Dưới 1.000 USD, dân Ngoại thương không làm?
Bắt đầu từ một bài tuyển dụng bình thường trên diễn đàn của trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 được một blog và một trang truyền thông có tiếng trên Facebook đăng tải, những xôn xao về tuyên bố “gây sốc” của một vài sinh viên nơi đây đã thu hút được nhiều bình luận của cư dân mạng.
Thí sinh xem lại bài trước giờ thi tại Trường ĐH Ngoại thương năm 2008. Ảnh: Lê Anh Dũng
Sự việc bắt đầu từ một bài đăng tuyển dụng sinh viên sắp ra trường hoặc mới tốt nghiệp đăng trên diễn đàn của sinh viên Ngoại Thương với mức lương khởi điểm thử việc là 3.309.000 đồng. Ngay lập tức, thông báo tuyển dụng này đã bị một số thành viên diễn đàn cho rằng quá thấp, không xứng đáng với năng lực của sinh viên Ngoại thương. Nếu học Ngoại thương mà ra trường chỉ đạt mức lương đó thì thà học “Nông lâm” hay các “trường Cao đẳng dưới quê” còn hơn.
>> “… lương thấp tè tè mà còn chảnh!!!! Chị có học NT không?? Điều tra bảng lương của cử nhân NT rồi hãy post nhak chị, cái này dùng tuyển sinh viên làm thêm thì phù hợp hơn. (… em nói hơi thẳng, đụng lòng tự ái thì chị cứ phăng)”
>> “sinh viên NT mà có năng lực thực sự thì lương dưới 1k$ ko bao giờ làm. Học ngoại thương mà làm nhiu đó thà học nông lâm!”
Dù đa số các ý kiến mang tính tiêu cực trên là của các sinh viên năm 1 và năm 2 còn thiếu trải nghiệm cuộc sống và còn có phần nào đó sự hăng hái và tự hào thái quá của những người được học trong một môi trường có điểm đầu vào cao, có chất lượng thuộc hàng đỉnh ở Việt Nam, và ngay sau đó, một số thành viên quản trị diễn đàn và các anh chị lớn đã phản đối thái độ hơi quá tự tin và so sánh không tốt về các trường khác của các sinh viên trên:
“Nói thế này đủ biết bạn này ko có kinh nghiệm đi làm. Miễn bàn với vấn đề tự tin thái quá kiểu thế này. Mà nói năng nên suy nghĩ nhé bạn”
“Với tình trạng người ta share thông tin việc làm, đã ko làm hoặc ko hứng thú thì nên quan sát theo dõi thui! Đằng này các bạn chém gió lung tung như thế, vừa mất lòng người post thông tin vừa làm giảm giá trị bản thân vừa lòi ra cái ngờ – u của mình”
Nhưng những bình luận gai mắt như trên của các sinh viên Ngoại thương đã khiến một người làm công tác nhân sự có blog kinhcan24 cảm thấy khó chịu, và anh bình luận “Không biết các bạn nghĩ sao nhưng tôi với tư cách nhà tuyển dụng cũng như người sử dụng thì tôi không dám dùng sinh viên Ngoại Thương lắm. Họ có vẻ tự tin thái quá. Từ đó dẫn đến việc ít chịu học hỏi, hay đòi hỏi và cuối cùng là mức độ cam kết với tổ chức không cao. Khi tôi tuyển sv Ngoại Thương về, tôi sợ họ không ở được lại với công ty quá sáu tháng. Đó là điều tôi lăn tăn.”
Và rồi giọt nước đã tràn ly, những bình luận của chủ blog kinhcan24 đã lan với tốc độ như tên lửa qua nhiều cộng đồng mạng, và đặc biệt được một trang truyền thông trên Facebook, có gần 100.000 thành viên hâm mộ, loan tin.
Từ đó, dư luận mạng đặt câu hỏi về những ảo tưởng trong môi trường học đường ở các trường được gọi là “Top” ở Việt Nam. Thậm chí ý kiến của bạn Nguyễn Thuận trên Facebook đề cập tới việc giáo dục lại tư tưởng cho sinh viên các trường Đại học được gọi là “Top” ở Việt Nam, để cho các bạn không mắc lỗi tư duy khi cho rằng mình chỉ cần vào một trường đại học tốt, thuộc hàng “đỉnh” là có thể đảm bảo những mức lương khủng “nghìn đô”.
Nguyễn Thuận cũng cho rằng, dù cho đó là những ý kiến của các sinh viên mới vào trường, còn chưa có nhiều hiểu biết về cuộc sống, nhưng không thể phủ nhận được sinh viên có được những suy nghĩ đó là vì nghe được ở đâu đó xung quanh về mức lương cực kỳ hấp dẫn khi ra trường.
Rồi những tuyên bố đánh bóng tên tuổi, hùng hồn về những trường Đại học “Harvard Việt Nam”, “hàng đầu khu vực” đã tạo ra sự tự mãn một cách vô thức trong đầu các sinh viên này.
Video đang HOT
Anh cho rằng, một số trường Đại học đã làm hư sinh viên khi đưa ra những ví dụ điển hình về những cá nhân xuất sắc có mức lương hàng nghìn đô khi mới ra trường để tạo ra ảo tưởng cho sinh viên, mà quên nói cho sinh viên rõ rằng đó chỉ là những cá thể đặc biệt, không thể đại diện cho số đông cử nhân tốt nghiệp từ trường mà ra.
“Tôi thấy nhiều trường ĐH đem một cá thể vượt trội với mức lương khủng của một tập đoàn ra làm mức lương chung của sinh viên trường. Chính cái tư tưởng không đồng bộ này của trường ĐH mà khiến sinh viên càng lúc càng tỏ ra tự mãn, tự ti hơn, đem so sánh với các trường cửa dưới và tự hào về mình”
Anh kết luận “ Tóm lại, trường ĐH nên tư tưởng cho sinh viên quay về thực tại, sống với thực tế hơn và loại bỏ tư tưởng CỬA TRÊN ngay ở môi trường giáo dục ĐH này.”
Những ý kiến lên án và phả đối mạnh mẽ “phát ngôn gây sốc” của vài sinh viên Ngoại Thương đã khiến cộng đồng này phản ứng lại. Một quản trị viên diễn đàn FTU2 là Antonio Vivaldi qua một bài phân tích dài đã chỉ ra tới 8 lỗi sai mà anh gọi là “nguỵ biện” trong luận điểm mà kinhcan24 đưa ra.
Và qua đó, cũng khuyên các sinh viên mới vào trường nên cẩn trọng trong phát ngôn, và toàn bộ sinh viên của trường không quá lo lắng về dư luận không tốt bên ngoài, bởi “các bạn chỉ cần chứng minh cho họ thấy được năng lực và đạo đức của các bạn khi ra đời thì tự bản thân họ sẽ phải thay đổi quan điểm không tốt (nếu có) của họ mà thôi.”
Nhưng ngay dưới bài “luận tội”, cũng có một thành viên là mod và là đàn anh của Vivaldi là TAL đã phản hồi như sau:
“Với tư cách là sinh viên khóa trước, anh có vài với khuyên với em như sau:
- Em đừng đem sách vở để phân tích 1 ý kiến cá nhân như vậy. Họ là nhà tuyển dụng, họ có quyền nêu lên quan điểm như vậy.
- Anh thấy suy nghĩ của người này là hoàn toàn đúng đứng trên quan điểm 1 người sử dụng lao động. Thử hỏi: Em có dám ăn nước tương mà trên đó có ghi: sử dụng chất 3-MCPD để bảo quản không?!?!”
Ngoài ra, một cựu sinh viên Ngoại thương với blog trpdat cũng viết bài phản đối những nhận định phê phán sinh viên Ngoại thương, trpdat cho rằng: “việc sinh viên Ngoại thương (FTU) đòi lương dưới 1000$ thì không làm – mình thấy không có gì kì lạ cả. Nếu bạn đã học vất vả để vượt qua đầu vào rất cao ở FTU, hoạt động tích cực, học tập tích cực, ham học hỏi và có chí phấn đấu trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như vậy, bạn hoàn toàn có quyền hi vọng một mức lương như vậy, điều đó không có gì là sai”
Anh còn phản đối những ý kiến mà anh gọi là “mạt sát” dân Ngoại thương, rồi cho rằng nhận xét của kinhcan24 “không dám dùng sinh viên FTU nữa” vì “”ít chịu học hỏi, hay đòi hỏi và cuối cùng là mức độ cam kết với tổ chức không cao” là “giống như việc kim cương cứng nên thôi ta đừng nhọc công tìm cách cắt nó làm gì, lấy gì dẻo dẻo như đất sét mà tạo hình cho sướng”
Vụ việc này có thể coi là một bài học cho những bạn thích phát ngôn nông nổi trên mạng.
Bạn thấy đấy, dù bạn chỉ là một cái nick ảo vô danh trên mạng, nhưng chỉ cần phát ngôn của bạn gây sốc và được một số trang truyền thông loan tin, cộng với ý kiến của những người vốn không có thiện cảm với cộng đồng của bạn, bạn đã trở thành một “tội nhân” khiến cả trường bị lên án, cả cộng đồng mà bạn yêu mến phải khó khăn đứng ra chống chọi lại làn sóng phản đối từ nhiều cộng đồng trên mạng.
Và dù có chống trả thành công đi chăng nữa, thì cộng đồng của bạn cũng đã dính phải những “tiếng xấu” mà rất lâu sau mới có thể tẩy sạch trong tâm trí mọi người.
Theo VNN
Sinh viên Ngoại thương nô nức thử giọng trước Lan Trinh
200 thí sinh bảng Đơn ca của cuộc thi "Tiếng hát sinh viên Ngoại thương - FTUShine 2011" đã có một ngày thử giọng vô cùng háo hức, đầy tiếng cười với Lan Trinh trong vai trò ban giám khảo.
Lan Trinh nhí nhảnh trước giờ thi của các bạn sinh viên.
"Tiếng hát sinh viên Ngoại thương" là cuộc thi uy tín do Hội Sinh viên trường ĐH Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP.HCM tổ chức hai năm một lần. Cuộc thi năm nay với chủ đề "Sparking Melody" diễn ra từ ngày 07/03 - 08/05/2011 với 4 vòng thi chính: Thử giọng (Audition), Sơ kết, Bán kết và Chung kết. Cuộc thi đã thu hút hơn 400 thí sinh đăng ký dự thi, với hơn 200 thí sinh bảng Đơn ca và gần 50 nhóm ca.
Thí sinh chờ tới lượt thi thố.
Các thí sinh bảng Đơn ca "xuất trận" đầu tiên với vòng Thử giọng ngày 03/04 vừa qua. Đây là một hình thức mới mẻ được Ban Tổ chức cuộc thi áp dụng cho lần tổ chức thứ 7 này. Trong vòng thi kéo dài hơn 8 tiếng này, mỗi thí sinh có tối đa 3 phút để thể hiện chất giọng và khả năng ca hát, trình diễn của mình trước Ban Giám khảo. Không có nhạc nền, không có người hát bè hay biểu diễn phụ họa - đó là yêu cầu "khắt khe" của vòng thi nhằm đánh giá chính xác và khách quan chất "mộc" trong giọng hát của thí sinh.
Hầu hết các thí sinh đều tự tin và nhập tâm vào bài hát.
Háo hức nhưng vẫn không kém phần lo lắng và hồi hộp là tâm trạng chung của các bạn thí sinh năm nay. Bạn Lương Đức Anh (K49 CLC) cho biết: "Đây là lần đầu đầu tiên mình tham gia một cuộc thi hát lớn như vậy nên cảm thấy hồi hộp, đến nỗi chân tay cứ run bắn cả lên".
Cả những thí sinh từng tham gia "Tiếng hát sinh viên Ngoại thương" năm 2009 như bạn Thái Nguyên (K47D) cũng không tránh khỏi sự hồi hộp: "Mặc dù đã từng thi FTUShine năm trước nhưng đến với cuộc thi năm nay mình vẫn có những cảm xúc rất khác. Kinh nghiệm giúp mình có lợi thế hơn một số bạn nhưng mình vẫn không thể chủ quan và nói trước được điều gì. Tiết mục tham gia thử giọng năm nay của mình chính là bài mà mình đã trình diễn trong đêm Chung kết năm 2009 với hi vọng mình sẽ diễn tốt hơn", giải Khuyến khích bảng Đơn ca FTUShine 2009 "thú nhận".
BGK được một buổi làm việc căng thẳng hết công suất.
Bên cạnh đó, nhiều thí sinh cho biết khá hài lòng với sự thể hiện của mình. Bạn Minh Hiền (K49CLC2) tự tin sau phần thi: "Mình dự thi bài tủ "Em về tóc xanh" nên cũng không phải tập luyện gì nhiều và cũng tự tin hơn chút ít. Mình khá là hài lòng với phần thi vừa rồi".
Góp mặt trong hàng ghế giám khảo là trưởng BTC Nguyễn Đình Vũ và hai giọng ca trưởng thành từ "Tiếng hát sinh viên Ngoại thương 2007", ca sĩ Lan Trinh - top 6 "Sao Mai Điểm Hẹn" 2010, đại sứ của cuộc thi năm nay và ca sĩ Trọng Khương - thành viên nhóm nhạc Harmony.
Nhận xét về các bạn thí sinh năm nay, Lan Trinh cho biết "Sinh viên Ngoại thương đúng thật có một gu thẩm mỹ âm nhạc rất cao. Trong suốt ngày thi hôm nay, có rất nhiều giọng ca đã làm Ban Giám khảo thích thú lẫn ngạc nhiên. Nhiều bạn sở hữu chất giọng lạ và đặc biệt - điểm &'độc đáo' ở sinh viên một trường chuyên về các khối ngành Kinh tế như Ngoại thương". Cô ca sĩ của "Chạy theo ánh mặt trời" sẽ còn tiếp tục đồng hành với các thí sinh ở những vòng thi sau trong vai trò Giám khảo và cố vấn chuyên môn.
Từ hơn 200 thí sinh của vòng Thử giọng, Ban Giám khảo đã chọn ra 52 thí sinh xuất sắc nhất bảng A - Đơn ca đi tiếp vào vòng Sơ kết cùng 43 nhóm ca của bảng B. Cuộc thi sẽ tiếp nối hành trình với đêm Bán kết tại sân trường ĐH Ngoại thương Cơ sở 2 vào ngày 17/04 và khép lại bằng đêm Chung kết tại nhà hát Bến Thành vào ngày 08/05/2011 với sự góp mặt của những ca sĩ hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sinh viên Ngoại thương giành giải nhất tại cuộc thi kinh doanh khu vực Vượt qua đối thủ Thái Lan, nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với dự án kinh doanh "Than sạch thân thiện với môi trường" đã giành giải nhất tại cuộc thi "Thách thức dự án kinh doanh Mekong McKinsey". Nhóm sinh viên Trường ĐH Ngoại thương và ban giám khảo cuộc thi. Tổ chức cuộc thi này bởi Công ty...