“Được học tập tại Việt Nam là một vinh dự lớn”
Đó là cảm xúc của học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh Mông Cổ trong lễ trao quyết định cho các cháu học sinh, sinh viên sang du học tại Việt Nam.
Đại sứ Đoàn Thị Hương trao Quyết định “Tiếp nhận lưu học sinh Mông Cổ học tập tại Việt Nam”.
Ngày 30/9/2019, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ, Đại sứ quán đã tổ chức lễ trao quyết định “Tiếp nhận lưu học sinh Mông Cổ học tập tại Việt Nam” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho các học sinh, sinh viên Mông Cổ theo Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Mông Cổ.
Trong không khí thân mật, Đại sứ Đoàn Thị Hương đã giới thiệu một số nét về tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam; những quy định của pháp luật Việt Nam; mô hình, thành tựu, quy định trong lĩnh vực giáo dục đại học của Việt Nam và chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với các du học sinh… Đồng thời giải đáp những câu hỏi của các sinh viên, phụ huynh liên quan đến việc học tập của các cháu tại Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam là đất nước xinh đẹp, có nền giáo dục phát triển và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam thân thiện, … các học sinh, sinh viên Mông Cổ sang Việt Nam học tập không những là cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến mà còn tiếp cận với một nền văn hóa giàu tính nhân văn. Mỗi học sinh, sinh viên được sang Việt Nam học tập đều là những học sinh, sinh viên ưu tú, Đại sứ mong các em mau chóng hội nhập với môi trường mới, nỗ lực phấn đấu để giành được thành tích cao trong học tập. Đại sứ hy vọng, những năm tháng học tập, sinh sống tại Việt Nam sẽ là những ngày đáng sống, là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của các em.
“Tổ chức lễ trao quyết định cho các em học sinh, sinh viên chúng tôi mong muốn các em thấy được niềm vinh dự và trách nhiệm của mình mà cố gắng học tập để không những mang kiến thức xây dựng đất nước Mông Cổ mà còn góp phần vun đắp quan hệ Mông Cổ và Việt Nam. Mỗi học sinh phải là một sứ giả để kết nối hợp tác kinh tế, văn hóa… góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác của hai đất nước ngày càng phát triển”, Đại sứ Đoàn Thị Hương chia sẻ.
Đại sứ Đoàn Thị Hương trò chuyện thân mật và giải đáp những câu hỏi của học sinh, sinh viên và phụ huynh trong lễ trao quyết định.
Video đang HOT
Là người đã nhiều năm học tập, sinh sống, làm việc tại Việt Nam, phát biểu với các cháu như lời tâm sự của người cha, Giáo sư, tiến sĩ Dashtsevel căn dặn: Học sinh Việt Nam rất thông minh cần cù, siêng năng, thân thiện. Các thầy cô giáo rất nhiệt tình, luôn dành sự quan tâm đặc biệt giúp đỡ sinh viên nước ngoài. Các cháu cần nỗ lực phấn đấu, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường và pháp luật của Việt Nam để trở thành những học sinh xuất sắc, mang về cho đất nước, nhân dân Mông Cổ tiếng thơm và niềm tự hào…”.
Thay mặt các học sinh, sinh viên chuẩn bị sang du học tại Việt Nam, sinh viên năm thứ 2 Học viện Quan hệ quốc tế Mông Cổ O.Bolormaa xúc động bày tỏ: “Tôi biết Việt Nam là đất nước có nền kinh tế, giáo dục phát triển. Được học tâp tại Việt Nam là một vinh dự lớn đối với tôi. Ngôn ngữ, văn hóa của Việt Nam rất hay. Xin cảm ơn Nhà nước và Bộ Giáo dục Việt Nam đã tạo cho tôi cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt để sau này mang những kiến thức được tiếp thu ở Việt Nam về phục vụ cho đất nước Mông Cổ và góp phần nhỏ bé của mình vào việc vun đắp mối quan hệ Mông Cổ – Việt Nam ngày càng tốt đẹp”
Không giấu được tự hào, bà L.Nyamsuren, phụ huynh của học sinh G.Uyanga nói: Khi cho con tôi vào học trường số 14 mang tên Hồ Chí Minh, tôi đã mong muốn con tôi được sang Việt nam học tập. Và trong suốt những năm học tại trường này, con tôi đã luôn phấn đấu vì mục tiêu đó. Hôm nay là một ngày rất hạnh phúc đối với gia đình tôi. Được đi học ở Việt Nam là cơ hội lớn để con tôi được học tập để sau này thành đạt. Các con hãy nhớ học tập tốt; chấp hành tốt nội quy của nhà trường để không phụ sự quan tâp giúp đỡ của Chính phủ, Bộ giáo dục, Đại sứ quán Việt Nam và công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo…
Trong tiếng nhạc uy nghiêm, hùng tráng của Quốc ca Việt Nam và không khí rộn ràng của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã đưa các học sinh, sinh viên Mông Cổ đến gần hơn với đất nước Việt Nam. Việt Nam đã ở trong tim các sinh viên Mông Cổ ngay giữa Thủ đô Ulan Bator.
Theo kinhtedothi
Sinh viên sang Mông Cổ làm bài tốt nghiệp về ảnh báo chí
Lứa sinh viên chuyên ngành Nhiếp ảnh Báo chí đầu tiên của khoa Nhiếp ảnh, Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, vừa bảo vệ tốt nghiệp với nhiều sản phẩm được đánh giá tốt.
Kể từ khi Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội tuyển sinh khóa thứ nhất, chuyên ngành Nhiếp ảnh Báo chí năm 2015, đến nay, 11 sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, đủ điều kiện bảo vệ tốt nghiệp cử nhân báo chí.
NSƯT Phạm Thanh Hà - Phụ trách khoa Nhiếp ảnh, Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội - cho rằng lớp Nhiếp ảnh Báo chí đầu tiên của khoa Nhiếp ảnh gặp nhiều khó khăn, nhờ sự dìu dắt của thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm thực tế, lứa sinh viên đầu tiên này ra trường được kỳ vọng có sự khác biệt so với sinh viên báo chí các trường khác.
"Trong 2 ngày bảo vệ tốt nghiệp 14 và 15/6, nhìn chung, chất lượng đề tài, tư duy làm ảnh báo chí của sinh viên khá tốt. Ngay từ ngày đầu, các em đã được phát triển trên nền tảng của đại học hàng đầu về tạo hình nhiếp ảnh, quay phim", cô Phan Thị Phương Hiền, Phó trưởng khoa Nhiếp ảnh, Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, chia sẻ.
"Trong 4 năm học, chúng em đã nỗ lực từng học kỳ, trang bị 5 kỹ năng, bao gồm kiến thức, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kiến thức xã hội và thực tập tác nghiệp", sinh viên Đinh Thị Thu Thủy phát biểu.
Sau 4 năm học, giờ đây, lứa sinh viên đầu tiên đã tự tin đứng trên sân khấu, thuyết trình bảo vệ đề tài tốt nghiệp của mình trước hội đồng, thầy cô.
Nhiều đề tài báo chí gai góc, mang tính thời sự, đã được các bạn khai thác đa chiều.
Những đề tài về môi trường ô nhiễm, nạn nạo phá thai... cũng được các bạn trẻ chọn làm bài tốt nghiệp.
Có sinh viên sang tận Mông Cổ làm bài tốt nghiệp. Đề tài "Du Mục" của bạn Lê Khánh Hiệp được hội đồng đánh giá cao về mặt hình ảnh và sự tìm tòi, đầu tư.
Để hoàn thành bài tốt nghiệp đạt chuẩn của chuyên ngành Nhiếp ảnh Báo chí, sinh viên phải làm đủ 3 phần bài tập, gồm: Ảnh đơn, ảnh đề tài (phóng sự, ký sự, ảnh bộ...) và bài tiểu luận.
Giây phút xúc động nhất là lúc sinh viên cuối cùng trong nhóm 11 bạn thực hiện xong phần bảo vệ của mình. Nhiều bạn trẻ đã khóc, bày tỏ sự tri ân gia đình, thầy cô, nhà trường - những người đã cùng các em đi trên con đường chinh phục tri thức.
Theo Zing
Giáo viên phải hát Quốc ca trong Lễ khai giảng Thiết nghĩ, hiệu trưởng các cơ sở trường học cần nghiêm túc thực hiện Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca. LTS: Chia sẻ về việc thực hiện Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca tại một số trường học hiện nay, thầy Trần Vũ đã gửi...