Đường 200 m giải phóng mặt bằng 20 năm chưa xong ở Hà Nội
Vì 5 hộ dân chưa chấp nhận bàn giao mặt bằng, 20 năm qua, 200 m đường cong ở Thủ đô không được giải tỏa.
Đoạn đường cong thành nút cổ chai, 20 năm không giải phóng được mặt bằng. Ảnh:Hùng Thập
Đường Nguyễn Hữu Thọ ( quận Hoàng Mai, Hà Nội) dài hơn một km, nối từ đường Giải Phóng đến khu đô thị bán đảo Linh Đàm. Dự án có quyết định thu hồi đất từ năm 1994 và được khởi công từ năm 1997, tuy nhiên đến nay, đã hơn 20 năm qua, còn 200 m đường ở điểm đầu giáp với đường Giải Phóng chưa được giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây thành nút cổ chai và tạo thành ‘đường cong mềm mại’.
Hàng ngày, tình trạng ùn ứ giao thông thường xuyên xảy ra ở đoạn 200 m nói trên. Người dân phường Hoàng Liệt đã nhiều lần kiến nghị các cấp có thẩm quyền, sớm hoàn thiện đường Nguyễn Hữu Thọ, nhưng nhiều năm qua không có kết quả.
Tình trạng ùn tắc diễn ra phổ biến tại đoạn đường này. Ảnh: Hùng Thập
Lý giải việc 20 năm không giải phóng được mặt bằng 200 m đường, lãnh đạo ban giải phóng mặt bằng quận Hoàng Mai cho biết, do những hộ dân trong phạm vi ảnh hưởng dự án không đồng thuận với phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, mặc dù quận đã áp dụng đúng quy định chung của thành phố.
Video đang HOT
Theo vị này, hiện dự án vẫn còn 5 hộ với gần 4.000 m2 đất (chủ yếu là đất vườn) chưa được giải phóng mặt bằng, bàn giao cho đơn vị thi công. Để giải quyết tình trạng này, quận đã xin ý kiến thành phố để có các phương án đặc thù, theo hướng gia tăng hỗ trợ, nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng tình của các hộ dân.
Bản đồ vị trí đoạn đường cong 20 năm chưa giải phóng được mặt bằng.
Gần đây, trong văn bản trả lời cử tri quận Hoàng Mai, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cam kết, thời gian tới sẽ giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố và Sở Giao thông nghiên cứu, lập dự án toàn bộ đoạn tuyến Nguyễn Hữu Thọ.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao đường Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm, trước đó, Sở Giao thông đã kiến nghị thành phố cho phép được tổ chức khảo sát, nghiên cứu lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng đoạn tuyến đường vành đai 3 đi bằng cầu vượt qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường vành đai 3 với kinh phí dự kiến khoảng 450 tỷ đồng.
Sở Giao thông đề xuất xây dựng cầu vượt dưới cầu Vành đai 3, vượt qua bán đảo. Ảnh:Bá Đô
Phương Sơn
Theo VNE
Hà Nội giải tỏa 260 hộ dân để mở nút thắt trên 'đường cong mềm mại'
Những ngôi nhà mặt tiền trên đường Trường Chinh bị quây kín tôn, nhà chức trách bắt đầu cho máy móc vào để giải phóng mặt bằng.
Nút thắt cuối cùng trên đường Trường Chinh sắp được giải tỏa. Ảnh: Giang Huy
Từ ngày 2/10, UBND quận Đống Đa đã lập hàng rào tôn cao 2 m chắn trước cửa các ngôi nhà mặt tiền thuộc diện giải phóng trên đường Trường Chinh, đoạn từ Tôn Thất Tùng đến Vương Thừa Vũ, dài khoảng 600 m.
Sau khi rào chắn, nhà chức trách đưa máy móc, thiết bị và huy động cả trăm người vào cưỡng chế phá dỡ để lấy mặt bằng thi công đường vành đai 2, vốn đình trệ và ùn tắc nhiều năm qua.
Theo ông Nguyên Hoang Thăng, Chu tich phương Khương Thương, quân Đông Đa, đợt này có hơn 260 hộ thuộc diện phải di dời, trong đó 30 hộ đã trả mặt bằng. Trước đó hơn 200 hộ nhận tiền đền bù và ký cam kết bàn giao mặt bằng, tuy nhiên đến nay chưa di dời.
Theo kế hoạch quận vừa phá dỡ nhà vừa động viên người dân bàn giao mặt bằng để đến hết tháng 11/2017 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công đến quý I/2018 thông xe toàn tuyến (lỗi hẹn 3 năm so với kế hoạch ban đầu).
Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội cho rằng tình hình giao thông ở đoạn đường này đang đặt ra yêu cầu dự án phải khẩn trương hoàn thành, không thể lỗi hẹn thêm nữa. Các đơn vị cần phối hợp nhanh, nhất là quận Đống Đa cần quyết liệt hơn, tháo gỡ ngay những nút thắt để giải thoát cho phương tiện khi qua đây.
Máy móc, thiết bị được huy động giải phóng mặt đường cong mềm mại. Ảnh: Phương Sơn
Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng (đường Trường Chinh) được khởi công tháng 10/2013 với tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng. Tuyến đường này từng thu hút sự chú ý của dư luận khi có tranh luận về việc con đường đang thẳng biến thành cong.
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thừa nhận đường Trường Chinh có cong, nhưng là "cong mềm mại" chứ không phải "cong hình ghi đông xe đạp" như phản ánh. Sở Quy hoạch đã thiết kế theo đúng quy hoạch, chỉ giới đỏ và không có chuyện tự điều chỉnh.
Dự án chia thành ba đoạn, tuy nhiên đến nay mới hoàn thiện được hai đoạn từ ngã tư Tôn Thất Tùng đến Ngã Tư Vọng (1,3 km).
Phương Sơn
Theo VNE
Dự án sân bay Long Thành thiếu 6.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng Từ nay đến năm 2020, chi phí cho việc giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành dự kiến còn thiếu 6.000 tỷ đồng. Chiều 2/10, Uỷ ban Kinh tế phối hợp với Uỷ ban Tài chính Ngân sách tổ chức phiên giải trình về tình hình thực hiện Luật Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn...