Duolingo: Đế chế tỷ đô thay đổi ‘cuộc chơi’ học ngoại ngữ trực tuyến
Duolingo hiện là ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới, biến việc học ngoại ngữ trở nên thú vị giống như một trò chơi.
“Hãy cầu xin bằng tiếng Tây Ban Nha”, Duo, một con cú màu xanh ra lệnh. Đó là một bức ảnh chế (meme) được lan truyền trên Twitter với ý nghĩa chú cú này sẽ “săn lùng” người dùng bằng được nếu không hoàn thành bài học tiếng Tây Ban Nha trong ngày.
Chú cú xanh lá sống động chính là biểu tượng của Duolingo, ứng dụng học ngôn ngữ cực kỳ nổi tiếng với hơn hơn 500 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới.
Mặc dù meme là một trò đùa, sự nổi tiếng của Duolingo là thật. Được tạo ra vào năm 2012 bởi thiên tài máy tính Luis von Ahn – cha đẻ của mã CAPCHA, Duolingo đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu thu hút tất cả mọi người từ những người giàu nhất trên thế giới như Bill Gates, Khloe Kardashian, Jack Dorsey, đến những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Duolingo là một trong những app học tiếng Anh phổ biến nhất. (Ảnh: Duolingo)
Vào năm 2021, Duolingo đã đạt hơn 40 triệu người dùng hàng tháng trên toàn thế giới, là ứng dụng giáo dục được tải xuống nhiều nhất trên App Store và Google Play. Hiện Duolingo được định giá khoảng 2,4 tỷ USD, cung cấp 95 khóa học với 38 ngôn ngữ, bao gồm cả những ngôn ngữ hiếm, sắp tuyệt chủng như Hawaii, Gaelic, Yiddish…
Học ngoại ngữ như chơi game
Các bài học trên Duolingo được thiết kế theo nguyên tắc “Gamification” để tạo và duy trì hứng thú cho người học. “Gamification” là việc ứng dụng những cơ chế của Game (luật chơi, điểm thưởng, tăng hạng…) vào một hoạt động bất kỳ với mục đích tạo động lực và hứng thú cho người dùng.
Cụ thể, khi hoàn thành các bài học trong Duolingo, bạn sẽ nhận được “điểm kinh nghiệm” ( EXP). Người dùng nhận một điểm cho mỗi đáp án đúng, mất một cho mỗi câu trả lời sai, và khi đạt đủ 10 điểm EXP sẽ được thăng cấp trình độ.
EXP là cơ chế chính mà Duolingo thúc đẩy người dùng tiếp tục học hỏi và thực hành, được gắn với các cơ chế khác như The Streak và Lingots.
The Streak là thước đo số ngày liên tiếp bạn đã hoàn thành một bài học. Nó được đại diện bởi một ngọn lửa nhỏ màu đỏ, nếu chưa đạt yêu cầu của ngày hôm đó, lửa sẽ chuyển sang màu xám. Giữ cho “ngọn lửa liên tục luôn sáng” là động lực mạnh mẽ để người dùng không luyện tập ngắt quãng.
Video đang HOT
Lingots là một dạng tiền tệ trong Duolingo mà người dùng kiếm được bằng cách đạt được mục tiêu EXP hàng ngày. Bạn có thể sử dụng Lingots trong cửa hàng ảo Duolingo để mua các bài học mới, tăng sức mạnh,…hay thậm chí có thể sử dụng Lingots để mua một bộ trang phục ảo mới dễ thương cho chú cú Duo.
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các giáo sư tại Đại học Thành phố New York và Đại học Nam Carolina, nếu sử dụng Duolingo trong 34 giờ, có thể cung cấp khả năng đọc và viết tương đương với một kỳ đào tạo ngôn ngữ tại đại học tốn trên 130 giờ.
Cú xanh Duo: Học hay bị chọc?
Sự nổi tiếng của nền tảng còn đến từ biểu tượng cú Duo. Những năm gần đây, chú cú xanh này được gọi là “Ác ma Duolingo” vì liên tục nhắc nhở người dùng học bài theo những cách “khó đỡ”. Chỉ cần bỏ lỡ bài học một thời gian, chim cú Duo sẽ xuất hiện “hỏi han” đầy dỗi hờn, trách móc.
“Vậy là bạn muốn từ bỏ hết những mục tiêu của bản thân rồi nhỉ? Chúng tôi định viết email này bằng tiếng Pháp nhưng đột nhiên nhớ ra là bạn có học đâu, sao hiểu được”. Matt Jenkins, một người dùng Duolingo hài hước chia sẻ, anh cảm thấy vô cùng chột dạ sau khi đọc chiếc email này.
Hóa ra không chỉ Matt mà rất nhiều người từng bị ứng dụng học ngoại ngữ này “cà khịa” vì trót lười học. Chính những tính năng này đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người dùng ứng dụng tạo ra một loạt ảnh meme cho chú cú, đưa tên tuổi của Duolingo ngày càng nổi tiếng.
Trải nghiệm “freemium”
CEO Von Ahn đã nhấn mạnh rằng, ông muốn sử dụng công nghệ để loại bỏ mọi rào cản trong giáo dục, tạo ra một ứng dụng học ngôn ngữ miễn phí cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dưới góc nhìn kinh doanh, không có gì thực sự “miễn phí”.
Duolingo được xây dựng trên mô hình “freemium”, là sự kết hợp giữa “free” (miễn phí) và “premium” (cao cấp), có nghĩa là tất cả những tính năng cốt lõi đều được sử dụng miễn phí. Nếu người dùng muốn truy cập các tính năng nâng cao hơn như nhận được trải nghiệm không có quảng cáo, tải xuống các bài học và truy cập offline… họ sẽ phải trả một khoản phí là 12,99 USD/tháng.
Ngoài ra, vào năm 2014, Duolingo đã đưa ra các bài kiểm tra có khả năng đánh giá năng lực tiếng Anh người dùng tương đương với các bài thi tiếng Anh khác như IELTS, TOEFL. Điểm khác biệt nhất chính là thí sinh có thể thực hiện thi trực tuyến với mức phí là 49 USD/lần, rẻ hơn nhiều so với mức hơn 200 USD khi thi TOEFL. Duolingo English Test hiện nay đã được 1227 (cập nhật tới tháng 6/2020) tại các trường đại học và tổ chức chức giáo dục trên toàn thế giới công nhận.
Duolingo chắc chắn sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển lớn hơn. Hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới đang học ngoại ngữ và ngày càng có nhiều người học ngoại ngữ trực tuyến. Học ngôn ngữ trực tuyến tạo ra doanh thu 6 tỷ USD và con số này được dự báo sẽ tăng lên 8,7 tỷ USD vào năm 2025.
Đế chế hàng chục tỷ USD sụp đổ, Do Kwon vẫn ung dung làm dự án mới
Bất chấp thảm họa LUNA và phản ứng tiêu cực từ cộng đồng, Do Kwon vẫn tạo dự án mới và chưa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Do Kwon là người chịu trách nhiệm chính cho thất bại của dự án LUNA, sự kiện kích hoạt "mùa đông tiền mã hóa". Hiện tại, đồng sáng lập TerraForm Labs phải đối mặt với nhiều vụ kiện, cùng cáo buộc lừa đảo, huy động vốn, bán chứng khoán trái phép.
Tuy nhiên, Do Kwon phủ nhận mọi nghi ngờ về phía mình và tin tưởng vào mô hình LUNA 2.0.
Bị cho là 'siêu lừa', Do Kwon vẫn tin tưởng LUNA 2.0 làm nên chuyện
"Tôi rất tin tưởng vào khả năng xây dựng trở lại của dự án. Thậm chí là mạnh mẽ hơn những gì đã tồn tại trước đó", Do Kwon nói với WSJ.
Phát ngôn này của CEO TerraForm Labs được công bố sau khi ông bị cáo buộc là nguyên nhân chính gây ra một trong những vụ sụp đổ lớn nhất lịch sử ngành tiền mã hóa. Hồi đầu tháng 5, đồng UST của Terra mất mốc 1 USD, kéo theo LUNA bất ổn.
Đồng thời, quyết định hy sinh LUNA để cứu UST của Do Kwon bị phản tác dụng, cuốn bay 99% giá trị vốn hóa của dự án, khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng. Trong các nạn nhân của vụ LUNA, có người đã phải tìm đến cái chết.
Do Kwon cho biết vẫn tin tưởng vào cơ hội thành công của LUNA 2.0.
Cú sập LUNA được xem là sự kiện kích hoạt mùa đông tiền mã hóa, kéo dài danh sách thiệt hại đến hiện tại. Giá của loạt đồng tiền số mất hàng chục phần trăm, khoản đầu tư của người dùng bị chia nhiều lần. Trong diễn biến mới nhất, nền tảng cho vay Celsius vừa thông báo đóng tất cả tài khoản trên giao thức, trị giá hàng tỷ USD.
Sau thất bại, Do Kwon đề xuất hồi sinh Terra bằng mạng lưới mới, trả thưởng cho nhà đầu tư bị thiệt hại bởi mô hình cũ. Từ giá khoảng 30 USD lúc vừa niêm yết, token LUNA 2.0 hiện được giao dịch ở mốc dưới 2 USD. "Nhiều đội ngũ đang chạy lại ứng dụng trên chuỗi khối mới", Do Kwon nói.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lợi thế cạnh tranh của LUNA 2.0 vẫn chưa rõ ràng. Đồng thời, việc đầu tư vào tiền số này hiện rất mạo hiểm. "Tôi không hiểu tại sao vẫn có người muốn đầu tư vào LUNA 2.0 sau khi sự cố khủng khiếp xảy ra với chuỗi khối ban đầu", Mati Greenspan, người sáng lập Quantum Economics nói.
Từ sau khi LUNA sụp đổ, Do Kwon trở thành mục tiêu của nhiều cáo buộc. Khoảng 90 nhà đầu tư Hàn Quốc đã đệ đơn kiện đồng sáng lập TerraForm Labs vì lừa đảo và tạo quỹ bất hợp pháp. Đồng thời, một công ty luật tại Chicago, Mỹ cũng đại diện nhà đầu tư bị thiệt hại trong vụ LUNA khởi kiện Do Kwon cùng công ty với cáo buộc gian lận và bán chứng khoán chưa đăng ký.
Trước những thông tin này, TerraForm Labs không đưa ra bình luận. Họ nói rằng những vụ kiện như vậy là vô ích và công ty sẽ tự có biện pháp. "Tôi bị ảnh hưởng bởi những sự kiện gần đây. Tôi hy vọng rằng tất cả gia đình trong sự cố hãy chăm sóc tốt cho bản thân và những người họ yêu quý" Do Kwon nói.
Con người khác của Do Kwon
"Tôi thật sự thấy tệ với cách mà tên tuổi của Do Kwon đang bị sa lầy lúc này", Ronald Angsiy, Giám đốc Điều hành Interlllabridge Techology chia sẻ. Ông Angsiy từng trực tiếp làm việc cùng Do Kwon trong thương vụ Terra và trở thành đại sứ cho LUNA.
Angsiy cho biết bản thân đã thua lỗ hơn 1 triệu USD khoản đầu tư cá nhân trong cú sập lịch sử. Tuy nhiên, chuyên gia này vẫn đánh giá cao Do Kwon. "Trên Twitter, anh ta như một kẻ cuồng tín. Nhưng bên ngoài, Do Kwon không phải người như vậy", ông Angsiy nói.
Trước sự cố, Do Kwon thường xuyên dùng những lời lẽ thô lỗ để phản bác ý kiến nói xấu LUNA.
Trong khi đó, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Do Kwon đã xây dựng một mô hình tinh vi, lừa đảo hàng nghìn người. "Nhìn cách anh ta đăng bài, nói chuyện trước máy quay, nó thể hiện đó là một kẻ lừa đảo", Cory Klippsten, Giám đốc Điều hành của Swan Bitcoin cho biết.
Do Kwon phản bác luận điểm nêu trên, cho biết bản thân cũng chịu thiệt hại trong cú sập. "Tôi tin tưởng vào giá trị của UST cùng khả năng phục hồi của nó. Tôi đã thua ván cược này, nhưng hành động của tôi khớp 100% với lời nói. Có sự khác biệt giữa thất bại với lừa đảo", Do Kwon thừa nhận.
Trên Twitter, Do Kwon thường dùng những ngôn từ mạnh và hành xử thô lỗ với người "nói xấu" dự án. "Tôi không tranh cãi với người nghèo trên mạng xã hội. Xin lỗi, tôi chẳng có gì để nói với bà ta lúc này", Do Kwon phản hồi bài đăng của Frances Coppola. Trước đó, bà Coppola đã bày tỏ sự hoài nghi với mô hình ngân hàng chạy trên nền tảng cho vay tiền số.
"Tôi có hối hận với một số điều đã nói trong quá khứ không? Có", Do Kwon nói trong một cuộc phỏng vấn.
Trước khi bắt đầu với Terra, Do Kwon từng là kỹ sư khoa học máy tính và có thời gian làm việc tại Apple, Microsoft.
Chi tiết nhỏ vạch trần quan hệ 'cơm không lành, canh không ngọt' giữa Apple và Facebook Trong danh sách gợi ý các ứng dụng "phải có" trên App Store, ba ứng dụng của Meta - Facebook, Instagram và WhatsApp - đều vắng mặt. Khi mới mua iPhone hoặc cài lại iPhone, bạn sẽ cài ứng dụng nào đầu tiên? Với nhiều người, đó có thể là Gmail, Amazon hay Netflix. Hiểu được điều này, Apple đã đưa ra gợi...