Dưới góc nhìn tâm lý, đâu là những yếu tố kích thích chúng ta thích xem video trực tiếp
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đến năm 2007, dịch vụ live stream, hay còn gọi là stream trực tiếp được đưa vào hoạt động lần đầu tiên.
Trải qua nhiều năm, livestream đã trở nên phổ biến với người dùng từ lúc nào không hay. Cho đến khi, Facebook và Youtube bắt đầu bổ sung dịch vụ này trên smartphone. Và thế là, những video trực tiếp lần lượt xuất hiện trên Newsfeed với tần suất ngày một dày hơn, ngày càng chiếm lấy nhiều thời gian của mọi người.
Tại sao chúng ta lại thường thích xem video trực tiếp nhiều hơn? Dưới góc nhìn của tâm lý học, sự hồi hộp, FOMO (fear-of-missing-out) và tính tức thời chính là ba yếu tố chi phối xu hướng các nội dung trực tuyến ngày nay. Sự kết hợp giữa ba yếu tố cùng với sự phổ biến của công nghệ di động, truyền thông xã hội khiến chúng ta thay đổi cách giao tiếp và kết nối với nhau.
Điển hình như Facebook làm hẳn một kênh riêng dành cho các nội dung trực tiếp, và các video trực tiếp này hầu như ngày nào cũng xuất hiện trên bảng tin của chúng ta. Trên phiên bản mobile, nút live được thiết kế ở giữa giao diện, thay thế cho biểu tượng mở cửa sổ Messenger, lại càng khiến cho chúng ta không thể làm lơ được nó.
Facebook đem đến cho người dùng những khoảnh khắc trực tiếp từ bạn bè và mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Facebook thống kê rằng nhiều người dành gấp 3 lần thời gian để xem video trực tuyến hơn là xem các video đăng tải bình thường. Các tài khoản Facebook tương tác nhiều hơn với video trực tuyến, để lại bình luận nhiều hơn gấp 10 lần so với các video thường.
Trong lĩnh vực marketing, hình thức livestream cũng bắt đầu được đưa vào danh sách chiến lược marketing. Nhưng trước khi nói rằng bạn đồng tình và ủng hộ hình thức video này, hãy cùng tôi đi tìm hiểu lý do tại sao video trực tiếp lại thu hút người tham gia đến vậy nhé.
Giống như những bức ảnh kích thích bộ não của chúng ta theo cách mà văn bản không thể, thì nội dung trực tiếp dường như chạm vào một số động lực tâm lý mạnh mẽ của chúng ta.
1. Cảm giác hồi hộp chờ đợi điều mình mong muốn xuất hiện
Nếu truyền hình thực tế cho chúng ta nhìn thấy nhiều điều thú vị, thì nó cũng sẽ khiến chúng cảm thấy tò mò về những hình ảnh đằng sau máy quay. Bản chất tò mò của con người sẽ khiến chúng ta mong muốn được chứng kiến những cảnh quay hậu trường. Đó là lý do tại sao sau khi phát sóng các chương trình truyền hình thực tế thì song song đó, sẽ có những đoạn video ngắn quay lại hậu trường của những người nổi tiếng, những người tham gia chương trình.
Khác với các chương trình truyền hình thực tế, trong khi các cảnh trong video đã được cắt ghép thì các nội dung của video trực tiếp hoàn toàn không có khả năng chỉnh sửa video. Ví dụ như cô ca sĩ mà chúng ta đang theo dõi có thể quay trực tiếp cảnh hậu trường đang chuẩn bị tại một buổi hòa nhạc nào đó cho các fan xem. Hay hình ảnh của chàng diễn viên đẹp trai The Rock có thể làm chúng ta điên đảo với video trực tiếp đang tập luyện trong phòng gym.
Video đang HOT
Các nội dung trực tiếp sẽ đem đến cảm giác chân thực hơn và gần gũi hơn cho người xem. Bản tính tò mò, thích thú của con người khi được chứng kiến cách thế giới vận hành, cách những người ở cách chúng ta hàng ngàn, hàng triệu cây số sinh hoạt và hoạt động giúp thúc đẩy sự quan tâm của chúng ta đối với video trực tiếp.
2. Có lúc chúng ta phải chờ đợi để được xem những điều đặc biệt từ video trực tiếp
Chẳng có gì khó hiểu khi các sự kiện thể thao như bóng đá luôn được phát trên các kênh truyền hình. Tại sao? Vì các video trực tiếp phát bóng đá chỉ phát một lần thôi. Nếu bạn là fan bóng đá, và bạn muốn theo dõi tỷ số và cả trận bóng, chỉ có một cách là theo dõi nó thôi.
Nội dung trực tiếp mà hay thì cũng sẽ kiếm được khá nhiều tiền. Theo tờ New York Times, Twitter đã trả 15 triệu USD cho NFL để phát trực tiếp 10 trò chơi, hy vọng sẽ kiếm được nhiều người xem để bù qua cho sự tăng trưởng chậm của mình.
Hơn nữa, những yếu tố như “không thể bỏ lỡ”, “chuyện gì cũng có thể xảy ra lúc mình không xem” là một phần khiến video trực tiếp trở nên hấp dẫn. Sự hồi hộp cũng là một yếu tố thúc đẩy số người xem mạnh mẽ. Thậm chí đó chỉ là những nội dung rất bình thường thì với hình thức trực tiếp, nó cũng sẽ kéo bạn lại xem.
Có lần tôi chỉ ngồi trước màn hình máy tính trong 5 phút đồng hồ để nhìn một chiếc thang máy đang trống người, tôi đang chờ sự xuất hiện của đạo diễn Shia Labeouf trong một pha nguy hiểm công khai trực tiếp. Nhưng thật sự là nó không đáng một chút nào hết. Tôi đã tốn thời gian cho cái video nhảm nhí này chỉ vì tôi mong đợi điều gì bất ngờ sẽ xuất hiện.
Tương tự với ứng dụng nhắn tin Snapchat có khả năng tự động xóa tin nhắn trong vòng 24 giờ, nội dung trực tuyến ẩn chứa một chút khẩn cấp, pha thêm một chút hồi hộp. Thế là nó trở nên độc đáo với người dùng.
3. Phản hồi tức thì, kết nối tức khắc
Nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng ngay tức thì có liên quan mạnh mẽ đến tâm lý. Con người sinh ra có sứ mệnh thu thập thông tin để điều hướng cả thế giới, nhà tâm lý học Susan Weinschenk viết, dù là tìm kiếm cho nhu cầu thiết yếu (như thức ăn), hay học hỏi những điều phức tạp hơn, giống như khi ra mắt chiếc điện thoại iPhone 7. Nhờ vào smartphone, việc tìm kiếm thông tin ngày càng ở gần chúng ta hơn bất kỳ lúc nào.
Các video trực tiếp cứ thế tiếp tục làm hài lòng mọi người thông qua sự chia sẻ tức thì, ám ảnh tức thời và kết nối tức khắc.
Trên Facebook Live, những biểu tượng cảm xúc giúp người dùng bày tỏ cảm xúc của họ trong lúc đang xem phát sóng trực tiếp; đài phát sóng sẽ nhận được những phản hồi về nội dung ngay lập tức. Họ cũng có thể tương tác với những người để lại bình luận một cách trực tiếp, phản hồi lại các đề xuất hoặc câu hỏi của họ.
Giống như một buổi hòa nhạc trực tiếp hoặc chương trình hài kịch, khán giả sẽ được tương tác với diễn viên, ca sĩ trực tiếp. Nhưng trên phương diện truyền thông xã hội, không hạn chế số lượng khán giả – bất cứ ai đang ở bất cứ nơi nào cũng đều có thể tham gia và được kết nối ngay và luôn.
4. Hiệu ứng FOMO
FOMO, viết tắt của fear-of-missing-out, nghĩa là hiệu ứng “nỗi sợ bị bỏ lỡ”. Đây được xem như một hành vi của nhiều người. Tức là, khi người ta nghĩ rằng họ đang bỏ lỡ một điều gì đó rất thú vị, họ sẽ trở nên lo lắng. Video trực tiếp có thể giúp chế ngự nỗi sợ này; nếu người dùng không thể được trải nghiệm điều này trong đời thực, truyền hình trực tiếp có thể đóng vai trò là vật thay thế khá hiệu quả.
Lấy ví dụ của Youtube, các buổi biểu diễn được chọn phát trực tiếp tại Coachella, đây có thể được xem như là một phương pháp dành cho những người gặp hội chứng FOMO. Ở cấp độ cá nhân, để tránh hội chứng FOMO này, bạn thân hoặc gia đình có thể chia sẻ các sự kiện với nhau như tiệc sinh nhật của các con, các bạn, …
Mặt khác, video trực tiếp cũng có thể gây ra cảm giác FOMO và thôi thúc người dùng hành động. Đài truyền hình ABC cũng đang dùng Facebook để tăng lượt người xem chương trình truyền hình của họ. Trong các buổi hỏi – đáp trực tiếp, các diễn viên từ các chương trình nổi tiếng trả lời các câu hỏi của người hâm mộ trong bầu không khí thân mật. Nhưng quan trọng nhất là ở cuối phần trò chuyện, các diễn viên có thể nhắc khéo khán giả đừng quên mở xem tập phim mà có thể họ sẽ không muốn bỏ lỡ.
Và đó là những lý giải xét trên phương diện tâm lý học tại sao video trực tiếp lại phổ biến rộng rãi đến vậy.
Theo Thế Giới Di Động
Samsung dùng máy quay nửa triệu USD của Sony để phát sóng truyền hình 8K
Một trong những lí do chính khiến giới công nghệ kém mặn mà với TV 8K khi đưa ra lời khuyên cho bạn, đó là thiếu nội dung.
Tuy nhiên, Samsung đang nỗ lực giải quyết vấn đề này, bắt đầu từ việc hợp tác thí điểm phát sóng truyền hình 8K với các đài truyền hình.
Theo Forbes, Samsung đã hợp tác cùng đài truyền hình Anh quốc để phát sóng trực tiếp trận đấu thể thao dưới định dạng 8K HDR đầu tiên tại quốc gia này. Trận đấu được thử nghiệm công nghệ mới là Arsenal gặp Olympiacos, nằm trong giải UEFA Europa League, tại sân vận động Emirates của Arsenal. Tất nhiên sẽ không thể thưởng thức chính xác trận đấu ở đâu ngoài ba màn hình TV QLED 8K mà Samsung bố trí. Theo lời phóng viên từ Forbes, John Archer, kết quả rất ngoạn mục.
Samsung hợp tác với đài truyền hình Anh để thử nghiệm phát sóng 8K (ảnh: Forbes)
Mức độ chi tiết dồi dào hơn bất kỳ trận đấu thể thao phát live nào mà ông từng xem, hình ảnh cực kỳ chân thực, giống như nhìn vào khung cửa sổ thay vì là một màn hình. Có một chút nhiễu trên màn hình nhưng chỉ có thể nhận ra khi bạn đi lại thật gần. Samsung đã sử dụng mẫu QLED Q950R 82 inch để chiếu, với một sợi dây truyền tín hiệu không nén từ bốn nguồn cấp. Tổng băng thông dữ liệu video là 48GB. Tốc độ khung hình của tín hiệu video là 50fps.
Một người phát ngôn của công ty cho biết, ứng dụng streaming BT sắp cập bến TV 8K Samsung. Thuê bao đăng ký có thể truy cập vào dịch vụ BT Ultimate để xem thi đấu thể thao dưới định dạng 8K HDR, tốc độ khung hình 50fps. Có nghĩa thử nghiệm hôm nay không phải chỉ nhằm trình diễn đơn thuần, Samsung và đài BT thực sự muốn cung cấp cho bạn những trận đấu 8K trong tương lai. Một tin vui cho người dùng TV Samsung, đài BT sử dụng codec mã hóa video HEVC nên sẽ tương thích cả với các TV 8K năm 2018.
Máy quay truyền hình Sony 8K có giá hơn nửa triệu USD được sử dụng trong thử nghiệm
Các cảnh quay 8K HDR của nhà đài hiện được ghi hình bởi một máy quay Sony UHC-8300, ghi hình 8K lên đến 120fps, giá khoảng nửa triệu USD tức đâu đó 11 tỷ đồng tiền Việt. Mặc dù chi phí đắt đỏ là vậy (chỉ riêng máy quay truyền hình 8K đã tốn hàng trăm ngàn USD), đài đã từng mong muốn có thể sử dụng hai camera như này để ghi hình với các thiết lập khác nhau. Tuy nhiên vì dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Sony đã không kịp giao hàng tới cho họ.
Bên cạnh đó, HDR được thiết lập ở mức 1.000 nit. Phóng viên Forbes cho biết hình ảnh trông rất nhất quán, vượt xa truyền hình trực tiếp độ phân giải thấp trước đây. HDR khiến mọi thứ chân thực hơn, trong khi mật độ điểm ảnh gia tăng làm sắc nét các chi tiết hơn. Thậm chí tương lai, con số có thể đạt tới vài ngàn nit. Máy quay 8K của Sony hoàn toàn không có giới hạn, TV QLED của Samsung thì có đỉnh sáng đạt tới hơn 2.000 nit. Chất lượng hình ảnh HDR sẽ rất hứa hẹn.
Khi phát sóng trên dịch vụ truyền hình 8K bằng công nghệ băng thông rộng, đài BT muốn tốc độ băng thông đạt khoảng 80Mbps
Hình ảnh được truyền trực tiếp với băng thông 48Gbps rất sắc nét, độ động cao hơn so với tín hiệu phân phối qua đám mây. Tuy nhiên, xem qua băng thông rộng truyền không dây vẫn rất đẹp. Codec HEVC đã nén từ 48Gbps xuống còn 60Mbps, gửi qua nhiều bước trung gian để tới được TV QLED 65 inch của Samsung. Độ trễ cũng chỉ thấp hơn 40 giây.
Đài BT dự kiến khi phát sóng băng thông rộng cho các hộ gia đình, tín hiệu sẽ truyền khoảng từ 60 đến 80Mbps, đồng thời cân nhắc thêm cả định dạng mã hóa AV1 xem liệu có thể cải thiện hiệu quả nén tín hiệu 8K hơn hay không. Đài BT hứa hẹn sẽ cung cấp dịch vụ phát sóng 8K trên các máy console tương lai, nhằm chống lại suy nghĩ 'không có nội dung 8K' đang rất phổ biến ở các chủ đề công nghệ. Dịch vụ có thể khởi động từ năm tới, chúng ta hãy chờ xem.
Còn tại buổi thử nghiệm hợp tác với Samsung, họ dùng dây truyền tín hiệu trực tiếp không nén, băng thông 48Gbps
Theo VN Review
Người dùng mạng xã hội thích xem video Lượng tương tác trên Facebook với nội dung video đạt 6,55% trên tổng số lượt tiếp cận, cao hơn mức 5,22% của các post ảnh. Theo thống kê của We are Social, công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội, nội dung với định dạng video chiếm ưu thế trên các nền tảng số, đặc biệt là mạng xã...