Được cha cho ăn đặc sản ‘độc lạ’, bé trai suýt mất mạng
Một bé trai 3 tuổi nổi mề đay, phù toàn thân, tụt huyết áp khi được cha cho ăn đặc sản “ dế chiên giòn”.
Trẻ suýt chết khi cha mẹ cho ăn côn trùng
Ngày 5/8, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết, vừa cứu thành công một bệnh nhi qua cơn nguy kịch sau khi ăn đặc sản dế chiên.
Cụ thể, bé N.H.G.B (3 tuổi, ngụ Bến Lức, Long An) bị sốc phản vệ độ 3, nhập viện trong tình trạng nổi mề đay, phù toàn thân, tụt huyết áp, khó thở nhanh dọa nguy kịch.
Theo người nhà của bệnh nhi, sau ăn cho bé ăn 7-8 con dế chiên, bé có hiện tượng nổi mề đay toàn thân, đau bụng nhiều và nôn ói liên tục, trẻ khó thở dần, nhà lập tức đưa con ngay đến BV Nhi Đồng Thành Phố.
Trẻ dễ ngộ độc, di ứng khi ăn đặc sản “độc, lạ”
Video đang HOT
Tại đây, sau khi các bác sĩ đánh giá mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt, trẻ lừ đừ, khó thở, xác định bị phản vệ độ 3. Nhận định đây là trường hợp người bệnh rất nặng, ngay lập tức bác sĩ khoa Cấp cứu tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ: bệnh nhi được thở Oxi, tiêm và truyền Adrenalin, kháng viêm mạnh, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch…
Sau 3 ngày hồi sức tích cực, bé đã thoát cơn nguy kịch, tỉnh táo, lặn dần sẩn ngứa, hết khó thở và tiếp tục được theo dõi tại khoa Nội Tổng Hợp.
BS CK1 Trương Phước Hữu – khoa Cấp Cứu BV Nhi đồng Thành phố, người trực tiếp cấp cứu bé chia sẻ, với các trường hợp người bệnh nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phù thanh quản, suy hô hấp và nguy cơ tử vong rất cao.
Theo BS Hữu, ngộ độc côn trùng có thể do nhiều nguyên nhân. Do côn trùng chứa một số chất gây dị ứng, điển hình là dế nhộng nhiều người ăn món này dễ cảm thấy bị dị ứng nếu cơ địa không phù hợp với chất nào đó có trong nhộng. Một nguyên nhân có thể xảy ra nữa là, có khả năng trên thân nhiều loại côn trùng có chứa rận, ve, các loại nấm độc,.. Vì vậy nếu sử dụng làm thức ăn mà chế biến không sạch sẽ dễ dẫn đến ngộ độc.
Thời gian gần đây, khoa Cấp cứu BV Nhi đồng Thành phố thường xuyên tiếp nhận bệnh nhi sốc phản vệ khi ăn thực phẩm “lạ”
Người dân tuyệt đối không nên sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Phải sơ chế, chế biến một cách an toàn. Không nên ăn sống, tái, hoặc nấu chín nguyên con mà không qua sơ chế kỹ. Chỉ lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Những người hay bị dị ứng thì nên cẩn thận khi ăn hoặc tránh xa.
“Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… hay một số dấu hiệu của việc phản vệ hay sốc phản vệ như khó thở, run lạnh tay chân, co giật, sẩn ngứa tiến triể; nặng hơn có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê, co giật… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời” – BS Hữu lưu ý.
Săn cá chạch - đặc sản "cứu tinh" của quý ông
Đối với người Nhật, cá chạch là thực phẩm dinh dưỡng cao cấp. Người Trung Quốc thì gọi loài cá này là "nhân sâm dưới nước". Còn trong quan niệm của người Việt, cá chạch được rất nhiều nam giới săn lùng và coi là "thần dược" chốn phòng the.
Cá chạch sinh sống ở cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng tập trung với mật độ dày đặc ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp. Vào mùa nước nổi, cá chạch sống trên đồng ruộng, khi nước cạn thì rút xuống các bàu, ao, vũng hoặc theo kinh rạch ra sông.
Cá chạch có thân hình mập mạp, đầu nhọn, dài tầm một gang tay. Toàn thân chúng có nhiều tuyến nhờn nên da rất trơn, nhớt. Tuy không phải sơn hào hải vị quá đắt đỏ, nhưng với người dân Nam Bộ, cá chạch cho dù chế biến thành món nào cũng chất lượng và có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Giới sành ăn cho rằng, nếu được thưởng thức con cá chạch chứa đầy trứng mới thực sự là thỏa mãn. Khi ấy, vị trứng hòa vào thịt cá sẽ tăng vị bùi, béo ngậy và dậy hương thơm rất ấn tượng.
Có 3 loại cá chính: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Cá chạch cơm (cũng gọi cá chạch bùn) là loại cá chiếm tỉ lệ áp đảo. Cá chạch đuôi chình hiếm nhất. Đặc biệt, ngư dân có thể dựa vào cách sinh hoạt của loài cá này mà dự đoán thời tiết. Cuối cùng, cá chạch lấu là loại to nhất, con trưởng thành nặng trung bình 2kg, dài từ 50 đến 70cm.
Cá chạch có quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa nước nổi. Người ta đánh bắt cá bằng chài, vó cất, cào, lọp tép hoặc câu. Trong nếp ăn của người Nam Bộ, cá chạch là món đặc sản khiến cho bữa cơm thêm tròn vị và đặc biệt được nam giới săn lùng vì là "thần dược" trong chốn phòng the.
Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món. Con nhỏ cỡ ngón út thì chiên lăn bột, con lớn hơn thì chiên vàng hoặc cắt làm hai, làm ba ướp gia vị, kho tiêu trong nồi đất. Khi có khách quý đến thăm nhà, trên mâm cơm đãi khách phải có món cá kho nghệ mới đúng điệu.
Trong lúc chờ cá thấm gia vị, đầu bếp đun nước dừa tươi rồi đổ chung vào đun với cá đến khi chín mềm. Cuối cùng, chỉ cần múc cá ra đĩa rồi rắc thêm ít tiêu xay và ớt lên. Món cá chạch kho nghệ chỉ nhìn thôi là đã đánh thức được mọi giác quan. Từng con cá nhuốm màu vàng óng hòa cùng nước dừa tươi thơm nồng. Bấy giờ, chỉ cần dọn cá ra dùng ngay với chén cơm nóng hổi.
Cá chạch kho nghệ là món ăn đưa cơm nhất, nhưng lạ nhất phải kể đến cá chạch một nắng chiên giòn chấm với nước mắm me. Cách chế biến món ăn này cũng đơn giản không kém.
Để đạt "chuẩn", người dân Nam Bộ sử dụng nước mắm ngon nguyên chất cùng với me chín dầm lấy cơm me (bỏ hạt), hòa với đường, bột ngọt, ớt cho vừa ăn. Nước mắm me phải sệt mới ngon.
Món ăn sẽ ngon hơn khi được dùng nóng với cơm. Vị béo ngọt, dai của cá chạch, vị chua cay của nước mắm me lẫn mùi thơm của rau húng như khiến thực khách đắm chìm trong sự hòa quyện của mọi hương vị. Khô cá chạch là "đặc sản dự trữ", để dùng dần và có thể làm quà tặng khách phương xa.
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, thịt cá chạch còn là kho thuốc quý. Theo Đông y, cá có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống lão hóa, tráng dương, cường lực, thanh nhiệt, cần thiết cho người già. Còn theo Tây y, thịt cá có nhiều chất đạm, chất béo, và các axit amin cần thiết khác cho cơ thể. Ngoài ra, theo dân gian, nhớt cá chạch cũng có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kháng khuẩn...
Ba đặc sản nước ngoài nổi tiếng ở Sài Gòn Giữ nguyên vị và lâu năm là những ưu thế khiến chè Campuchia, cháo Tiều, hay mì vịt tiềm hút khách ở Sài Gòn. Không thể phủ nhận sự nổi tiếng của ba món ăn dưới đây đối với người sành ăn ở Sài Thành. Chè Campuchia Đối với người chưa thử ăn thì những sợi mì vàng làm từ lòng đỏ trứng...