‘Đuổi học con vì mẹ chê đồng phục là không chấp nhận được’
Phó vụ trưởng Vụ Học sinh – Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng, nếu phụ huynh phản ánh đúng, việc trường VStar đuổi học sinh lớp 3 vì mẹ chê đồng phục xấu là không chấp nhận được.
“Không chấp nhận được”
Nhiều ngày nay, dư luận quan tâm câu chuyện cháu bé Minh Hải (lớp 3, trường VStar, quận 7, TP HCM) bỗng nhiên bị nhà trường buộc thôi học sau khi mẹ của em – chị Nguyễn Thanh Hiếu – nhận xét không tốt về đồng phục của con trên Facebook.
Chiều 8/9, trả lời Zing.vn, ông Đỗ Minh Hoàng – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, ông mới nhận được thông tin vụ việc. Tuy nhiên, theo ông Hoàng, báo cáo ban đầu của trường VStar có nhiều chi tiết khác với thông tin của phụ huynh phản ánh với báo chí.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, chị Hiếu có đơn xin chuyển trường cho con và bé Minh Hải hiện học tại trường công lập gần nhà.
Ông Hoàng cũng cho hay, sẽ phải kiểm tra lại sự việc một cách cẩn thận. Tuy nhiên, nếu phản ánh của phụ huynh là đúng, trường VStar không được phép đuổi học cháu Hải. Chị Hiếu có thể phản ánh lên Phòng GD&ĐT quận và lãnh đạo Sở sẽ yêu cầu trường nhận lại học sinh Hải, nếu phụ huynh có yêu cầu.
Đồng phục của học sinh trường VStar.
“Mọi mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhà trường đều không liên quan học sinh. Chỉ khi nào học sinh vi phạm nội quy đến mức độ đuổi học thì mới được đuổi học”
Video đang HOT
Ông Đỗ Minh Hoàng
Trước đó, trao đổi với Zing.vn, ông Dương Văn Bá – Phó vụ trưởng Vụ Học sinh – Sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, đồng phục do Hội đồng nhà trường và phụ huynh thống nhất, chứ không chỉ đơn phương phía trường đưa ra.
“Tùy từng trường hợp mà xử lý cho phù hợp chứ không thể thích thì đuổi. Để xử lý một học sinh phải có quy trình” – ông Bá nói.
Phó vụ trưởng Vụ Học sinh – Sinh viên khẳng định, nếu việc đuổi học này liên quan đồng phục là không chấp nhận được.
Không có phản hồi thỏa đáng
Chiều 8/9, chị Nguyễn Thanh Hiếu (35 tuổi, ngụ quận 2, TP HCM) cho biết, sau khi trường VStar có quyết định cho con trai thôi học, chị đã chuyển cháu sang trường công lập gần nhà. Đến nay, trường vẫn chưa có giải thích thỏa đáng với gia đình.
“Nếu nhà trường cho con tôi thôi học chỉ vì mẹ lên Facebook nói quan điểm về đồng phục thì quá vô lý”, chị Hiếu nói.
Người mẹ này khẳng định, chị không có ý định phản ánh lên các cấp thẩm quyền, mà chỉ muốn nhà trường liên hệ giải quyết thoả đáng, và cũng không có nhu cầu cho con học ở trường VStar nữa.
Theo nữ phụ huynh, sau khi chia sẻ câu chuyện về chiếc cà vạt của trường VStar lên mạng xã hội, đến ngày 20/6, giáo viên chủ nhiệm của bé Hải điện thoại mời chị lên trường gặp ban giám hiệu. Tuy nhiên, lúc đó, chị Hiếu đang đưa con đi nghỉ hè tại Hà Nội nên bảo gửi nội dung qua email. Sau đó, chị bất ngờ khi biết con mình bị đuổi học.
Sau cuộc trao đổi, ông Huỳnh Châu Lộc – Phó hiệu trưởng trường VStar đã trả lại chị Hiếu bộ hồ sơ của bé Minh Hải, gồm học bạ và tất cả những giấy tờ liên quan, rồi yêu cầu chị về nhà.
Liên quan vấn đề này, chúng tôi đã liên lạc với trường Vstar (quận 7, TP HCM), nhưng người đại diện từ chối trả lời.
“Phía lãnh đạo nhà trường có chỉ đạo không trả lời bất cứ câu hỏi nào với truyền thông. Chúng tôi sẽ họp nội bộ và giải quyết riêng sự việc này” – đại diện nhà trường cho biết.
Theo Zing
Hà Tĩnh: 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học tiếng Anh năm học 2015 2016
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu các phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND cấp huyện để có phương án bố trí đủ giáo viên dạy Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5; đảm bảo 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học Tiếng Anh từ năm học 2015 - 2016.
Cụ thể, từ năm học 2015 - 2016, 100% học sinh lớp 3 của Hà Tĩnh sẽ học theo chương trình Tiếng Anh 4 tiết/tuần. Tiến tới đạt 100% học sinh 3, 4, 5 học 4 tiết/tuần vào năm học 2018 - 2019.
Về giáo viên, tham mưu điều chuyển số giáo viên Tiếng Anh dôi dư ở THCS sang dạy tiểu học theo công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ở những nơi có điều kiện, căn cứ theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh, nhà trường hợp đồng giáo viên dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 theo chương trình tự chọn (2 tiết/tuần) để học sinh làm quen dần với Tiếng Anh.
Về phương pháp giảng dạy: Khuyến khích giáo viên áp dụng mô hình dạy học theo các hoạt động giao tiếp, trong đó lấy hoạt động giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học. Khi thực hiện mô hình này, lưu ý một số điểm sau:
Tăng cường các hoạt động học tập ngoài lớp học: Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh; giao lưu với các bạn khác lóp, khác trường, với người nước ngoài; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động viết vẽ để giới thiệu về bản thân, gia đình, nhà trường, ... bằng Tiếng Anh.
Tạo không khí vui chơi cho học sinh khi tham gia học Tiếng Anh, học sinh vừa học vừa chơi thông qua các hoạt động, các bài hát, các vở kịch đóng vai.
Giảm áp lực về ghi nhớ máy móc từ vựng và ngữ pháp cho học sinh. Việc ghi nhớ từ vựng/cấu trúc ngữ pháp phải thông qua các hoạt động giao tiếp, không yêu câu học sinh học thuộc lòng mà không có ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ.
Việc giảng dạy theo giao tiếp cần có sự hỗ trợ của phương tiện nehe nhìn và giáo cụ trực quan.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lưu ý, hiện nay, do đặc điểm mỗi trường tiểu học chỉ có 1 -2 giáo viên Tiếng Anh nên việc sinh hoạt chuyên môn gặp nhiều khó khăn.
Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT chỉ đạo tăng cường sinh hoạt chuyên môn Tiếng Anh liên trường và chỉ định tổ trưởng Tiếng Anh liên trường để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh ở tiểu học.
Theo GD&TĐ
Đà Nẵng: Lưu ý thí sinh ghi phiếu dự thi GD&TĐ - Ngoài hướng dẫn chi tiết đã in trên phiếu số 2 của hồ sơ đăng kí dự thi, Sở GD&ĐT Đà Nẵng hướng dẫn thêm một số mục cần lưu ý cho thí sinh dự thi tại cụm thi ĐH Đà Nẵng. Cụ thể, thí sinh cần ghi nhớ mã Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng là 04; Mục 5 -...