Đuổi học để làm gì?
Theo Bộ GDĐT, việc bỏ quy định đuổi học để hướng tới mục tiêu giáo dục tích cực trong nhà trường, đảm bảo sự tôn trọng, bao dung, nhất quán, không định kiến…
Ảnh minh họa. Nguồn Shutterstock.
Bộ GDĐT vừa ban hành dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh (HS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông để xin ý kiến góp ý đến hết ngày 31/10 trước khi ban hành chính thức. Dự thảo này sẽ thay thế cho Thông tư 08 được ban hành từ hơn 30 năm trước, năm 1988.
Theo Bộ GDĐT, việc bỏ quy định đuổi học để hướng tới mục tiêu giáo dục tích cực trong nhà trường, đảm bảo sự tôn trọng, bao dung, nhất quán, không định kiến…
Không còn bêu trước lớp, trước trường
Theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HS, SV của Bộ GDĐT cho biết: Về hình thức khen thưởng, kỷ luật học sinh, Thông tư 08 năm 1988 đang có hiệu lực quy định khen thưởng là: Khen trước lớp.
Riêng đối với HS các lớp cấp I, ngoài hình thức khen trước lớp còn hai hình thức khen thưởng sau đây: Thưởng phiếu khen và ghi tên vào bảng danh dự của lớp. Bên cạnh đó là: Khen trước toàn trường; Danh hiệu HS khá; Danh hiệu HS giỏi; Ghi tên vào bảng danh dự của trường; Danh hiệu HS xuất sắc; Được khen thưởng đặc biệt. Còn trong Dự thảo mới chỉ tuyên dương trước lớp, trước toàn trường, tặng giấy khen. Và các hình thức tuyên dương, khen thưởng khác phù hợp với mục đích và nguyên tắc khen thưởng HS.
Cũng theo ông Linh: Về khen thưởng, sẽ không khen tràn lan, đảm bảo thực chất, tránh hình thức. Theo đó, cuối năm học hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh xuất sắc đối với tiểu học, học sinh giỏi với THCS-THPT. Học sinh khá sẽ không có giấy khen. Đặc biệt chú trọng tuyên dương nhân rộng gương người tốt, việc tốt như học sinh nhặt được của rơi tìm người trả lại; cõng bạn đến trường; cứu bạn… Ngoài ra, tiếp tục duy trì những hình thức khen cũ như: Tuyên dương trước lớp, trường, giấy khen, thư khen.
Về kỷ luật HS, Thông tư 08 có các hình thức: Khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần, đuổi học 1 năm. Dự thảo mới chỉ còn 3 hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tối đa 2 tuần để giáo dục riêng.
Trong dự thảo mới, đặc biệt coi trọng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Giáo viên có thể thu thập các thông tin khách quan, xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp để giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như: Khuyên bảo, động viên, nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm; Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm.
Ngoài ra có thể tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý. Yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như: Hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại quy ước của lớp học, nội quy, quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật liên quan đến khuyết điểm của HS…
Để học sinh phát huy phẩm chất, năng lực
Theo nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, Thông tư 08 được ban hành từ năm 1988 đến nay đã hơn 30 năm. Mặc dù Thông tư trên đã có hiệu quả, tác dụng nhất định, nhưng qua quá trình phát triển cũng đã có những điều không còn phù hợp, cần điều chỉnh.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội chia sẻ sự đồng tình cơ bản của dự thảo này, đặc biệt là những điểm mới so với quy định hiện hành.
Theo ông Khang, mục đích của khen thưởng là tạo động lực cho HS phát huy hơn nữa phẩm chất và năng lực. Mục đích của kỷ luật là phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi không nên, không phải của HS. Từ mục đích có tính giáo dục trên, các hình thức khen thưởng, kỷ luật đã được cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng.
“Hình thức kỷ luật trong dự thảo mới có những điểm đáng lưu ý. Vẫn có hình thức khiển trách, cảnh cáo nhưng không “bêu” trước lớp, trước toàn trường như bấy lâu vẫn làm. Thời đại 4.0, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo “trước toàn thế giới”. Học trò mắc lỗi bị áp lực nặng nề, khó có thể vươn lên. Hơn nữa, hình thức kỷ luật tạm dừng học tập trên lớp đã thay thế cho cụm từ đuổi học thường dùng hiện nay… Với biện pháp giáo dục HS vi phạm kỷ luật, lần này yêu cầu nhà trường, giáo viên tăng cường giáo dục nhiều hơn, có nhiều nội dung cụ thể, kiên trì hơn trong việc giúp HS sửa lỗi”- ông Khang nói.
Khá nhiều phụ huynh, giáo viên cũng đồng tình với dự thảo lần này, trong đó đặc biệt ủng hộ quan điểm không đuổi học 1 năm đối với HS.
Anh Nguyễn Văn Tài (Phụ huynh một HS tại Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: Tôi ủng hộ điều đó vì việc đuổi HS là không phù hợp. HS là tuổi cắp sách đến trường, nhiều khi có cử chỉ, hành động, lời nói không đúng chuẩn, cần phải giáo dục. Nếu đuổi học thì vô hình trung nhà trường đuổi các em ra khỏi môi trường giáo dục. Đó là hình phạt nặng, thể hiện sự bất lực trong việc giáo dục các em.
Tuy nhiên, dự thảo mới có quy định về việc “tạm dừng học tập trên lớp đối với HS”, trong đó ghi rõ: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của HS, căn cứ đề xuất của Hội đồng kỷ luật HS của nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định thời hạn tạm dừng học tập trên lớp đối với HS tối đa là 2 tuần lễ để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm. Về quy định này, nhiều giáo viên, phụ huynh còn cảm thấy băn khoăn. Vì nếu nghỉ học 2 tuần, việc học của các HS bị gián đoạn. Khi HS quay lại trường học sẽ có tâm lý chán chường do theo không kịp bạn bè. Trường hợp xấu hơn là các em có thể sa vào những thú vui vô bổ.
Theo ông Bùi Văn Linh, trong dự thảo, hình thức kỷ luật tạm dừng học tập không đặt ra đối với HS tiểu học; với HS trung học, dựa vào Điều lệ trường THCS và trường THPT hiện nay, mỗi HS không được phép nghỉ học quá 45 ngày/năm học. Do vậy, thời gian buộc HS phải tạm dừng học tập mỗi lần là không quá 2 tuần, bởi vì không loại trừ trường hợp trong 1 năm học, 1 HS cụ thể nào đó có thể vi phạm nhiều lần và phải tạm dừng học tập không chỉ 1 lần. Nếu tạm dừng học tập quá 45 ngày thì sẽ vi phạm Điều lệ trường học và HS có thể không được lên lớp. Vì vậy, thông tư này sẽ phải tránh đẩy HS vào tình huống đó khi các em đang tiến bộ và thay đổi.
Hiện, Bộ GDĐT vẫn đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo.
Học sinh "nổi loạn", phải làm sao?
Dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố sẽ thay thế thông tư trước đây. Không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường, hướng đến giáo dục nhân văn
Nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục đồng thuận loại bỏ hình thức đuổi học nhưng cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có hướng dẫn cụ thể về việc "tạm dừng học trên lớp", phải thực hiện đồng bộ, nhất quán mới có hiệu quả. Đồng thời, cách khen thưởng học sinh cũng đã có những điều chỉnh, tạo động lực cho học sinh phấn đấu, tiến bộ, hạn chế tình trạng giấy khen được phát đại trà.
Áp dụng hình thức kỷ luật tích cực
Trong dự thảo mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, Bộ GD-ĐT đưa ra các hình thức kỷ luật tích cực như: khuyên bảo, động viên, nhắc nhở riêng tư đối với học sinh khuyết điểm. Có thể phối hợp với cha mẹ hoặc người giám sát hợp pháp học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm hay tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh. Hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
Đối với học sinh tái phạm nội quy, quy định của nhà trường, đã được thực hiện phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhưng chậm khắc phục, sửa chữa thì có thể áp dụng biện pháp khiển trách, cảnh cáo và nặng nhất là tạm dừng học tập trên lớp tối đa 2 tuần.
Kỷ luật, khen thưởng học sinh theo quy định mới đòi hỏi cao hơn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên Ảnh: QUANG LIÊM
Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, so với Thông tư 08/TT thì hình thức đuổi học một năm đã được thay thế, điều này phù hợp với thông lệ và xu thế của nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến. Việc tạm dừng học trên lớp có thời hạn 2 tuần là một cách tích cực hơn để nêu cao vai trò giáo dục của gia đình kết hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh, đòi hỏi cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh phải tham gia vào kế hoạch chung để điều chỉnh hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cũng cho rằng thay đổi trong dự thảo này thể hiện đúng phẩm chất, phẩm hạnh của người thầy trong quá trình giáo dục con người. Thông tư 08/TT ra đời năm 1988 đến nay đã 32 năm, nên có những vi phạm mang tính thời sự, hơi thở thời đại, đặc biệt vấn đề an ninh mạng thì rõ ràng chưa cập nhật. Do đó, thay đổi để bổ sung là điều tốt, cần thiết và cấp bách.
Khó răn đe học sinh tái phạm
"Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ, phải thấy rằng hiện nay, vi phạm của học sinh có những hành vi rất nặng, như: xúc phạm thầy cô, đánh nhau với bạn bè... Đối với những hành vi này thường xảy ra ở các học sinh cá biệt, có khí chất "nổi loạn", mà chỉ tạm đình chỉ việc học trên lớp 2 tuần nhưng không quy định được phép tái phạm bao nhiêu lần thì các em sẽ mặc sức vi phạm" - thầy Phú nhận định.
Thầy Phú băn khoăn, quy định sắp tới không có điểm dừng, học sinh tái phạm nhiều lần thì lần tiếp theo phải làm gì? Số ngày nghỉ sẽ giải quyết như thế nào, có quy vào hạnh kiểm không? Nếu hạnh kiểm yếu thì phải lưu ban, vậy các em lưu ban 2 năm có bị đuổi hay không?
Thầy Phú cho rằng đối với những học sinh vi phạm nặng, nên có loại hình trường học phù hợp để tiếp nhận học sinh, có biện pháp giáo dục hợp lý. Đối với trường hợp vi phạm nặng, lần thứ nhất ràng buộc là chỉ tối đa hạnh kiểm trung bình; lần thứ hai hạnh kiểm yếu, phải lưu ban. Ràng buộc thì học sinh mới sợ, không tái diễn. Bao dung là đúng nhưng cần có giới hạn, có định mức để còn thấy được tính nghiêm minh trong giáo dục.
Việc tạm đình chỉ học trên lớp, đưa học sinh xuống sân trường, cũng cần nghiên cứu, xem xét lại. Nếu lao động thì làm gì, ở đâu, xuống sân thì ai phân công, học sinh gặp sự cố trong khuôn viên nhà trường thì ai chịu trách nhiệm? Thầy cô ngoài công tác chủ nhiệm thì còn công tác chuyên môn. Trong biên chế nhà trường không có tổng giám thị thì ai là người quản học sinh khi các em xuống sân? Nhà trường quản lý 1.000-2.000 con người chứ không phải cắt cử nhiều người cho riêng một học sinh vi phạm.
Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, thông tư mới cần quy định chi tiết hơn nữa về giáo dục ở gia đình dành cho cha mẹ và người giám hộ học sinh. Điều 20 của dự thảo này chưa thể hiện đầy đủ vai trò quan trọng của giáo dục trong gia đình.
Cần tập huấn cho thầy cô xử lý những tình huống sư phạm trong trường học, chú trọng về kỹ năng, phương pháp nắm bắt tâm lý, tương tác giáo dục tích cực, chủ động với trẻ. "Xử phạt" học sinh đòi hỏi người giáo viên rất yêu nghề, yêu trẻ và dạy dỗ học sinh bằng tâm huyết và tình yêu thương..." - TS tâm lý Đào Lê Hòa An nhấn mạnh.
Đòi hỏi cao hơn kỹ năng sư phạm
Bà Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục Tập đoàn Microsoft, đánh giá nguyên lý, triết lý của dự thảo này rất tốt, phù hợp xu hướng giáo dục toàn cầu. Vấn đề là làm như thế nào cho hiệu quả, người thực hiện phải làm gì để dự thảo thông tư này không bị "phá sản".
Bộ GD-ĐT phải có hội nghị các nhà khoa học, chuyên gia tâm lý học, từ đó học hỏi các nước, tình hình Việt Nam để đưa ra những lộ trình, quy trình xử lý kỷ luật. Cần mô tả rõ hành vi, mức độ thì xử lý như thế nào, tùy vùng miền. Đưa đứa trẻ ra để giáo dục cá thể thì đương nhiên phải xác định đưa đi đâu? Ai là người chịu trách nhiệm, tiêu chí nào để quyết định trẻ đã được định hướng, đã thay đổi hành vi, quy trình thay đổi hành vi diễn ra thế nào?.
Đối với giáo viên cần có kỹ năng nhận diện và dự báo hành vi, những đứa trẻ như thế nào sẽ ứng xử ra sao, tìm cách ngăn ngừa trước khi hành vi diễn ra thay vì để hành vi diễn ra mới xử lý. Phương pháp sư phạm là quan trọng nhất để thực hiện được thông tư này.
"Dự thảo là hành lang pháp lý để vận dụng, xử lý kỷ luật hay khen thưởng. Nhưng văn bản hướng dẫn thực hiện mới là điều mong chờ nhất, cần nhiều phản biện từ các chuyên gia. Văn bản hướng dẫn phải có tính khả thi" - bà Quyên nhận định.
TS tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng đây là thay đổi phù hợp với sự phát triển về tâm lý, phương pháp giáo dục hiệu quả về đạo đức, lối sống cho các học sinh. Tuy nhiên, cần tăng cường hình thức đa dạng hơn trong 2 tuần ngưng học văn hóa thì làm gì.
"Cốt lõi của giáo dục là hình thành nhân cách của một con người hoàn thiện. Thầy cô là kỹ sư tâm hồn, ngoài kiến thức về chuyên môn, phương pháp sư phạm thì thầy cô cũng đóng vai trò là "chuyên gia tâm lý sư phạm", am hiểu tâm lý mới đồng cảm, nghiêm khắc, nhạy cảm, đặt mình vào vị trí, thấu hiểu sự phát triển tâm sinh lý của các bạn để lấy nhu thắng cương, bằng nghệ thuật thuyết phục lay động được học sinh đi theo con đường đúng" - TS Hòa An chia sẻ.
Phá bỏ bức tường bảo vệ giáo viên
"Trước đây, giáo viên nghĩ có một bức tường bảo vệ khỏi những học sinh chây lười học tập, nghỉ nhiều, vô phép, vô lễ, có những ràng buộc, kỷ luật thì đủ răn đe. Nay bỏ thì giáo viên phải rèn luyện đức tính kiên nhẫn, chịu đựng, nhẫn nại. Và phải có biện pháp cứng rắn, chế tài xử nặng giáo viên nếu như xúc phạm học sinh. Học sinh được bảo vệ bằng một bức tường lửa, bức tường pháp lý rất hữu hiệu. Nếu vậy, giáo viên sẽ có tâm lý buông lỏng "dễ người, dễ ta". Học sinh hư, giáo viên cũng không dám mạnh tay xử lý" - thầy Huỳnh Thanh Phú nêu quan điểm.
Học sinh cấp 2 và cấp 3 có thể làm bài kiểm tra viết trên máy tính Bộ GD&ĐT bổ sung thêm hình thức kiểm tra viết trên máy tính đối với học sinh THCS và THPT, nhằm đẩy mạnh đánh giá học sinh vì sự tiến bộ và phát triển năng lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê
Hậu trường phim
23:49:44 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
Sao việt
23:44:47 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
Thế giới
23:43:14 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
Pháp luật
23:40:11 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời
Sao châu á
23:35:14 23/02/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng
Phim việt
23:32:17 23/02/2025
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
23:12:09 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025