẳn sẽ nhớ mãi món thịt xông khói nấu với dọc mùng. Thịt xông khói là món ăn bắt nguồn từ kinh nghiệm và cách ứng phó của người Cơ Tu trong cách dự trữ nguồn thực...