Đường đến trường của Tấn Lộc
18 giờ, Nguyễn Tấn Lộc ( sinh viên ngành Vật lý trị liệu, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ) bắt đầu công việc chạy xe ôm cho đến 22 giờ. Đó là công việc Lộc chọn mưu sinh và trang trải chi phí học tập.
Sau giờ học, Tấn Lộc chạy xe ôm công nghệ để trang trải chi phí học tập.
Gia đình Lộc có hai anh em. Cha mẹ không còn nên anh em Lộc sống với bà ngoại ở xã Trường Long, huyện Phong Điền. Năm Lộc 3 tuổi thì bà ngoại không nuôi cháu nổi nên gởi em vào Nhà nuôi trẻ mồ côi Hướng Dương (thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang). Sáu năm sau, em trai của Lộc là Nguyễn Tấn Tài cũng vào sống cùng anh.
Ở Nhà nuôi trẻ mồ côi Hướng Dương, Lộc được đến trường nên luôn cố gắng học tập. Suốt 12 năm, Tấn Lộc luôn đạt danh hiệu học sinh Khá. Những ngày hè, Lộc và em trai được về nhà ngoại chơi vài tuần. Nhưng sự thiếu vắng mẹ cha khiến tuổi thơ của Lộc là những ngày dài đơn độc, phải tự giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
Năm 18 tuổi, Nguyễn Tấn Lộc tốt nghiệp THPT và… không được ở nhà nuôi trẻ mồ côi nữa. “Đó là thời điểm em hết sức bế tắc, không biết đi đâu, làm gì. Nhớ lại hồi xưa mẹ em chết vì tai biến sản khoa nên em nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, học ngành Vật lý trị liệu. Em mong sau này có thể giúp nhiều người bệnh tai biến hồi phục sức khỏe” – Lộc chia sẻ. Năm 2018, Nguyễn Tấn Lộc về TP Cần Thơ nhập học với hơn 1 triệu đồng của thầy cô ở Nhà nuôi trẻ mồ côi Hướng Dương tặng.
Sống trong Nhà nuôi trẻ mồ côi Hướng Dương suốt tuổi vị thành niên là điều kiện thuận lợi để Lộc có thể đến trường. Nhưng khi về TP Cần Thơ, Lộc hoang mang vì môi trường sống bên ngoài quá xa lạ. Nhờ bạn bè giới thiệu, Lộc đi bán kẹo kéo. Sau đó, em chuyển sang làm phục vụ ở nhà hàng, phụ việc ở quán ăn. Lao động mệt nhọc và thức khuya nên có những hôm Lộc không thức dậy nổi để đến trường. Mặc dù vậy, Tấn Lộc luôn tự động viên bản thân phải cố gắng học tập.
Hơn 1 năm trước, một sinh viên ở Trường Đại học Võ Trường Toản biết hoàn cảnh khó khăn của Lộc nên vận động bạn bè tặng em một chiếc xe gắn máy cũ để làm phương tiện đi lại. Vì vậy, Lộc chuyển sang chạy xe ôm công nghệ. Mỗi tối, Lộc kiếm được gần 100.000 đồng sau khi trừ đi tiền xăng.
Lộc cho biết chạy xe ôm công nghệ không ràng buộc thời gian, phù hợp với việc học tập nên rảnh thì mới em làm. Nhờ siêng năng làm việc nên Lộc tự trang trải chi phí học tập, đồng thời dành dụm được ít tiền để giúp đỡ em trai đang học lớp 12. Cuối năm 2021, Nguyễn Tấn Lộc sẽ tốt nghiệp và ước mơ của em là tìm được một công việc phù hợp để nuôi sống bản thân và hỗ trợ em trai tiếp tục học tập.
Chị Phạm Thị Thúy Hằng, Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, cho biết: “Tấn Lộc là một trong số ít sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở trường. Tuy có hoàn cảnh gia đình nghiệt ngã nhưng Lộc luôn nỗ lực, vượt qua thử thách để đến trường. Năm đầu tiên, Lộc chỉ học trung bình nhưng đến nay thì em đạt loại Khá. Những năm qua, Ban Chấp hành Đoàn trường thường xuyên động viên, hỗ trợ học bổng để em giảm bớt những khó khăn trên con đường đi tìm một tương lai tươi sáng hơn”.
Đào tạo gắn thực tế, sinh viên kiếm tiền từ khi còn trên giảng đường
Với chương trình đạo tạo theo hướng tăng cường thực hành, trang bị kỹ năng cho sinh viên của Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, nhiều bạn trẻ không chỉ tự tin hơn với kiến thức của mình mà còn có thể kiếm thêm thu nhập.
Video đang HOT
Những ngày giáp Tết, Lê Trường Giang (sinh viên ngành Khoa học cây trồng Trường ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên) vẫn đang tỉ mẩn vun sửa từng bầu đất, nhặt cỏ tại vườn thực nghiệm của trường như một nông dân thực thụ.
Lê Trường Giang đang nhặt cỏ cho các chậu hoa trong vườn thực nghiệm của trường.
Giang cho hay em là sinh viên năm cuối và đề tài của em là nghiên cứu sự phát triển của hoa dựa bầu. Công việc chính của em những ngày này là chăm sóc, làm giá thể để đóng vào các bầu trồng hoa. Giang cũng tính toán bón phân gì, chuẩn bị giá thể ra sao cho phù hợp với loại cây, loại hoa mình trồng. Cuối buổi chiều, khi trời mát hơn, Giang sẽ tưới cây.
"Việc này giúp em áp dụng nhiều kiến thức lý thuyết được học", Giang chia sẻ.
Không chỉ vậy, Giang thường xuyên đăng hình ảnh các chậu hoa, cây cối lên mạng xã hội, thậm chí livestream trực tiếp để giới thiệu và báo giá... sản phẩm cho khách hàng.
Vì vậy, Giang cho hay có thể kiếm được 3 - 5 triệu đồng/tháng, đủ để em tự trang trải phần nào chi phí học tập và sinh hoạt.
"Dịp gần Tết, em càng có cơ hội để kiếm thêm tiền từ ngành học của mình nên càng thích thú. Sát Tết năm ngoái em cũng "kiếm" được kha khá", Giang hào hứng.
Giang cho hay, ngoài ra, các sinh viên như em có thể xin làm việc ở các trang trại.
"Chúng em thường xuyên có mặt tại vườn để đo đếm sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa trong từng giai đoạn. Đối với cây ăn quả thì định kỳ mỗi tuần chúng em phải ghi lại một lần về chỉ số sinh trưởng, chỉ số lá,..." - Đức (sinh viên lớp Trồng trọt POHE) kể.
Cũng giống như Giang, Đức có thu nhập trung bình mỗi tháng trong thời gian đi học khoảng 5 triệu đồng. Theo em, số này không chỉ đủ cho sinh hoạt mà còn có dư.
"Trước đây em chỉ chăm sóc và bán các loại hoa, giờ em còn bán thêm cây giống. Hiện nay em cũng rao bán cả cây keo tai tượng Úc cho người dân sinh sống vùng đồi núi", Đức kể và cho hay, em còn kiêm cả việc tư vấn cho người trồng.
Dịp Tết này, Đức dự kiến đi làm thêm ở một số trại giống để vừa học hỏi, vừa kiếm thêm thu nhập.
Để làm việc ở trong các vườn thực nghiệm này, Đức cho hay, trước đây, các em sẽ tự liên hệ. Nhưng giờ đây, với chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, các giảng viên sẽ liên hệ với các chủ vườn, các doanh nghiệp để chủ động đưa sinh viên đến thực tập.
Đào tạo đại học gắn ứng dụng, sinh viên ngành trồng trọt kiếm được tiền ngay khi thực tập
Đức tâm sự, trước đây khi đăng ký vào học ngành trồng trọt, em hình dung sau này sẽ chỉ trồng lúa hoặc làm nông nghiệp đơn thuần. Nhưng giờ đây, em lại nhìn thấy triển vọng phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, và hoàn toàn tự tin về việc "kiếm tiền".
Vì thế, dự kiến sau khi tốt nghiệp, Đức sẽ mở trang trại và khởi nghiệp riêng.
Nhiều bạn bè của Giang và Đức hiện còn nhận chăm sóc, tạo lập các vườn rau, vườn hoa cho các gia đình trong nội đô.
Đào tạo định hướng ứng dụng
PGS.TS Nguyễn Thúy Hà, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên cho hay, nhiều những vườn hoa như Đức và Giang đang được thực tập trong trường là sản phẩm của chương trình giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp - ứng dụng (POHE) của trường khởi nghiệp. Đây là hướng đi mang lại hiệu quả trông thấy.
Theo bà, xã hội cần sinh viên có kiến thức, kỹ năng như thế nào thì trường sẽ dạy để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay.
"Khung chương trình theo định hướng hướng nghiệp nên tăng cường phần thực hành, thay vì đa phần là lý thuyết nhiều như trước đây. Theo chương trình này, sinh viên được đào tạo kỹ năng nghề rất nhiều", bà Hà nói.
Bên cạnh đó, trước đây, thầy biết cái gì thì dạy trò như vậy nhưng bây giờ trường buộc phải "bẻ" theo nhu cầu của xã hội.
"Thời buổi áp dụng công nghệ cao, giảng viên không biết về tự động hóa thì phải đi học để về ứng dụng trong dạy học. Ví dụ doanh nghiệp đang cần hệ thống điều khiển tự động hóa trong nông nghiệp thì các giảng viên phải đi học cái đó để về dạy".
Bà Hà cho hay, để thực hiện chương trình này, nhà trường có các mô hình thực nghiệm tại trường, liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước để người học có các thang bậc đi thực tập khác nhau. Nhờ kỹ năng có được trong quá trình học tập thực tế nên hàng trăm sinh viên nhà trường được các doanh nghiệp tại Israel nhận thực tập.
"Nếu sinh viên không có kỹ năng, may lắm đi được một hai khóa, nhưng mấy năm gần đây, hàng trăm sinh viên của trường đáp ứng được yêu cầu của họ".
Như năm 2020, gần 100 sinh viên của trường đi thực tập ở Israel. "Từ những chương trình kết nối thực tập như vậy, sinh viên về được nâng cao kỹ năng và làm việc được ngay ở các trang trại trong nước, kể cả nước ngoài", bà Hà nói.
Thấy hiệu quả về chất lượng đầu ra của sinh viên, theo bà Hà, đến thời điểm này, tỷ lệ thực hành lên tới 50%, tất cả 21 ngành học của toàn trường đều được triển khai theo hướng này.
Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ trao bằng tốt nghiệp Ngày 15-1, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ tổ chức lễ tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khối cao đẳng khóa 2017-2020 và khối trung cấp khóa 2018-2020. Các tân khoa tuyên thệ giữ gìn y đức trong buổi lễ tốt nghiệp. Kết thúc năm học 2019-2020, Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ trao bằng tốt nghiệp cho 1.108 sinh...