Được học trên xe sang chắc gì ra trường đã sửa được các bệnh của xe sang?
Việc học trên xe tiên tiến không hoàn toàn phản ánh được tay nghề thực sự của sinh viên đó sau khi ra trường.
Mới đây, một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh dạn mua hẳn một chiếc ô tô điện siêu sang của hãng Tesla nổi tiếng toàn cầu về chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên.
Sau sự việc này, đã có không ít ý kiến trái chiều bàn luận. Nhiều người cho rằng, việc làm này thể hiện cho sự đổi mới, phù hợp với xu hướng ngành nghề của sinh viên sau khi ra trường trong tương lai.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc các trường có điều kiện đầu tư cho sinh viên học tập, nghiên cứu trên những sản phẩm đắt tiền là tốt. Nhưng trên thực tế, dù sinh viên được học trên các mô hình như vậy ở trong các trường nghề, cũng chưa hẳn đã bổ trợ tốt kinh nghiệm và đánh giá được thực chất tay nghề của các bạn đó sau khi ra trường.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, anh Hoàng Trọng Kiên, Giám đốc Gara sửa chữa và độ xe ô tô Việt Thái (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết:
“Bản thân tôi trước đây cũng theo học đại học. Tuy nhiên, dù ở trường có đào tạo bài bản và được học với những mô hình máy móc khác nhau nhưng đến khi ra trường, bước vào lập nghiệp mới thấy mình còn cần phải bổ sung rất nhiều.
Hiểu nôm na là dù có được trải nghiệm thực tế, đầy đủ các mô hình hoặc được học với những dòng xe đời mới, đắt tiền đi nữa thì trong thế giới của xe ô tô mỗi dòng xe lại có những đặc điểm khác nhau, không hãng nào giống với hãng nào. Một kiến thức chung tổng quan được học không thể áp dụng được hết vào thực hành được.
Vì thế, dù sinh viên đó có tốt nghiệp bằng đại học về kỹ thuật sửa chữa ô tô, nhưng khi vào công ty để làm việc thì bắt buộc chúng tôi vẫn phải đào tạo cho các bạn đó lại từ ban đầu. Bạn nào có tư duy và nhạy bén nghề nghiệp thì ít nhất cũng phải mất 3 năm sau mới có thể trở thành một người thợ có tay nghề.
Khi ấy, các ông chủ mới hoàn toàn yên tâm giao hẳn một chiếc xe của khách cho các bạn ấy xử lý. Bởi, có một số dòng xe đắt tiền, trong quá trình sửa chữa nếu làm hỏng thêm thứ khác rất có thể khoản tiền bạn ấy đền bù cho khách là cả một hoặc vài tháng lương.
Không những thế, tay nghề khi ra trường của một sinh viên nó khác hoàn toàn với tay nghề của một người thợ có được khi trải nghiệm thực tế.
Đơn cử như vấn đề về điện ô tô cũng đã có rất nhiều vấn đề hỏng hóc có thể xảy ra mà có thể trên trường các bạn chưa được biết tới.
Trên thực tế hiện nay, nhiều hãng xe ô tô nhà sản xuất hệ thống điện body, điện điều khiển được lập trình khác nhau so với các dòng xe truyền thống nên khi đấu nối, chỉ có những tay thợ đã “kinh” qua những dòng xe như vậy mới nắm bắt được nguyên do vì đâu.
Ngành kỹ thuật về ô tô là một ngành đặc thù mà yêu cầu người thợ đó phải có được những kinh nghiệm thực tế.
Video đang HOT
Từ việc học trên các mô hình trên lớp với chuyện bắt tay vào sửa chữa trong thực tế trên các dòng xe ngoài thị trường là hai cái hoàn toàn cách xa nhau.
Những kiến thức khi các bạn sinh viên được học trên trường hầu hết chúng mang tính tổng quan, nguyên lý chứ không chú trọng vào chi tiết sửa chữa từng căn bệnh có thể xảy ra với từng loại xe ô tô nói riêng”.
Anh Hoàng Trọng Kiên, Giám đốc Gara sửa chữa và độ xe ô tô Việt Thái. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nêu đánh giá về khả năng tích luỹ kinh nghiệm của các sinh viên khi được học với một mô hình hiện đại, anh Kiên chia sẻ: “Việc một trường đại học nào đó trong Thành phố Hồ Chí Minh mạnh tay chi tiền tỉ sắm xe sang về cho sinh viên nghiên cứu là điều tốt.
Tuy nhiên, học trên xe tiên tiến không hoàn toàn phản ánh được tay nghề thực tế của sinh viên đó sau khi ra trường.
Khi vào làm việc tại một xưởng sửa chữa ô tô, nó còn nhiều vấn đề nữa mà sinh viên đó cần phải được bổ túc, chưa kể nếu làm việc với những ông chủ muốn giấu nghề, thì vốn kiến thức bổ túc lại còn xa vời hơn.
Mặt khác, với một số dòng xe sang, khi đã qua quá trình vận hành chúng có thể sinh ra rất nhiều căn bệnh khác nhau chứ không riêng gì những lỗi phổ biến mà các sinh viên được học”.
Để có góc độ khác hơn về kinh nghiệm sửa chữa ô tô và những điều học ở nhà trường, chúng tôi đã trao đổi với bạn Lê Tuấn Anh, là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp khoa công nghệ ô tô của một trường đại học ở Hà Nội.
Tuấn Anh đang xin làm thợ phụ tại một xưởng sửa chữa ô tô gần trường để nâng cao tay nghề trong thời gian chờ lấy bằng tốt nghiệp.
Tuấn Anh chia sẻ: “Để nói thực chất về khả năng làm việc độc lập của một sinh viên học chuyên ngành về sữa chữa ô tô ngay sau khi vừa ra trường thì rất là khó. Chính bản thân em cũng đã từng trải qua thời gian như thế.
Một phần nguyên do có thể nói đến là trong thời gian học tập ở trường phần lớn các sinh viên chỉ chuyên sâu vào lý thuyết, mà các khả năng hỏng hóc có thể xảy đến trên các dòng xe thì có cả trăm nghìn trường hợp.
Trong một chiếc xe ô tô thông thường có đến 20.000 bộ phận, để nhớ được cái đó đã là một quá trình rồi.
Thậm chí nhiều “căn bệnh” của xe xảy ra trong thực tế, có thể lúc học trên trường các sinh viên như em cũng chưa hề được các giáo viên đề cập tới.
Vì thế, đa phần sinh viên sau khi ra trường vào làm việc tại các cơ sở sửa chữa ô tô cũng đều phải bổ túc lại hoàn toàn.
Theo em, với tình hình hiện tại ở nước ta khi mức độ phổ biến của dòng xe điện là rất ít, đồng nghĩa với việc những kiến thức các em được học sau khi ra trường cũng chỉ để đấy, đợi đến lúc dòng xe điện trở nên phổ thông ở nước ta cũng có thể mất cả một thời gian dài nữa. Qua năm tháng sinh viên sẽ dễ bị quên lãng kiến thức đã được học.
Tất nhiên, trong quá trình đào tạo ở bất cứ một trường nghề nào thì sinh viên ngoài nghiên cứu về dòng xe ô tô điện như đã nói, các bạn vẫn được học những kiến thức về các xe chạy nguyên liệu truyền thống như xăng hay dầu.
Nhưng việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên để sau khi ra trường các bạn chưa có nhiều điều kiện để áp dụng ngay vào thực tế, dẫn đến tình trạng bỏ quên kiến thức, điều này là đang lãng phí thời gian và công sức”.
Tiến sĩ Stanford: 'Học tiếng Anh bằng trải nghiệm thực tế'
Anh Nguyễn Chí Hiếu là tiến sĩ Kinh tế học tại Đại học Stanford, thủ khoa MBA tại Đại học Oxford, thủ khoa ngành Kinh tế và Khoa học Chính trị tại Học viện Kinh tế - Chính trị London (LSE).
Ngoài ra, anh còn lọt top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới (năm 2006), hiện là nhà đồng sáng lập và CEO của Tổ chức Giáo dục IEG Global.
Trải nghiệm của anh đối với tiếng Anh là như thế nào?
Là học sinh chuyên Anh, đạt giải quốc gia năm lớp 11, mình đã nghĩ rằng... mình giỏi tiếng Anh; đến khi đi học nước ngoài, mình... không nghe được thầy cô giáo nói gì mấy. Xem tivi, truyền hình cũng không nghe được nhiều. Phần diễn đạt mình cũng lóng ngóng.
Mình nhận ra, tiếng Anh mình học mang tính hàn lâm, học thuật ngôn ngữ học, hơn là vận dụng vào thực tế. Nó mang tính chất "tiếp nhận", "thu vào" hơn là "sản xuất", "phát ra". Thế là, mình "ép" bản thân làm quen lại từ đầu với tiếng Anh thực tế qua trao đổi, giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, trò chuyện với host để nhờ họ chỉnh sửa từng chút.
TS Nguyễn Chí Hiếu (bìa phải) tại Chương trình EISENHOWER FELLOWSHIP. - (ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Tiếng Anh giúp mình đạt được toàn bộ những suất học bổng nhiều năm qua. Chính việc học và sử dụng tiếng Anh thực thụ để đọc, nghiên cứu, viết lách, trao đổi, trình bày trong nhiều ngữ cảnh đã giúp mình tích lũy được kiến thức nền đa lĩnh vực và năng lực linh hoạt để "chống đỡ" những cơ hội rất thách thức.
Thứ hai là công việc. Mình may mắn được trải nghiệm nhiều môi trường: tài chính ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, chính sách, học thuật, kinh doanh khởi nghiệp, giờ là giáo dục. Tiếng Anh giúp mình tiếp cận, nghiên cứu, phân tích và đúc kết kiến thức từ nhiều nguồn và nhiều người, để học hỏi và cải thiện bản thân.
Với Việt Nam, nỗi niềm lớn nhất của anh là gì?
Mình có phần "sốc nặng" khi ở nhiều môi trường giáo dục phổ thông, đại học, các trung tâm thì kiểu dạy và học tiếng Anh vẫn không khác gì... thời xưa của mình. Vẫn là những bài tập từ vựng, ngữ pháp, nhấn trọng âm nặng ngôn ngữ học nhưng thiếu gắn liền thực tế. Nhiều bạn sau 12-16 năm học tiếng Anh các cấp, dù làm bài điểm cao, vẫn gặp khó khăn, trở ngại khi dùng tiếng Anh vào những ngữ cảnh thực tế, hoặc nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình.
Đây là trở ngại rất lớn. Khi học cao hơn, hoặc tiếp xúc môi trường học thuật quốc tế, hay trong bối cảnh toàn cầu hóa - khi kỹ năng giao tiếp luôn được các nhà tuyển dụng tìm kiếm - các bạn sẽ "choáng" về khoảng cách lớn giữa cách học, điểm số trên lớp và nhu cầu thực tế.
Anh đã làm gì để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam cải thiện việc học tiếng Anh?
Trong 10 năm qua, dạy học sinh ở nhiều môi trường, độ tuổi và đặc điểm, khi tư vấn, thiết kế chương trình và phương pháp dạy học, mình thường tìm cách cân bằng giữa hướng dạy và học tiếng Anh truyền thống với hướng tiếng Anh là công cụ, để các bạn có thể sử dụng tiếng Anh truy cầu kiến thức ở nhiều lĩnh vực, tư duy trong nhiều ngữ cảnh.
TS Nguyễn Chí Hiếu trong một buổi chia sẻ phương pháp giảng dạy - (ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Với mình, tới lớp vài buổi một tuần, giao tiếp "sơ sơ", lâu lâu đọc vài bài hoặc viết vài câu tiếng Anh, chẳng qua chỉ là "rửa mắt". Bạn cần "tắm mình" trong sinh ngữ mọi lúc mọi nơi thì mới sử dụng thuần thục và linh hoạt được. Mình luôn đưa những bài tập, trải nghiệm, môi trường thực tế để học sinh trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh biện một cách "ngẫu hứng", không kiểm soát quá chặt chẽ, để "phơi nhiễm" với tiếng Anh nhiều hơn.
Tiếp theo là phương pháp. Chúng ta cần "tiết chế" các phương pháp quá "truyền thống" và cân bằng với những phương pháp thực tiễn hơn. Mình thường tìm hiểu và khuyến khích các bạn sử dụng một số nền tảng, sản phẩm công nghệ được chứng thực chất lượng, như ứng dụng điện thoại giúp chỉnh sửa phát âm chẳng hạn, để hỗ trợ việc học. Theo mình đây là giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến giúp người học sử dụng được tiếng Anh thực thụ, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.
Người hướng dẫn, đồng hành là yếu tố "chốt hạ" - nếu có thể sát sao và liên tục hỗ trợ thì sẽ đảm bảo sự phát triển về gần như tất cả năng lực, không riêng tiếng Anh. Ngày nay, "người" đó không nhất thiết là thầy cô, mà có thể là bạn bè, đồng nghiệp, hoặc các nền tảng công nghệ thông minh.
Quan trọng nhất, là động lực của từng cá nhân. Chẳng ai có thể xây dựng, duy trì và phát triển động lực này cho bạn ngoại trừ chính bạn.
Một trong những giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến hiện nay chính là ELSA Speak - ứng dụng học nói tiếng Anh có Trí tuệ nhân tạo chỉnh sửa phát âm chuẩn xác đến từng âm tiết. Ứng dụng có hơn 6.000 bài học, 22 nhóm kỹ năng phát âm, hơn 100 chủ đề thực tiễn; hiện có hơn 13 triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia.
Cô giáo trẻ tiêu biểu toàn quốc chia sẻ cách "truyền lửa" yêu nghề cho SV "Từ những chuyến đi, những trải nghiệm thực tế, cảm nhận được hạnh phúc trong công việc của mình sau này, tôi tin các em sinh viên sẽ yêu nghề" Cô Nguyễn Thị Tuyết - giáo viên Trường CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, giáo viên trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2020 Cô Nguyễn Thị Tuyết - Phó Bí thư...