Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành
Ít ai biết rằng, sàn gạch của Cố Cung lại ẩn chứa bí mật được cất giữ trong suốt nhiều năm liền.
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là một địa danh vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh ( Trung Quốc). Đây là nơi sinh sống của hoàng đế cũng như các phi tần và quý tộc của các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. Với tổng diện tích xây dựng là 150.000 mét vuông và hàng ngàn phòng, điện khác nhau, Tử Cấm Thành ẩn chứa vô số kho báu quý giá, và có hàng triệu di tích văn hóa.
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của nhiều hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh
Trong Tử Cấm Thành, sàn nhà đặt trên mặt đất cũng là một bảo vật khi những viên gạch được đặt trong cung được gọi với cái tên “gạch vàng”.Chúng là loại gạch nung đặc biệt xuất xứ từ đất làng Lục Mộ ở tỉnh Tô Châu. Dù không phải làm bằng vàng nhưng cái tên này bắt nguồn từ quy trình sản xuất đặc biệt của nó nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thậm chí kỹ thuật tiên tiến ngày nay cũng khó có thể làm gạch đạt được chất lượng như trong Tử Cấm Thành.
Vào thế kỷ 20, một khu vực trên sân gạch Tử Cấm Thành ngoài điện Thái Hòa đã bị nứt vỡ, hư hỏng. Để trùng tu lại sàn gạch này, các chuyên gia đã đào bới sàn gạch lên để tìm cách tu sửa và nhân cơ hội nghiên cứu kỹ hơn kết cấu dưới lòng đất của cung điện. Tuy nhiên, bí ẩn dưới sàn gạch này đã khiến nhiều chuyên gia vô cùng kinh ngạc.
Bí mật được ẩn giấu dưới sàn gạch của cung điện
Video đang HOT
Được biết, trong quá trình đào sàn gạch, các chuyên gia liên tục phát hiện dưới sàn gạch bị vỡ ban đầu còn có tới 15 lớp gạch lát sàn bên dưới khác được xếp chồng lên nhau vô cùng tỉ mỉ. Điều này khiến nhiều người tò mò về nguyên nhân đằng sau bí mật này.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia đã lập tức hiểu ra ý đồ của người xưa. Họ cho rằng trên thực tế, nguyên nhân đằng sau việc này có liên quan trực tiếp đến vị hoàng đế của triều đại nhà Minh là Chu Đệ.
Do Tử Cấm Thành là nơi ở của vua, hoàng hậu và các hoàng thân quốc thích, cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng nên dù có lớp tường rào được xây cao cùng nhiều vệ binh canh gác nhưng hoàng đế Chu Đệ vẫn chưa thực sự yên tâm về an nguy của mình. Do đó, ông đã yêu cầu thợ lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để phòng trường hợp kẻ xấu đào hầm, tạo lối đi trong lòng đất để đột nhập vào cung gây hại cho hoàng đế.
Những viên gạch đóng vai trò bảo vệ hoàng đế tại Tử Cấm Thành
Cận cảnh chi tiết về viên “gạch vàng” của Tử Cấm Thành
Hơn nữa, 15 lớp gạch này không đơn giản là chỉ xếp chồng lên nhau từng viên mà nó còn được sắp xếp theo cấu trúc đặc biệt để không hàng nào giống nhau, giúp tăng cường đáng kể độ bền của mặt đất. Do đó, nếu thích khách muốn đột nhập để vào bằng địa đạo cũng rất khó để có thể tạo lối đi qua lớp sàn này.
Hiểu một cách đơn giản, việc 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau dưới sàn Tử Cấm Thành không phải một ý đồ liên quan đến kiến trúc đặc biệt mà được xây dựng vì mục đích bảo vệ hoàng đế Minh triều.
Sâu trong Tử Cấm Thành có một "bức tranh ma", tồn tại suốt 1000 năm nhưng ý nghĩa thực sự của nó vẫn là ẩn số
Dù đã tồn tại gần 1 thế kỷ nhưng vẫn chưa ai giải nghĩa được bức tranh quỷ dị từ thời Nam Tống này.
Khi sinh thời, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh được cho là đặc biệt yêu thích thư pháp và hội họa, vì vậy, ông đã thu thập rất nhiều bức tranh nổi tiếng để thỏa mãn đam mê của mình. Sau này, hầu hết các bức tranh đều được lưu giữ trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Trong đó, ngoài những bức tranh thể hiện tài hoa của người họa sĩ, cũng có một bức tranh nổi tiếng bởi sự ma mị, quỷ dị của nó. Được biết, bức tranh mang tên "Khô Lâu huyễn hí đồ" này đã ngủ yên trong Tử Cấm Thành nhiều năm nhưng tuyệt nhiên không ai có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của nó.
"Khô Lâu huyễn hí đồ" là tác phẩm nổi bật của họa sĩ Lý Tung
Theo Sina, "Khô Lâu huyễn hí đồ" được thực hiện bởi họa sĩ Lý Tung vào thời Nam Tống. Họa sĩ này được biết đến với những bức tranh có nội dung thể hiện cuộc sống của tầng lớp dưới đáy xã hội. Ông rất giỏi thể hiện thái độ của mình đối với cuộc đời thông qua hội họa và "Khô Lâu huyễn hí đồ" của ông đã khiến cho không ít người phải "đau đầu" vì hàm ý sâu sắc mà nó chứa đựng.
Được biết, "Khô Lâu huyễn hí đồ" được vẽ trên nền vải của một cây quạt tròn. Dù kích cỡ không quá lớn nhưng các đường nét của nó đều sắc sảo, màu sắc hiện lên vô cùng chuẩn chỉ.
Bộ xương là tâm điểm của bức tranh huyền bí này
Quang cảnh thể hiện trong bức tranh ban đầu được nhận định là rất yên bình, với màu sắc tương sáng giống như cảnh một gia đình đang cùng con xem múa rối. Nhưng nếu nhìn kỹ từng chi tiết, người xem sẽ dần nhận ra được kỳ quái khi nhân vật trung tâm trong bức tranh là một bộ xương mặc quần áo xuyên thấu với dáng ngồi vô cùng thoải mái.
Trước mặt và sau lưng bộ xương có hai người. Phần trước mặt là hình ảnh một đứa trẻ đang bò trên mặt đất và đang bị con rối đầu lâu thu hút. Bên cạnh đứa trẻ là một người phụ nữ với vẻ mặt lo lắng, đang cố ngăn cản cậu bé không chạm vào bộ xương. Phía sau bộ xương lớn là một phụ nữ trẻ, đang cho đứa con của mình bú. Đôi mắt người phụ nữ này toát lên vẻ thanh thản, bình tĩnh.
Người phía sau và phía trước bộ xương
Bình về bức tranh này, một số chuyên gia ngày nay đưa ra giả thiết rằng bộ xương trong bức tranh thực chất chỉ là một phép ẩn dụ đùa cợt về những người ở triều đại nhà Tống và nhà Nguyên. Với việc để người thật và bộ xương (tượng trưng cho cái chết), họa sĩ tài ba Lý Tung đã cho thấy bản chất của cuộc sống khi cho rằng sống chết luôn tồn tại cùng lúc.
Bên cạnh đó, có chuyên gia lại đơn giản cho rằng bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống. Khi đó, hình ảnh bộ xương thường xuyên được dùng như một hình ảnh để ẩn dụ hài hước về con người. Nhưng trải qua nhiều năm, cách ẩn dụ, ví von này dần bị lãng quên, khiến hậu thế cảm thấy đôi phần ghê rợn và hoang mang.
Bức tranh kỳ lạ trong Tử Cấm Thành gây tranh cãi suốt 300 năm, phóng đại gấp 10 lần mới khám phá được bí ẩn: Hóa ra có mối liên quan với cuộc đời họa sĩ Trong Tử Cấm Thành từng có một bức tranh kỳ lạ mang tên "Ong và hổ" gây tranh cãi suốt thời gian dài. Hiện bức tranh được đặt tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc). Được biết, tác giả của bức tranh là Hua Yan (1682 - 1756), quê ở tỉnh Phúc Kiến. Ông là một họa...