Đường dây nóng ứng cứu nạn nhân mã độc WannaCry ở TP.HCM
Có ít nhất 3 đường dây nóng để các doanh nghiệp, tổ chức “cầu cứu” nếu gặp phải sự cố liên quan đến mã độc WannaCry đang phát tán trên toàn cầu.
Chiều 16/5, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và Chi hội An toàn thông tin phía Nam tổ chức buổi toạ đàm triển khai các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cố do mã độc WannaCry gây ra.
Theo Tiến sĩ Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội ATTT phía Nam, chưa có trường hợp nào thuộc khối nhà nước nhiễm mã độc WannaCry, chỉ có một số trường hợp doanh nghiệp tư nhân “cầu cứu”. Tuy nhiên, số lượng máy tính có nguy cơ bị nhiễm tại Việt Nam rất cao, các tổ chức và cá nhân đều nên có biện pháp phòng chống, trong bối cảnh WannaCry có thể phát sinh các biến thể mới.
Tiến sĩ Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội ATTT phía Nam chia sẻ về cơ chế lây lan và cách phòng chống mã độc WannaCry. Ảnh: Duy Tín.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, hiện có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ở Đồng Nai và một đơn vị truyền thông ở TP.HCM trở thành nạn nhân của mã độc WannaCry. Trong quá khứ, một bệnh viện ở Cần Thơ cũng dính mã độc tống tiền. Hiện hệ thống máy tính của các doanh nghiệp này đã được cô lập, chờ công cụ giải mã từ các chuyên gia quốc tế, bởi số tiền chuộc quá cao.
Tại toạ đàm, đại diện của Chi hội ATTT phía Nam đưa ra một số biện pháp cơ bản để doanh nghiệp, các tổ chức tự bảo vệ mình, bao gồm nâng cấp các bản vá lỗi, cách ly thiết bị và những lưu ý để tránh bị lây nhiễm WannaCry từ môi trường Internet.
Nhằm giúp doanh nghiệp, tổ chức ở TP.HCM ứng phó với mã độc, Chi hội ATTT phía Nam và Sở TT&TT TP.HCM đưa ra ba đường dây liên lạc để hỗ trợ, tư vấn kịp thời, gồm:
1. Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT).
Video đang HOT
Điện thoại: ( 84)4.36404421 – 3640424.
Fax: ( 84)4.36404425.
2. Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM
Điện thoại: ( 84)8.3520.2727
3. Chi Hội ATTT phía Nam (VNISA phía Nam)
Hotline: 0906911050
Duy Tín
Theo Zing
WannaCry tấn công Trung Quốc khiến ATM, cây xăng tê liệt
ATM của nhiều ngân hàng tại Trung Quốc thiệt hại nặng nề về WannaCry - mã độc nhiễm vào máy tính và đóng băng dữ liệu đòi tiền chuộc.
Trên các mạng xã hội, người dùng chia sẻ nhiều hình ảnh cho thấy hệ thống ATM của nhiều ngân hàng tại Trung Quốc đang tê liệt vì dính mã độc WannaCry. Ảnh: Twitter.
Nhiều người không thể rút tiền bởi các máy ATM (bên trong là máy tính Windows) đã "chết đứng" và hiện lên dòng thông báo đòi tiền chuộc dữ liệu từ hacker.
Chưa dừng lại ở đó, người dùng mạng Trung Quốc cũng chia sẻ về việc toàn bộ hệ thống máy tính ở nơi đang làm việc bị nhiễm WannaCry. Giới văn phòng "hồ hởi" vì bỗng nhiên có thời gian nhàn rỗi trong giờ làm. Trong khi giới chủ "méo mặt" vì thiệt hại về vật chất lẫn thông tin là không thể đong đếm.
Nhân viên văn phòng tại Trung Quốc nhận được khuyến cáo từ bộ phận kỹ thuật về mã độc WannaCry. "Một buổi sáng không bận rộn vì công việc, mã độc lây lan trong công ty", một nhân viên viết trên Weibo.
Máy tính ở một sở cảnh sát Trung Quốc cũng nhiễm mã độc WannaCry, khiến các hoạt động nghiệp vụ bị ngưng trệ.
20.000 trạm xăng dầu của PetroChina tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thành Đô... bị tê liệt hệ thống thanh toán vì nhiễm mã độc.
WannaCry gần như ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Quốc, nhất là hệ thống thanh toán và tiện ích công, vốn dùng những hệ thống máy tính ít được cập nhật. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể về mã độc WannaCry tại quốc gia này, nhưng thiệt hại tính đến nay là không thể đong đếm.
Duy Nguyễn
Ảnh: Weibo, Twitter
Theo Zing
Bkav ra mắt phần mềm phòng mã độc WannaCry Sáng 15/5, Bkav phát hành công cụ miễn phí kiểm tra Wanna Cry (cũng được gọi là Wanna Crypt0r hoặc Wanna Crypt) - mã độc tống tiền đang phát tán toàn cầu. Theo Bkav, công cụ mang tên Malware Scan có tác dụng quét xem máy tính có bị nhiễm WannaCry hay không, đồng thời kiểm tra và cảnh báo nếu máy tính...