Được bác sĩ chẩn đoán chết sớm, nữ sinh mắc bệnh teo cơ cột sống quyết chống lại số mệnh và đậu đại học với số điểm đáng ngưỡng mộ
Từ Thụy Dương đã bước chân vào trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên với số điểm tương đối cao, biến vô số điều không thể thành có thể.
Đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nữ sinh đặc biệt tên Từ Thụy Dương đến từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Khi mới 2 tuổi, cô được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng teo cơ cột sống và được khẳng định không thể sống đến 4 tuổi. Nhưng năm nay, khi vừa tròn 18 tuổi, Từ Thụy Dương đã bước chân vào trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên với số điểm tương đối cao, biến vô số điều không thể thành có thể. Cô thường nói: “Muốn biến bản thân trở thành một đóa hoa”.
Cô gái 18 tuổi đã làm nên điều phi thường mà khó ai có thể làm được.
Trong tiết học tiếng Thái tại trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, ở một góc lớp, Từ Thụy Dương đang ngồi chăm chú nghe giảng trên chiếc xe lăn dành riêng cho mình. Toàn bộ xương trên cơ thể đã bị biến dạng, cô không thể giơ tay, không thể lật hay viết chữ. Đối với Thụy Dương, đây là một thử thách cực kỳ lớn.
Thụy Dương được chẩn đoán mắc chứng teo cơ cột sống khi mới 2 tuổi, khiến cơ teo dần, không thể phục hồi và biến dạng cơ nghiêm trọng. Bố mẹ của Thụy Dương đã đưa cô đi khắp các bệnh viện nhưng bệnh trạng không được cải thiện, họ dần dần chấp nhận thực tế này. Ông Từ Tuấn Ba, bố của Thụy Dương cho biết: “1/4 triệu, chúng tôi có một đứa con mắc bệnh trong xác suất nhỏ đến thế, đây là món quà mà ông trời dành tặng cho chúng tôi, hãy đối xử tốt với nó”.
Thụy Dương trong lớp học.
Từ Tuấn Ba và vợ từ đó trở đi không dám nghĩ đến việc con gái còn bao nhiêu ngày sống nữa, vì muốn con luôn có khả năng tự chăm sóc bản thân, gia đình đã bắt đầu dạy dỗ cô theo cách đặc biệt.
Video đang HOT
Khi ăn, Thụy Dương không thể dùng thìa ăn cơm mà chỉ có thể dùng tay. Lúc đó bố cô đã dùng cách thức khắc nghiệt để giúp cô: nếu cô không dùng muỗng, không dùng đũa để ăn thì cô buộc phải nhịn đói. Từ Thụy Dương đã học chữ từ khi lên 3, 4 tuổi. Điều này là rất khó với cô nhưng bản thân cô cũng tự hiểu rằng, những việc này sẽ giúp cô sống dễ dàng hơn.
Bố mẹ Thụy Dương là giáo viên nhưng mỗi khi họ đi nghỉ hè hoặc nghỉ đông cùng học sinh, họ sẽ đưa Thụy Dương đi cùng. Bố cô đã cõng cô đi qua rất nhiều nơi, giúp cô có thêm nhận thức về thế giới xung quanh. Sau này, cô đã có một chiếc xe lăn để di chuyển. Khi đi nhiều nơi hơn, cô bắt đầu tích cực vào cuộc sống.
Từ Thụy Dương vẫn luôn đối mặt với cuộc đời bằng thái độ tích cực.
Mỹ, Ý, Thái Lan, Singapore… cô và bố mẹ đã cùng nhau đi đến gần 20 quốc gia, Thụy Dương phát hiện ra mình rất yêu thích ngoại ngữ khi được đi du lịch thế giới như thế này.
Năm nay, Từ Thụy Dương đã quyết định thi vào trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên. Với tình trạng đặc biệt, cô được đặc cách thêm 30% thời gian thi cho mỗi môn và được thi trong phòng thi riêng. Một trang mới trong cuộc đời cô đã mở ra khi cầm trên tay tờ kết quả 607 điểm.
Cuộc sống đại học của cô cũng như mọi cô gái cùng tuổi khác. Cô cũng tìm được nhiều người bạn mới trong thời gian qua. Ngoài ca hát, viết lách và đi mua sắm, Từ Thụy Dương còn nhiều sở thích khác nữa. Sau khi cô được truyền thông chú ý, một cô gái mắc bệnh tương tự đã tìm đến weibo của Từ Thụy Dương để làm quen và trở thành một người bạn thân của cô.
Bố Từ Thụy Dương chia sẻ: “Nhiều gia đình có người khuyết tật ở Trung Quốc, người tự ti không phải là những đứa trẻ mà chính là những người bố, người mẹ . Họ tự ti nên cảm giác này dần dần lây sang những đứa trẻ, khiến chúng thậm chí còn tự ti hơn cả bố mẹ chúng”.
Trong tương lai, Từ Tụy Du cho biết cô muốn trở thành một nhà ngoại giao và cô đang cố gắng thực hiện ước mơ này.
Nguồn: Sina/Helino
Nam sinh chia sẻ bí quyết thi đỗ vào trường đại học top đầu: Không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh
Tập trung cao độ chính là bí quyết học tập của Hào. Khi gặp câu hỏi hóc búa, Hào tập trung tìm lời giải đáp đến mức không quan tâm mọi chuyện diễn ra xung quanh.
Trịnh Thư Hào sống tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Hào được mọi người ví von là trạng nguyên của khối khoa học tự nhiên, bởi cậu đạt điểm số cao ở kỳ thi đại học và đỗ vào trường top đầu của Trung Quốc là đại học Thanh Hoa.
Tập trung cao độ chính là bí quyết học tập của Hào. Khi gặp câu hỏi hóc búa, Hào tập trung tìm lời giải đáp đến mức không quan tâm mọi chuyện diễn ra xung quanh. Có thể nói, khả năng tập trung cao độ của cậu học sinh được phát huy cực hạn trong suốt kỳ thi đại học.
Thích thú chính là tiền đề cho khả năng tập trung của Hào. Trong kỳ thi đại học, môn văn là môn học mà Hào yếu nhất, bởi cậu không có niềm đam mê với môn văn. Ngoài ra, Hào gần như đạt điểm tuyệt đối với các môn khoa học tự nhiên và môn tiếng anh.
Hào chia sẻ: 'Khi gặp môn học mà tôi yêu thích, tôi cảm thấy phấn khích như đang chơi game và chìm đắm trong thế giới của mình'.
Hào thừa nhận khả năng tập trung cao độ của cậu là do rèn luyện, không phải do bẩm sinh. Trong giờ học, rất ít học sinh có thể kiên nhẫn tập trung trong vòng 45 phút. Khả năng tập trung cao độ của Hào được rèn luyện và thực hành mỗi ngày mới không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Hào cho biết, mỗi khi gặp vấn đề khó thì bộ não của cậu đều ở trạng thái căng thẳng. Cậu đã chuyển hóa căng thẳng thành khả năng tập trung, cho đến khi tìm ra lời giải đáp, căng thẳng mới biến mất.
Hào cho biết: 'Tôi hiểu rõ khả năng của mình nên cảm thấy tự tin khi tham gia kỳ thi. Khi thi đại học, tôi cố gắng xem nó là kỳ thi bình thường, tâm trạng thoải mái và thả lỏng nên thành tích ổn định'.
Hào chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân:
1. Giáo viên là bạn đồng hành, không phải kẻ địch
Khi học sinh chông chênh trên con thuyền tìm kiếm tri thức thì giáo viên là ngọn hải đăng chỉ đường. Học sinh nên giữ mối quan hệ tốt với giáo viên và cảm kích trước tấm lòng truyền thụ kiến thức của thầy cô.
2. Bồi dưỡng tiếng anh qua tập viết
Hào trau dồi khả năng viết tiếng anh bằng cách đọc báo BBC và xem các chương trình truyền hình nước ngoài.
3. Ghi nhớ và lặp lại
Hào chỉ ra, học sinh cần xác định trọng tâm trong bài giảng của giáo viên. Sau khi xác định điểm quan trọng, cần ghi nhớ và lặp lại thường xuyên để củng cố kiến thức.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Nhà nghèo, mồ côi từ nhỏ, nữ sinh dân tộc Lự vẫn xuất sắc đỗ đại học Đam mê học hành đã giúp cô gái sinh năm 2001 vượt lên hoàn cảnh khó khăn để theo đuổi ước mơ của mình. Vượt lên hoàn cảnh của chính mình, cô gái dân tộc Lự đã trở thành 1 trong 120 tấm gương học sinh, sinh viên và thanh niên dân tộc xuất sắc được vinh danh. Mồ côi cha mẹ, đỗ...