Dược Hà Tây đặt cược vào dự án nhà máy mới
Công ty cổ phần Dược Hà Tây có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư gấp 1,76 lần quy mô tài sản.
Trong kế hoạch đầu tư nhà máy với tổng mức đầu tư gấp 1,76 lần quy mô tài sản, Công ty cổ phần Dược Hà Tây đã quyết định dựa một phần vào đối tác chiến lược Nhật Bản thông qua thương vụ phát hành riêng lẻ cổ phiếu.
Kế hoạch xây nhà máy mới của Dược Hà Tây là nhằm mở rộng mảng sản xuất thuốc hiện có tỷ suất lợi nhuận gộp lên tới 31%.
Thêm một thương vụ M&A ngành dược
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Dược Hà Tây (mã DHT) được tổ chức mới đây đã mở đường cho đối tác chiến lược ASKA Pharmaceutical, một nhà sản xuất dược phẩm trong top 17 của Nhật Bản, nắm giữ 20% vốn doanh nghiệp này. Theo phương án đã được cổ đông thông qua, ngay trong năm 2020, phía ASKA Pharmaceutical đã chấp nhận chi gần 370 tỷ đồng để mua 5,28 triệu cổ phiếu phát hành mới. Giá chào bán là 70.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 25% so với thị giá hiện tại.
Thương vụ nếu thành công sẽ giúp vốn điều lệ của Dược Hà Tây tăng lên 264 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên Công ty huy động được vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) năm 2008. Vốn điều lệ của doanh nghiệp sản xuất dược phẩm này đã tăng tới 5 lần (từ 41,2 tỷ đồng lên 211 tỷ đồng) trong 12 năm qua, nhưng phần lớn do tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tổng số tiền huy động được trong thương vụ trên được sử dụng để đầu tư Dự án nhà máy sản xuất dược phẩm tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc. Nhà máy có tổng mức đầu tư dự kiến là 1.350 tỷ đồng (có thể chênh lệch /-10%), sẽ sản xuất hơn 2 tỷ đơn vị/năm đối với thuốc tân dược, thuốc hormone và 700 triệu đơn vị/năm đối với sản phẩm thuốc từ dược liệu.
Video đang HOT
Lý giải về việc lựa chọn ASKA Pharmaceutical, ông Lê Xuân Thắng, Tổng giám đốc Dược Hà Tây nhấn mạnh, đây là một công ty dược sản xuất thuốc hormone đứng đầu Nhật Bản. Đối tác này cam kết thiết kế, tập huấn, đào tạo, hướng dẫn vận hành, kết nối thẩm định… cho nhà máy mới của Dược Hà Tây.
Thực tế, đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất nguyên liệu dược và phát triển ngành dược phẩm phát minh là những mặt còn thiếu và yếu của ngành dược Việt Nam. Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) của đối tác ngoại tại doanh nghiệp dược Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra nhanh chóng và tạo động lực tăng trưởng cho ngành dược khắc phục điểm này.
Ở chiều ngược lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đang bị thu hút bởi đặc thù của ngành dược phẩm như lợi thế chi phí thấp, hoạt động ổn định, thị trường tiềm năng với dư địa tăng trưởng cùng mạng lưới phân phối có sẵn qua thời gian dài xây dựng. Nhiều thương vụ đã được hoàn tất trong các năm gần đây, như Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) sở hữu 51% DHG, Abbott (Mỹ) nắm giữ 51,7% cổ phần Domesco, Stada (Đức) nâng sở hữu từ 49% lên 62% cổ phần Pymepharco và mới đây nhất là SK Group của Hàn Quốc đã mua lại 24,9% cổ phần của Imexpharm.
Đặt cược vào dự án mới
Khác với một số thương vụ M&A ngành dược kể trên, trong thương vụ lần này, Dược Hà Tây ở vai trò chủ động hơn. ASKA Pharmaceutical không mua lại cổ phiếu DHT trên sàn từ các cổ đông hiện hữu, mà mua cổ phần phát hành mới, mang về nguồn tiền cho Công ty.
Từ 3 năm trước, HĐQT của Dược Hà Tây đã bàn về kế hoạch mở thêm một nhà máy tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Một năm sau đó, theo biên bản ghi lại trong báo cáo quản trị, HĐQT mới tính tiếp đến việc tìm đối tác chiến lược để huy động vốn. Và phải tới năm nay, sau một thời gian dài chuẩn bị, dự án nhà máy mới cùng kế hoạch phát hành riêng lẻ này mới chính thức trình cổ đông thông qua.
Có nhiều lý do cho sự thận trọng này. Với một doanh nghiệp có quy mô tài sản đến ngày 30/6 là 765 tỷ đồng cùng quy mô nhân sự gần 1.100 người, một dự án nhà máy với tổng mức vốn đầu tư 1.350 tỷ đồng và cần thêm 349 việc làm mới là không hề nhỏ. Cùng với đó, liên quan đến tài chính, Dược Hà Tây đã có giai đoạn chịu gánh nặng lãi vì vay nợ nhiều. Công ty này cũng từng đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm bởi Dược Viễn Đông, một câu chuyện lớn của sàn chứng khoán Việt Nam 10 năm trước đây.
Ngoài nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược, lãnh đạo Dược Hà Tây cho biết, Công ty sẽ vay từ ngân hàng và sử dụng nguồn vốn tự có. Theo lãnh đạo Công ty, việc phân kỳ dự án thành 2 giai đoạn cũng để nhằm đảm bảo an toàn tài chính.
Ở thời điểm hiện tại, dù quy mô của Dược Hà Tây vẫn còn khá khiêm tốn, nhất là về vốn điều lệ, nhưng công ty này vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” cho các cổ đông, với mức cổ tức cao đều trên 30%/năm. Nửa đầu năm nay, doanh nghiệp này đạt 915 tỷ đồng doanh thu và 52,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 1% và 6% so với cùng kỳ. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu là 2.365 đồng.
Hai hoạt động kinh doanh chính của Dược Hà Tây là kinh doanh thương mại như nhập khẩu ủy thác, phân phối cho doanh nghiệp khác (tỷ suất lợi nhuận gộp khoảng 4%) và sản xuất thuốc với tỷ suất lên tới 31%. Định hướng của Công ty khi xây nhà máy mới cũng nhằm mở rộng thêm mảng sản xuất này.
Đầu tư cho dự án mới với tổng quy mô lớn là sự đặt cược cho tăng trưởng giai đoạn sau này. Nợ vay đang chiếm gần 60% nguồn vốn của Dược Hà Tây. Tuy nhiên, vốn chủ sử hữu tăng lên từ khoản đầu tư của đối tác Nhật cùng mặt bằng lãi suất thấp có thể còn kéo dài theo dự báo của nhiều chuyên gia có thể là một lợi thế cho Dược Hà Tây khi huy động vốn vay.
Dự án nhà máy sản xuất dược phẩm của Dược Hà Tây
Theo tiến độ dự kiến, sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư và hoàn thiện thủ tục, nhà máy sẽ xây dựng giai đoạn I từ quý IV/2021 đến quý II/2023, với số vốn dự kiến khoảng 700 tỷ đồng. Giai đoạn II cần 650 tỷ đồng xây dựng từ quý II/2024 đến quý I/2026.
Dự tính, đến năm 2030, nhà máy mới này sẽ mang về doanh thu 1.000 tỷ đồng. Thời gian thu hồi vốn là 10 năm từ ngày bắt đầu triển khai (dự kiến năm 2032) với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) đạt 15%.
Vietcombank ủng hộ 300 triệu đồng cho Sở Y tế Bắc Giang thực hiện công tác chống dịch Covid-19
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Giang (Vietcombank Bắc Giang) và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho ngành y tế.
Cũng tại buổi lễ, Vietcombank đã ủng hộ 300 triệu đồng cho Sở Y tế Bắc Giang để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hồng Tâm - Bí thư Chi bộ, Giám đốc chi nhánh cho biết: Vietcombank Bắc Giang luôn quan tâm và dành nguồn vốn ưu đãi cho hoạt động của ngành y tế, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ của các bệnh viện.
Đặc biệt, trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, Vietcombank mong muốn được chung tay cùng ngành y tế địa phương trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và đẩy lùi dịch bệnh.
Giám đốc Vietcombank Bắc Giang Lê Hồng Tâm (thứ 2 từ trái qua) trao biển tượng trưng số tiền 300 triệu đồng do Vietcombank tài trợ cho Sở Y tế tỉnh Bắc Giang.
Vietcombank Bắc Giang đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Sở Y tế, nội dung chính bao gồm: Cam kết dành gói tín dụng ưu đãi "Vietcombank vì sức khỏe cộng đồng" để hỗ trợ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu các máy móc/thiết bị y tế tiên tiến phục vụ khám chữa bệnh chuyên khoa/cao cấp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và đầu tư mới, cải tạo mở rộng cũng như hiện đại hóa cơ sở khám chữa bệnh.
Vietcombank Bắc Giang cam kết cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng để phục vụ cho hoạt động của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh về các giải pháp thanh toán, thu hộ không dùng tiền mặt tiên tiến (dịch vụ chuyển tiền qua kênh ngân hàng điện tử, dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ, lắp đặt máy chấp nhận thẻ POS, thanh toán bằng QR code tại các quầy thu ngân, dịch vụ thu hộ tại địa điểm, tiền gửi có kỳ hạn, thanh toán trong nước, thanh toán tự động các hóa đơn, cho vay ưu đãi với cán bộ nhân viên của bệnh viện...) với chất lượng tốt, phí cạnh tranh, an toàn và thủ tục nhanh chóng nhất.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang Từ Quốc Hiệu cho biết, Vietcombank Bắc Giang sẽ là đối tác chiến lược lâu dài trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng tại các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng của Vietcombank nhằm khai thác tối đa tiềm năng, tăng hiệu quả hoạt động của mỗi bên trên cơ sở đảm bảo cân bằng lợi ích tổng thể của các bên trong quá trình hợp tác.
Trong khuôn khổ buổi lễ, các đơn vị đã cụ thể hóa hoạt động hợp tác bằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Vietcombank Bắc Giang và Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang gồm: Thỏa thuận khung tài trợ vốn xã hội hóa cho Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang và Hợp đồng tín dụng cho vay vốn xã hội hóa Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương khẳng định, việc ký thỏa thuận hợp tác của Vietcombank Bắc Giang với Sở Y tế, Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành y tế trên địa bàn tỉnh; đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về thúc đẩy các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong thu dịch vụ công cũng như thực hiện đề án xã hội hóa bệnh viện. Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương Vietcombank Bắc Giang là ngân hàng đầu tiên trong tỉnh thực hiện ký kết thỏa thuận cho vay phát triển ngành y tế.
Nhà đầu tư cá nhân bén mùi trái phiếu doanh nghiệp Mua trái phiếu doanh nghiệp được bảo lãnh thanh toán của công ty chứng khoán, ngân hàng đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Dễ bán qua ngân hàng, công ty chứng khoán Nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh trái phiếu doanh nghiệp tăng cao, trong khi sức cầu của thị trường, đặc biệt với sự tham...