Được xét tuyển ĐH từ kết quả phổ thông
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, có 31 trường ĐH, CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng, nếu được Bộ chấp thuận, các trường này sẽ tuyển sinh theo các phương án mới ngay trong năm nay. PV Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga xung quanh các đề án này.
Có khả năng nhiều trường thi riêng sẽ được sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm tiêu chí xét tuyển vào ĐH, CĐ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Có thể sửa đổi quy chế tuyển sinh cho phù hợp
Theo đề án tuyển sinh riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, năm nay trường này vẫn thi “3 chung” nhưng không nhận hồ sơ của thí sinh thi nhờ (dự thi vào trường này nhưng lấy kết quả xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường khác). Điều này có làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh và vi phạm quy chế thi hiện hành hay không, thưa ông?
Năm nay, Bộ đã cho phép các trường được tự chủ tuyển sinh, vì vậy những trường có đề án tuyển sinh riêng sẽ được tuyển theo cách riêng của mình mà không phải tuân thủ quy chế thi “3 chung” như trước đây.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn tham gia thi “3 chung” nhưng thực hiện sơ tuyển trước khi thi, vì thế chỉ những thí sinh qua vòng sơ tuyển mới được nộp hồ sơ dự thi vào trường. Quy trình nộp hồ sơ của trường cũng có nhiều thay đổi nên những thí sinh muốn thi nhờ sẽ không nộp được hồ sơ theo phương án của trường. Nếu các đề án được triển khai thì quy chế thi năm nay cũng sẽ phải sửa đổi theo những tình hình mới. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với những trường có đề án riêng chứ không phải trường nào cũng được thực hiện. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh vì các em còn nhiều cơ hội đăng ký thi nhờ ở các trường khác.
Trừ một vài trường văn hóa nghệ thuật, hầu hết các đề án tuyển sinh riêng đã được công bố thì không có trường nào thật sự thi riêng mà vẫn tham gia thi hoặc xét tuyển từ kết quả của kỳ thi “3 chung”. Các trường chủ yếu thực hiện xét tuyển những ngành khó tuyển từ kết quả THPT của thí sinh. Bộ có chấp thuận những đề án đó hay không?
Đúng là có không ít đề án đề nghị lấy kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào ĐH, đặc biệt là ở những ngành khó tuyển. Theo tôi, những phương án này là phù hợp vì đây là năm đầu tiên thí điểm thi riêng, các trường chỉ áp dụng ở một số ngành có ít thí sinh đăng ký để rút kinh nghiệm. Đối với những ngành khó tuyển sinh mà xã hội đang cần đào tạo thì việc áp dụng phương pháp xét tuyển cũng sẽ là cơ hội để tuyển được thí sinh.
3 vấn đề tiếp tục nghiên cứu
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết trong quá trình lấy ý kiến về đổi mới tuyển sinh, ngoài các ý kiến đồng thuận, còn có 3 vấn đề được dư luận nêu ra. Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến và nghiên cứu triển khai nếu được xã hội đồng thuận.
Thứ nhất, với kỳ thi “3 chung” năm 2014 nên xem xét việc xác định điểm sàn phù hợp hơn, nghiên cứu các tiêu chí khác thay thế cho điểm sàn mềm dẻo hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào.
Video đang HOT
Thứ hai, theo quy định kỳ thi “3 chung” hiện nay, thí sinh đăng ký nguyện vọng dự thi vào các trường trước khi thi nên tính may rủi rất lớn, nên chăng tổ chức kỳ thi chung trước rồi sau khi có kết quả, thí sinh mới đăng ký xét tuyển vào các trường phù hợp.
Thứ ba, nên nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ làm một. Khi đó, đề thi sẽ có một số lượng câu hỏi mang tính chất cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi nâng cao để phân loại thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Phải có ngưỡng đảm bảo chất lượng
Như vậy Bộ chấp thuận việc dùng kết quả tốt nghiệp THPT để làm chuẩn xét tuyển vào ĐH, trong khi kết quả này trên thực tế chưa được xã hội tin tưởng. Điều này có mâu thuẫn với chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo hay không?
Sử dụng kết quả học tập phổ thông để xét tuyển vào ĐH là quyền của các trường. Nghị quyết đổi mới GD-ĐT đã cho phép các trường ĐH được kết hợp sử dụng kết quả học tập phổ thông để làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả đó như thế nào để đảm bảo chất lượng là điều cần quan tâm. Vì vậy, trong đề án tuyển sinh riêng, Bộ yêu cầu mỗi trường phải đưa ra được ngưỡng đảm bảo chất lượng. Ngưỡng đó phải đảm bảo xét tuyển được những thí sinh có chất lượng chứ không phải là chỉ tốt nghiệp THPT là được xét tuyển vào ĐH. Ngưỡng đó tối đa cũng chỉ cho phép khoảng 60% thí sinh tốt nghiệp THPT đủ điều kiện xét tuyển (điểm tốt nghiệp và kết quả học tập THPT từ 6 hoặc 6,5 trở lên).
Khả năng có bao nhiêu trường được thực hiện đề án tuyển sinh riêng trong năm nay, thưa ông?
Hầu hết những đề án được công bố là đã có sự tham gia đóng góp ý kiến của Bộ, vì vậy khả năng được triển khai là rất cao. Kế hoạch ban đầu ngày 10.2 là thời hạn cuối nhận đề án tuyển sinh riêng để Bộ xem xét và quyết định trước 10.3. Tuy nhiên, do Tết Nguyên đán nghỉ dài nên sẽ lùi lại đến khoảng cuối tháng 2. Khi chính thức ban hành quy định về việc tuyển sinh, Bộ sẽ thông báo thời gian này. Dự kiến, năm nay sẽ có khoảng hơn 20 trường thực hiện đề án tuyển sinh riêng, trong đó có 10 trường văn hóa nghệ thuật đã được thực hiện từ năm 2013.
Thấy gì từ đề án thi riêng ?
Số lượng các trường ĐH, CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng năm 2014, năm đầu tiên cho phép các trường được tổ chức tuyển sinh riêng ngoài kỳ thi “3 chung” (chung đề, chung đợt, chung kết quả xét tuyển), tăng dần kể từ khi Bộ điều chỉnh quy định cho các trường thi riêng có thể kết hợp xét tuyển thí sinh thi chung.
Có thể thấy gì từ đề án mà các trường đang lấy ý kiến dư luận?
Thêm 2 trường CĐ vừa thi vừa xét tuyển
Ngày 11.2, Bộ tiếp tục công bố đề án tuyển sinh riêng của Trường CĐ Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường CĐ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Du. Hai trường này đều thực hiện hình thức thi tuyển và xét tuyển. Các ngành văn hóa theo kỳ thi chung do Bộ tổ chức, các ngành năng khiếu thi kết hợp với xét tuyển (thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển các môn văn hóa). Xem chi tiết tại địa chỉhttp://www.thanhnien.com.vn
Đối với các trường, điều phấn khởi nhất là thực hiện được những thay đổi mà trước đây đã từng lên tiếng nhưng do cơ chế “3 chung” đã không làm được. Còn nhớ 2 năm trước, ĐH Kiến trúc TP.HCM rục rịch thay đổi môn thi khối V, H cho phù hợp với hướng đào tạo liền bị phản đối quyết liệt, Bộ không cho phép vì thí sinh chưa chuẩn bị và sự thay đổi của trường sẽ ảnh hưởng thí sinh thi khối này ở trường khác. Cũng thời gian đó, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết có thể không nhận thí sinh thi nhờ. Tuyên bố này lập tức bị dập tắt ngay vì nếu Trường ĐH Bách khoa làm được thì trường khác làm được. Vậy thì sẽ phá vỡ “3 chung”. Nay, nhờ quy định cho phép tuyển sinh riêng, nếu đề án của 2 trường được thông qua, thì các trường này cũng như nhiều trường khác sẽ trong tình trạng “bất chiến tự nhiên thành”.
Các trường/ngành năng khiếu, văn hóa nghệ thuật thoát khỏi “cái áo 3 chung” quá chật, đường hoàng được thi hoặc xét tuyển theo những môn hoặc cách mà mình cho rằng phù hợp nhất. Đây là điều mà lẽ ra phải được thực hiện từ lâu nhưng cơ chế “3 chung” mà nhiều trường đành phải chấp nhận.
Với những trường/ngành lâu nay khó tuyển sinh thì đây là cơ hội vàng để thoát khỏi tình trạng này. Ngoài các ngành năng khiếu, phần lớn những ngành dự kiến xét tuyển riêng theo điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc quá trình học tập ở bậc học này, theo đề án của các trường, đều là những ngành khó tuyển sinh. Nếu chấp nhận các đề án tuyển sinh riêng theo hướng này, rõ ràng Bộ chính thức công nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là một trong những điều kiện để xét tuyển vào ĐH cho dù hiện còn nhiều lo ngại về chất lượng kỳ thi này. Điều này cũng cho thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT là chuẩn quốc gia để xét tuyển vào ĐH, CĐ có thể là hướng đi sau năm 2015.
Đề án của các trường nhìn chung mới giải quyết được những vấn đề trước mắt mà không thấy định hướng chiến lược phát triển lâu dài, thiếu tính đột phá.
Đành rằng “3 chung” đã không còn phù hợp nhưng nếu hình dung từ sau năm 2015, mạnh trường nào trường đó thi riêng miễn đáp ứng đủ điều kiện của Bộ thì sẽ càng rắc rối đến chừng nào. Vấn đề của các trường là cốt làm sao tuyển được người học theo đúng yêu cầu. Vậy tại sao không nghĩ đến ý kiến đã nhiều người đề xuất: Không còn chung xét tuyển. Nghĩa là vẫn cần một tổ chức ra đề (không nhất thiết phải là Bộ), cùng thời gian thi tuyển, trên kết quả này các trường kết hợp với các tiêu chí khác để xét tuyển.
Làm như thế vừa không lãng phí lại tránh được nhiều rắc rối nảy sinh.
Theo TNO
Chương trình phổ thông, cao đẳng tại Anh quốc
The Royal Wolverhampton School, CATS Colleges, INTO Newton và INTO Manchester A-levels... là một trong những trường nổi bật về đào tạo học sinh vào các đại học hàng đầu của Vương quốc Anh.
Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu học bổng chương trình phổ thông và cao đẳng tại các trường phổ thông nội trú, cao đẳng công lập và tư thục hàng đầu Vương quốc Anh. Hội thảo sẽ diễn ra vào 9h - 12h, thứ bảy, ngày 16/11, tại khách sạn Norfolk, 117 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP HCM; và vào 14h - 18h, ngày 17/11, tại khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Bạn có thể đăng ký tham dự tại đây.
Đại diện các trường sẽ trực tiếp giới thiệu về học bổng chương trình GCSE, A-level, IB, dự bị đại học, Diploma (tương đương năm thứ nhất đại học) dành cho các bạn học sinh từ lớp 8 đến lớp 12, nhập học tháng một và tháng 9/2014. Đến với hội thảo, bạn sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ chọn trường và khóa học phù hợp nhất, chuẩn bị hồ sơ xin visa, chọn ngành học, trường đại học.
Bạn sẽ có cơ hội nhận học bổng lên tới 100% học phí; được hỗ trợ 100% phí visa trị giá 10,43 triệu đồng cho học sinh đăng ký nhập học tháng 1/2014 tại hội thảo. Đặc biệt, các chuyên gia người Anh sẽ tư vấn hướng nghiệp miễn phí cho bạn, bao gồm làm bài trắc nghiệm và nhận kết quả.
Bạn sẽ có cơ hội nhận học bổng lên tới 100% học phí; được hỗ trợ 100% phí visa trị giá 10,43 triệu đồng cho học sinh đăng ký nhập học tháng 1/2014 tại hội thảo.
Các trường tham gia:
1. The Royal Wolverhampton School (www.theroyalschool.co.uk/): Trường nội trú, cách thành phố Birmingham 20 phút đi tàu. 99% học sinh của trường được nhận vào đại học theo nguyện vọng một và 100% học sinh tốt nghiệp A-levels và GCSE.
2. Chase Grammar School: Trường nội trú, cách thành phố Birmingham 20 phút đi tàu, đứng thứ 16 tại Anh về kết quả A-levels với 85% đạt điểm A*, A và B. Trường có chương trình A-levels 5 kỳ nhập học vào tháng một và chương trình GCSE một năm. Học phí của trường hợp lý, bao gồm bảo trợ và ăn ở trong các kỳ nghỉ ngắn, học sinh không phải trả thêm phí bảo trợ.
3. Westbourne School (Penarth): Trường nội trú, nằm ở gần thành phố lớn Cardiff, là trường chuyên giảng dạy về IB, đứng thứ 5 tại Anh về kết quả GCSE.
4. Westminster Kingsway College (Central London): trường cao đẳng công lập, nằm ngay trung tâm thành phố London với mức học phí vừa phải. Chương trình học gồm: A-levels, dư bị đại học, BTECs và các khóa học nghề...
5. CATS Colleges: Trường cao đẳng tư thục được thành lập từ năm 1952, có cơ sở tại London, Cambridge và Canterbury. Chương trình học từ GCSE, IGCSE, A-levels, IB, dự bị đại học và tiếng Anh. Kết quả học tập của trường xuất sắc, với điểm số cao, học sinh được nhận vào các trường đại học hàng đầu như: Cambridge, Oxford, kinh tế London...
6. INTO Newton và INTO Manchester A-levels: Thuộc tập đoàn giáo dục INTO, chương trình A-levels của trường dành cho học sinh xuất sắc muốn học ngành y, dược hoặc vào các trường hàng đầu như: Oxford, Cambridge. Hơn 80% học sinh đạt điểm A* và A, 31% học sinh được nhận vào các trường top 10 tại Anh và 31% được nhận vào học ngành y tại các trường hàng đầu.
Chi tiết liên hệ:
- Hội Đồng Anh tại TP HCM: Chị Phương - (08) 3 8232 862 (số máy lẻ 2501).
- Hội Đồng Anh tại Hà Nội: Chị Hồng - (04) 3 843 6780 (số máy lẻ 1995).
Theo TNO
Học phổ thông tại CATS Academy Boston CATS đã đưa nhiều học sinh vào các trường đại học trong top 30 của Anh và là "cánh cổng" dẫn lối du học sinh vào những trường đại học top của Mỹ. CATS Academy Boston và Công ty tư vấn du học Đức Anh mời các phụ huynh và học sinh tham dự buổi gặp gỡ trực tiếp với đại diện của...