Đừng ỷ lại từ kiến thức gia đình
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) là một quyền cơ bản của con người mà mọi người đều được hưởng.
Hãy trang bị để con trẻ biết cách tự bảo vệ
Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại ở nước ta hiện nay là gia đình trông chờ, ỷ lại vào nhà trường. Tại nhà trường, thầy cô lại ngại ngùng chưa dám nói.
Video đang HOT
Giáo dục để trẻ biết bảo vệ bản thân
Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước cho thấy, trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn.
Theo ông Wu Guogao, Văn phòng WHO tại Việt Nam, giáo dục giới tính bao gồm: Sự phát triển của giới tính, SKSS, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình, về vai trò của giới. Những kiến thức về giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình.
Tại Việt Nam, nhiều câu lạc bộ em trai, em gái, dự án nâng cao SKSS, tình dục an toàn cho thanh thiếu niên được nhiều tổ chức thực hiện ở các trường học. Nghiên cứu của trường ĐH Y tế Công cộng tại 8 trường THPT và THCS (Chí Linh, Hải Dương) cho thấy học sinh được tiếp cận với thông tin về SKSS, tình dục an toàn đều tự tin, có kỹ năng xử lý tình huống (lạm dụng tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai…).
Để có được kết quả trên, các trường học đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trên lớp theo tuần kèm theo các tài liệu truyền thông cần thiết, poster về SKSS vị thành niên. Một số trường có góc thân thiện để các em học sinh có thể tìm hiểu, tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn.
Ngoài ra, tại các trạm y tế của thị xã Chí Linh, dự án cũng đặt góc thân thiện để các em thanh thiếu niên có thể đến tìm hiểu, tư vấn về SKSS, tình dục an toàn nhằm nâng cao hiểu biết về vấn đề vẫn được coi là nhạy cảm này.
Cần nhân rộng mô hình
Sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh thiếu niên là một phần của chương trình nghị sự phát triển của Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam coi trọng vấn đề này bởi nó rất quan trọng không chỉ vì trẻ vị thành niên, thanh niên và dân số ở độ tuổi sinh sản chiếm đa số và họ là lực lượng lao động chính cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, ông Wu Guogao nhận định.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống cung cấp dịch vụ về SKSS và tình dục an toàn chưa được cung cấp rộng khắp. Theo bà Mandeep K. O’Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, vẫn còn có sự khác biệt và thiếu công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng giữa các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. 1/3 thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS và sức khoẻ tình dục.
Đồng tình với quan điểm trên, bác sĩ Nguyễn Thu Giang – Phó giám đốc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng cho rằng: Chúng ta đã thực hiện việc giáo dục SKSS gần 20 năm nay nhưng kết quả nhận được chưa như mong muốn.
Kết quả khảo sát tại 2 trường thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho thấy cha mẹ thường nhường việc nói chuyện với con về những vấn đề liên quan đến SKSS, tình dục cho thầy cô giáo nhưng thực tế thông tin liên quan mà các em nhận được từ thầy cô rất thấp, hoặc có nhưng không đầy đủ, rõ ràng.
Đây là nguyên nhân chính khiến tuổi quan hệ lần đầu của giới trẻ ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ nữ sinh mang thai và nạo phá thai ngày càng nhiều…
Theo VNE