Được tuyển thẳng vào đại học nhờ sáng chế sữa tắm đuổi muỗi
Hai học sinh dân tộc thiểu số tại Đắk Nông sẽ được tuyển thẳng vào đại học và nhận học bổng tổng trị giá 400 triệu đồng nhờ sáng chế sữa tắm từ cây sả.
Điểu Linh (dân tộc Mơ Nông) và Voòng Thị Hồng Hạnh (dân tộc Hoa), học sinh khối 12, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, đoạt giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia. Các em sẽ được tuyển thẳng vào đại học và nhận học bổng toàn phần trị giá 400 triệu đồng.
Hai bạn đã vận dụng những kiến thức hóa học để tìm ra công thức điều chế sản phẩm sữa tắm có tính năng tẩy rửa, khử khuẩn, diệt nấm và đuổi muỗi.
“Chúng em tìm tài liệu về sả chanh trước rồi nhờ thầy hướng dẫn để có thể chế tạo ra sữa tắm”, Hồng Hạnh chia sẻ.
Sả chanh (loại cây thuộc họ sả thơm mùi của hương chanh) có thân màu tím, mọc hoang, không ăn được nên ít người trồng.
Sản phẩm sữa tắm đuổi muỗi từ sả chanh của hai học sinh dân tộc thiểu số. Ảnh cắt từ clip.
Vào mùa mưa, vùng Tây Nguyên có nhiều muỗi, nhất là muỗi vằn. Các em đưa sả chanh vào phòng ở nội trú cho thơm thì không còn muỗi. Từ đó, hai học sinh nảy ra ý tưởng sử dụng cây này điều chế sản phẩm đuổi muỗi.
Video đang HOT
Dưới sự giúp đỡ của thầy Võ Như Sơn, phó hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, các em đã mò mẫm và làm ra sản phẩm sữa tắm.
Thầy Sơn cho biết xuất phát từ thực tế sử dụng cây sả tại địa phương, hai em nảy ra ý tưởng và trao đổi với giáo viên trong trường. Từ đó, các em tìm ra được hướng xử lý nguồn thông tin của mình biến thành sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
Điểu Linh và Hồng Hạnh chế tạo sữa tắm dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Võ Như Sơn. Ảnh cắt từ Clip.
Ban giám hiệu ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM đã công bố tuyển thẳng Điểu Linh và Hồng Hạnh vào trường sau khi các em vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới.
Các em sẽ lựa chọn một trong 25 chuyên ngành để học với học phí toàn phần 400 triệu đồng. Ngoài ra, sản phẩm của các em sẽ được một công ty dược mua lại sau khi được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bản quyền.
Thành công bước đầu của Linh và Hạnh đã tạo nên động lực cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vốn gặp nhiều hạn chế về điều kiện nghiên cứu và sáng tạo khoa học công nghệ.
Theo Zing
Cán bộ lớp liên thông khẳng định không thu tiền 'đi thầy'
Ban cán sự lớp 04 liên thông DHV, Quản lý đất đai 1 hệ vừa học vừa làm, Đại học Tài nguyên và Môi trường khẳng định không có chuyện thu tiền để "đi thầy" như sinh viên phản ánh.
Liên quan việc sinh viên tên Thanh (lớp 04 liên thông DHV, Quản lý đất đai 1 hệ vừa học vừa làm, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) phản ánh phải đóng tiền để đi "ngoại giao" trước kỳ thi, ban cán sự đã làm việc với Zing.vn chiều 16/1.
Lớp trưởng Phan Mỹ Hảo và đại diện ban cán sự đã gửi đơn có chữ ký của các sinh viên trong lớp khẳng định không có chuyện thu tiền để "ngoại giao" và giảng viên không nhận tiền của sinh viên, những khoản thu chi của lớp là hợp lý.
Trả lời phản ánh của sinh viên Thanh (đã đổi tên) về khoản chi "môn CSQLĐĐ 2.000 K - hai triệu đồng", "môn thầy Hùng 2.000 K", "môn thầy Cường 2.000 K", tập thể lớp cho rằng đây là số tiền thuê người cài đặt các phần mềm học tập chuyên ngành như Auto card, Gis, Microstation.
Số tiền hai triệu dành cho một môn học được dùng cho cả lớp và mỗi sinh viên đều được cài đặt những phần mềm này. Họ cho rằng đây là những môn chuyên ngành, phải làm thực tế nên bắt buộc có phần mềm hỗ trợ.
Những khoản chi của lớp do sinh viên Thanh cung cấp. Ảnh: N.T.
"Chúng tôi không biết cài đặt nên bắt buộc phải thuê người hỗ trợ. Ghi 'thầy Hùng 2.000 K' nghĩa là dành cho môn của thầy, chứ không phải đưa cho giảng viên. Việc ghi tắt này đã gây ra hiểu nhầm không đáng có", đại diện lớp nhấn mạnh.
Hai thầy giáo có tên trong danh sách đóng tiền của lớp (thầy Cường và Hùng) cho hay không hề biết các khoản thu của lớp. Số tiền các bạn đóng dành cho môn học, giảng viên chỉ đưa tên phần mềm, sinh viên tự thuê người cài đặt.
Về 3 khoản chi "TTGDTX 500 K", cũng theo những sinh viên này, đó là số tiền dùng để mua hoa tặng thầy cô dịp 20/11 của năm 2015, 2016; mua bánh, hoa quả liên hoan cuối khóa (Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quản lý hệ vừa học vừa làm).
Về nội dung phản ánh lớp thu mỗi sinh viên 1.500.000 đồng để đưa cho trung tâm, tập thể lớp khẳng định trong đơn "không có sự việc này". Họ cho rằng ban đầu lớp bàn thu mỗi người 1.500.000 đồng để liên hoan cuối khóa. Nhưng sau đó các thầy không đồng ý, lớp không thu nữa.
Từ căn cứ đó, tập thể lớp 04 liên thông DHV, Quản lý đất đai 1 hệ vừa học vừa làm cho rằng phản ánh của sinh viên Thanh không đúng.
Ông Bùi Văn Thắng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM - cũng khẳng định trung tâm không nhận bất cứ khoản thu nào ngoài học phí. Còn về số tiền 1.500.000 đồng ghi trong danh sách thu dành cho trung tâm, ông không biết và cũng không nhận.
"Tôi không biết các bạn trong lớp đã thu chưa nhưng tôi có nói với các bạn là mình không nhận", ông Thắng cho biết.
Trước đó, Zing.vn nhận được phản ánh của sinh viên tên Thanh (lúc đầu sinh viên này phản ánh chưa chính xác tên lớp) về việc phải góp tiền để "đi thầy" nếu không muốn bị đánh trượt.
Sinh viên này cung cấp ảnh chụp các khoản chi của lớp và không đồng tình với việc phải đóng 1.500.000 đồng.
Tho Zing
Đánh giá nghiêm túc, học sinh nào dám 'không thi, không học' Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS, nhà nước, phụ huynh đỡ tốn kém tiền bạc, công sức, nhưng các em lại không chịu học hành. Các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo vì nhiều lý do mà vẫn chạy đua theo thành tích, cho lên lớp hết. Điều ấy càng...