Đường đua F1 khó kích giá đất
Trái với kỳ vọng của giới đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, sau 1 năm kể từ khi đường đua Công thức 1 khởi công, thị trường bất động sản nơi đây vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Một năm trước, tháng 3/2019, lễ khởi công xây dựng đường đua F1 được UBND Thành phố Hà Nội và Công ty Việt Nam Grand Prix tổ chức tại quận Nam Từ Liêm. Đường đua và hàng loạt các công trình chức năng khác được hình thành trên tổng diện tích 88 ha.
Khu đất nằm trong khuôn viên của khu Liên hiệp thể thao Mỹ Đình và một phần trên đường giao thông công cộng, chạy qua các phố: Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ… thuộc địa bàn 4 phường quận Nam Từ Liêm là Phú Đô, Mễ Trì, Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2.
Đến cuối tháng 2/2019, đường đua F1 Hà Nội đã hoàn tất thi công toàn bộ 5,607km và các hạng mục cố định đi kèm. Với lộ trình nằm trên các con phố, sau Monaco, Singapore và Azerbaijan, chặng F1 tại Việt Nam là chặng đua ngoài phố thứ 4. Dự kiến, đường đua này sẽ diễn ra vào mùa hè năm 2020. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, giải đua này đã tạm hoãn.
Trên thực tế, trong suốt một năm qua, đường đua F1 trở thành một “key” bán hàng của môi giới bất động sản khu vực này, từ chung cư tới bất động sản liền thổ. Môi giới “vin” vào công trình này để chào khách mua hàng với hàng loạt lời quảng cáo hấp dẫn, đặc biệt là sự hứa hẹn sản phẩm bất động sản sẽ tăng giá mạnh khi đường đua được hoàn thành. Nhiều cò đất, đầu nậu đua nhau chào hàng với thông báo đất đã nhảy vài giá kể từ khi có sự hiện diện của đường đua F1.
Thế nhưng, theo khảo sát của PV, trong 1 năm qua, những dự án chung cư mới ra hàng ở khu vực này như Florence, The Matrix One, The Zei… mức tăng giá chỉ là tăng theo tiến độ dự án, dao động từ 2-5% mỗi đợt mở bán. Những dự án chung cư cũ đã hình thành trước đó nhiều năm thì giá bán vẫn “dậm chân tại chỗ”, không hề tăng và thậm chí không dễ thanh khoản do nguồn cung khu vực quá dồi dào.
Video đang HOT
Khảo sát của PV cũng cho thấy, từ khi có thông tin đến khi đường đua F1 được thi công và hoàn thành, bất động sản nơi đây không ghi nhận giao dịch thực có hiện tượng nhảy múa về giá như thông tin mà cò đất, giới đầu cơ đưa ra. Sự biến động giá đáng chú ý thuộc về phân khúc đất thổ cư. Tuy nhiên mức biến động không quá lớn. Nguyên nhân là đất tại đây đã thiết lập mặt bằng giá cao từ nhiều năm nay.
Đơn cử, đất mặt tiền kinh doanh, buôn bán tại những con phố có vị trí đắc địa như Đình Thôn, Thiên Hiền (Mỹ Đình 1) có giá chào bán từ 120-140 triệu đồng/m2, đất mặt đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, giá rao bán dao động từ 100-120 triệu đồng/m2, phố Trần Bình, Lê Đức Thọ, Nguyễn Hoàng (Mỹ Đình 2) giá chào bán từ 100-330 triệu đồng/m2, đất mặt phố Miếu Đầm (Mễ Trì), đối diện khách sạn Marriot được chào bán từ 150-240 triệu đồng/m2.
Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội thừa nhận, một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường căn hộ, đất nền có những tín hiệu tích cực là do sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng tại Hà Nội. Hàng loạt công trình, dự án về giao thộng, hạ tầng, tiện ích vui chơi, giải trí… liên tiếp được đầu tư bằng các nguồn vốn ngân sách hoặc xã hội hóa.
Đặc biệt, theo bà Hằng, không phải phân khúc chung cư hay đất nền, đường đua F1 sẽ tác động tích cực đến thị trường khách sạn Hà Nội trong khoảng thời gian tổ chức sự kiện. Đây sẽ là phân khúc hưởng lợi đầu tiên bởi công trình này là một điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch.
Trên thế giới, Singapore – quốc gia Châu Á duy nhất thành công giành được quyền đăng cai giải đua F1 trong suốt 12 năm liên tiếp. F1 đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của thế giới với Singapore – một điểm đến du lịch sôi động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, cũng như đem lại nguồn lợi khổng lồ cho quốc gia này.
Thực tế Singapore đã dùng giải đua xe F1 để thúc đẩy phân khúc du lịch suốt từ năm 2008 tới nay: Ước tính mỗi năm có 350.000 người đến Singapore để xem đua xe F1, đóng góp cho quốc đảo khoản lợi nhuận chừng 150 triệu USD mỗi năm.
Về lâu dài, theo bà Hằng đường đua F1 chỉ mang tính chất thu hút khách du lịch tại sự kiện đó, còn trên thực thế, tình hình hoạt động của thị trường bất động sản khu vực vẫn phụ thuộc vào những yếu tố mang tính chất căn bản như phát triển kinh tế, thu hút FDI hay sự phát triển, hoàn thiện của hệ thống hạ tầng giao thông và xã hội.
“Không thể vì sự xuất hiện của một công trình thể thao mà có thể khiến giá đất khu vực nhảy múa trong thời gian ngắn” – bà Hằng khẳng định.
Hải Nguyên
Coronavirus có thể mang lại cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam?
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Dịch coronavirus ở quốc gia này khó tránh khỏi tác động đến đầu tư vào Việt Nam.
TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết: Tác động đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần nhìn nhận ở hai khía cạnh. Thứ nhất, đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam; Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam, nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; trong đó ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất 54%, sản xuất điện-khí nước-điều hòa 26%).
Về địa bàn đầu tư, FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại 22/28 tỉnh ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa 2 nước.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc tham gia vào nhiều khâu quan trọng trong sản xuất và điều hành dự án, doanh nghiệp. Việc những lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết do các biện pháp phòng lây lan dịch nCoV có tác động trực tiếp đến các dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, cũng như thu nhập và đời sống của người lao động trong dự án, doanh nghiệp liên quan.
Thứ hai, dịch nCoV cũng có thể mang lại cơ hội để Việt Nam đón nhận thêm các dự án FDI mới bởi quan ngại dịch bệnh sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư xem xét dịch chuyển dòng vốn, dự án FDI từ Trung Quốc và lãnh thổ liên quan (Hong Kong, Macau...), vốn dĩ đã dịch chuyển thời gian qua cũng như bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung (mặc dù Việt Nam bị đánh giá là một trong những nước dễ bị tổn thương, chịu nhiều rủi ro lây lan dịch bệnh nCoV, nhưng quốc tế đánh giá cao sự chủ động và quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống bệnh này, và Chính phủ tiếp tục quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh).
Tuy nhiên, tác động tích cực này sẽ chủ yếu xảy ra trong trung hạn. Tính chung lại, thu hút FDI năm 2020 vẫn có thể tăng (khoảng 5%), thấp hơn 2,2 điểm % so với năm 2019.
Hoàng An (ghi)
Theo Trí thức trẻ
Áp trần chi phí lãi vay bao nhiêu là hợp lý? Những ý kiến trái chiều xung quanh việc áp trần chi phí lãi vay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Vấn đề ở chỗ trần lãi vay nên được áp ở mức bao nhiêu là hợp lý? Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên...