Đuổi học: Chỉ xử lý phần ngọn!
Theo các chuyên gia, trẻ có các hành vi lệch lạc cần được giữ ở môi trường tốt là trường học hơn là cho ra xã hội vốn lẫn lộn nhiều giá trị tốt – xấu.
ảnh minh họa
Sau khi Hội đồng kỷ luật trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) thông qua hình thức kỷ luật buộc thôi học có thời hạn đối với 2 nữ sinh lớp 9 vì đánh dã man 3 nữ sinh lớp 7 của trường, các chuyên gia giáo dục đã bày tỏ quan điểm trái chiều.
Cân nhắc hình thức kỷ luật
TS Nguyễn Đức Danh, Trưởng Khoa Khoa học Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM, băn khoăn: “Không rõ trường THCS Trần Hưng Đạo căn cứ cơ sở pháp lý nào. Tôi thấy bất ngờ về việc buộc thôi học 2 nữ sinh đến hết năm học 2017-2018, thời gian khá dài”.
Theo ông Danh, nhà trường vẫn là môi trường tốt nhất giúp trẻ hình thành và rèn luyện nhân cách. So với xã hội và gia đình – có cả 2 mặt tự giác và tự phát, tốt xấu lẫn lộn – nhà trường gồm đa số tác động tự giác như giảng dạy có giờ giấc, mục đích, nội dung, phương pháp…
“Ở lại trường học thêm một ngày, học được thêm một chữ vẫn tốt hơn ra ngoài xã hội vốn nhiều cạm bẫy”, ông Danh nhấn mạnh.
Theo ông, trẻ có hành vi xấu cần được giữ ở môi trường tốt như trường học. Khi nhà trường đưa ra quyết định kỷ luật học sinh (HS), cần cân nhắc xem mục đích của hình thức đó có tính giáo dục không, tâm lý trẻ ra sao, thời điểm có thích hợp?
TS Danh ủng hộ quan điểm giữ 2 HS lại rồi nhà trường mời chuyên gia tâm lý hoặc chỉ cần giáo viên chủ nhiệm ân cần tìm hiểu nguyên nhân, động viên và giúp các em dần thay đổi.
“Lỗi đầu tiên thuộc về cha mẹ, thầy cô. Vậy thì sao đổ dồn lên các em với hình phạt nghiêm khắc như vậy?”, ông Danh đặt câu hỏi.
Ông cho rằng khi nào nhà trường hội đủ điều kiện quản lý chặt chẽ, nhóm trẻ ít, điều kiện sân chơi rộng rãi, giảng viên được trả lương cao…, tình trạng bạo lực mới được hạn chế.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, giảng viên khoa Khoa học Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận khi trẻ có hành vi sai lệch với bạn bè, ngoài nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, các nhóm (fanclub)… tác động, có thể còn do các em thiếu kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn.
Có thể do sự không thống nhất trong quá trình xã hội hóa cá nhân (ví dụ thầy cô dạy một đằng, gia đình dạy một nẻo) khiến các em không phân biệt được đúng, sai.
Ngoài ra, việc người lớn sử dụng sức mạnh để dạy con cũng khiến trẻ nghĩ mình đủ quyền lực để “xử lý” những người yếu thế hơn.
Video đang HOT
“Cách ly gần một năm là hơi lâu nhưng khó có quyết định nào tốt hơn. Nếu sâu sắc hơn, nhà trường có thể cho người hướng dẫn, giám sát các nữ sinh này. Nếu các em có sự chuyển biến tích cực và mong muốn thay đổi, trở lại trường học thì có thể mềm mỏng thay đổi mức kỷ luật”, thạc sĩ Huyền đề xuất.
Quy định quá lạc hậu
Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP.HCM), cho rằng buộc thôi học chỉ là biện pháp cuối cùng của giáo dục và cũng chỉ xử lý phần ngọn. Nạn bạo lực học đường ngày càng khủng khiếp mà vẫn không có biện pháp nào giải quyết triệt để.
Ông Hiếu phân tích theo Thông tư 08/1988 của ngành giáo dục về khen thưởng, kỷ luật HS thì hình thức kỷ luật cao nhất cũng chỉ là đuổi học một năm. Sau một năm, HS mất hẳn một giai đoạn học tập, khi đi học lại thì thầy cô thêm cực vì mất thời gian dò bài.
Hơn nữa, trong khoảng thời gian bị đuổi học, các em dễ sinh tâm lý chán nản, ham chơi và càng dễ sa ngã. Chưa kể, Thông tư 08 ban hành gần 30 năm rồi nên lạc hậu và gây khó cho các trường khi phải căn cứ vào đó để kỷ luật HS.
Nhiều nhà giáo còn chỉ ra những bất hợp lý của Thông tư 08, cho thấy nó không phù hợp điều kiện thực tế hiện nay. Ông Hiếu cho biết ở một số quốc gia, HS vi phạm như trường hợp 2 nữ sinh ở Kiên Giang thì đuổi học luôn, cho vào trường giáo dưỡng. Ở nước ta, trường giáo dưỡng khó bảo đảm HS vào đó sẽ ngoan và trưởng thành.
Theo ông Trần Ngọc Minh, Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh, TP.HCM), các biện pháp xử lý kỷ luật theo Thông tư 08 quá nhẹ, không còn đủ sức răn đe nhưng các trường không thể làm khác.
Theo Zing
Trường đại học đuổi hàng nghìn sinh viên là cần thiết
Một số chuyên gia nhận định việc sinh viên bị buộc thôi học do yếu kém có nhiều nguyên nhân và đây là quá trình cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo
Trong tháng 10, ĐH Luật TP.HCM buộc thôi học 112 sinh viên hệ chính quy vì kết quả học tập kém, nhiều em khác rơi vào tình trạng "báo động đỏ" khi bị cảnh báo học vụ hoặc đình chỉ học một năm.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dự kiến cảnh báo học vụ 579 sinh viên và buộc thôi học 35 em có điểm trung bình học tập thấp.
Lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết mỗi năm, trường buộc thôi học từ 700 đến 800 sinh viên do không đảm bảo việc học. Nhiều trường đại học khác cũng có động thái tương tự.
Siết đầu ra - câu chuyện được xem là rất bình thường ở các trường đại học ở nước ngoài - bây giờ mới được nhiều đại học ở Việt Nam chú trọng.
Sinh viên đạt kết quả kém do đâu?
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP.HCM từng chia sẻ đuổi sinh viên là điều không mong muốn và "bất đắc dĩ trường mới thực hiện như vậy".
ĐH Luật TP.HCM vừa buộc thôi học hơn 100 sinh viên có kết quả học tập kém.
Thực tế, việc cảnh báo học vụ hay buộc thôi học được quy định tại Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo tín chỉ. Sinh viên bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo học vụ hai lần liên tiếp.
Tùy theo đặc điểm của từng trường, hiệu trưởng sẽ quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện sau đây để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên:
Điểm trung bình chung dưới 1,2 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1,4 đối với năm hai, dưới 1,6 đối với năm ba hoặc dưới 1,8 đối với các năm tiếp theo và cuối khóa. Điểm trung bình chung học kỳ dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1 đối với các học kỳ tiếp theo. Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Ngoài ra, quy chế cũng quy định thời gian đào tạo tối đa. Sinh viên không hoàn thành chương trình học trong thời gian đó sẽ phải thôi học.
Trao đổi với Zing.vn, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT - cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên bị đuổi học vì kết quả học tập kém.
Nguyên nhân thứ nhất nằm ở công tác tuyển sinh. Nhiều em đủ điểm vào đại học nhưng học được chương trình đại học hay không mới là điều quan trọng. Ông nói thêm vấn đề còn nằm ở chỗ liệu chương trình đào tạo, hệ thống đánh giá, đo lường của trường có chuẩn hay không.
Ngoài ra, sinh viên không bắt kịp chương trình, dẫn đến kết quả kém một phần do các trường nước ta chưa có cố vấn học tập để định hướng cho bạn trẻ. Ông dẫn ví dụ ở Mỹ, các trường có cố vấn, hỗ trợ sinh viên chọn tín chỉ phù hợp năng lực của bản thân và chuyên ngành mình chọn.
"Các trường cần nghiên cứu xem sinh viên bị buộc thôi học thường rơi vào năm nào để xác định nguyên nhân cụ thể", TS Vinh nói.
Các trường ở nước ta thiếu cố vấn học tập để định hướng cho sinh viên.
Trong khi đó, TS Trần Vinh Dự (tốt nghiệp ĐH Texes ở Austin, Mỹ), tình trạng này còn xuất phát từ việc bộ quản lý chỉ tiêu bằng phôi bằng. Ông lý giải giả sử bộ cấp cho trường khoảng 1.000 phôi bằng. Trường có thể tuyển nhiều thí sinh hơn rồi thực hiện siết đầu ra.
Trong quá trình đào tạo kéo dài 3-4 năm, trường loại bớt những sinh viên có kết quả kém. Như vậy, quá trình sàng lọc này giúp đại học vừa đảm bảo chất lượng đầu ra vừa tuân thủ quy định của bộ về chỉ tiêu đào tạo.
Học kém, sinh viên nước ngoài bị đuổi hoặc tự bỏ học
Ở nước ngoài, việc sinh viên bị thôi học hoặc chủ động bỏ học vì kết quả kém không phải chuyện hiếm lạ. Năm 2015, hơn 8.000 sinh viên người Trung Quốc bị các đại học Mỹ đuổi học vì điểm kém hoặc gian lận thi cử.
Trên thực tế, để đảm bảo chất lượng đào tạo và giữ vững uy tín của trường trong xã hội cũng như người sử dụng lao động, các trường phải thực hiện nghiêm túc công tác quản lý đào tạo và siết chặt đầu ra.
Trang State University thống kê 10 nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc bị đuổi học, trong đó bao gồm hành vi đạo văn, gian lận thi cử và kết quả học tập kém.
Theo đó, nếu không đủ tiêu chuẩn để hoàn thành khóa học, sinh viên phải học lại. Trường hợp điểm trung bình chung học tập quá thấp, thường là từ điểm D trở xuống, sinh viên sẽ nhận cảnh báo học vụ. Nếu người đó không thể cải thiện kết quả học tập, trường sẽ đưa ra quyết định thôi học.
Nhiều trường có quy định rõ ràng về việc này. Ví dụ, từ năm 2013, ĐH Idaho quy định sinh viên năm nhất sẽ bị đuổi học ngay lập tức nếu điểm trung bình của học kỳ đầu tiên đạt dưới 1 (thang điểm 4).
Trước đó, trường này nêu rõ sinh viên đạt điểm trung bình dưới 2 sẽ bị cảnh báo, quản chế và buộc thôi học nếu không cải thiện kết quả trong học kỳ kế tiếp. Quy định này được áp dụng tại nhiều trường với mức điểm trung bình tối thiểu khác nhau.
Trên thực tế, việc siết đầu ra để góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo ở nước ngoài, bao gồm Mỹ, được thực hiện nghiêm ngặt.
Tỷ lệ trúng tuyển (màu xanh) và tỷ lệ tốt nghiệp của một số đại học, học viện ở Mỹ. Ảnh: Nguyễn Sương.
Ngoài ra, tỷ lệ trúng tuyển của các trường thường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tốt nghiệp. Chẳng hạn, ĐH Coastal Georgia chấp nhận khoảng 92% đơn đăng ký vào trường nhưng chỉ 15% số sinh viên tốt nghiệp. ĐH Dine nhận 100% thí sinh ứng tuyển và tỷ lệ tốt nghiệp chỉ ở mức 15%.
Ngược lại, ĐH Harvard tuyển sinh khắt khe với tỷ lệ trúng tuyển 5,4%. Đổi lại, 97% sinh viên trường này thuận lợi tốt nghiệp. ĐH Stanford chỉ nhận 4,6% và có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 93%.
Nhiều trường buộc sinh viên lưu ban đến khi đạt yêu cầu cần thiết để hoàn thành khóa học đó, hoàn toàn toàn không có chuyện châm chước để tất cả có thể lên lớp.
Trong khi đó, Nguyễn Xuân, du học sinh tại Nga, cho biết hầu hết trường ở nước này không đuổi sinh viên nếu họ đạt điểm kém. Áp lực học tập cùng việc bị lưu ban khiến nhiều sinh viên chủ động thôi học thay vì bị đuổi.
Theo Nguyễn Sương (Zing)
Đại tá công an kể chuyện quy phục kẻ giết người phụ nữ ở chung cư cao cấp Ngày 2.11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội (PC45) cho biết, đang hoàn thiện hồ sơ khởi tố Phạm Thanh Tùng (21 tuôi), trú tại TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình về hành vi "giết người", "cướp tài sản". Như Báo CAND đưa tin, sau 18 giờ tích cực điều tra, Phòng Canh sat hinh sư (PC45) phối hợp với Công...