Vì sao Tử Cấm Thành xây bằng gỗ nhưng suốt hơn 600 năm chưa từng bị mối mọt?
Hầu hết các công trình trong Tử Cấm Thành đều được dựng nên từ gỗ nhưng hơn 600 năm qua chúng chưa từng bị hỏng bởi mối mọt.
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là nơi sinh sống của các vị hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Hiện nơi này trở thành một bảo tàng và địa điểm tham quan có giá trị lịch sử rất lớn với quốc gia này.
Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, Tử Cấm Thành còn gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ bí khó lý giải. Một trong số đó là dù đã trải qua hơn 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành được xây nên từ gỗ chưa một lần bị tàn phá bởi mối mọt.
Tử Cấm Thành tuy được dựng từ gỗ nhưng hơn 600 năm qua chưa từng bị mối mọt tấn công. (Ảnh: Sohu)
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 và có tổng diện tích lên tới 72 ha. Nơi này là một hệ thống hơn 70 cung điện gồm 9.999 căn phòng. Hầu hết chúng đều được dựng nên từ gỗ.
Triều đình thời bấy giờ huy động tới 1 triệu nhân công xây dựng Tử Cấm Thành. Ngoài gỗ, người ta còn dùng các loại đá cẩm thạch lớn nhỏ từ các mỏ đá để xây cung điện. Theo các chuyên gia, sở dĩ các cung điện của Tử Cấm Thành không bị mối mọt xâm hại bởi 4 nguyên nhân.
Thứ nhất là chất lượng gỗ. Các loại gỗ được sử dụng đều là những loại gỗ quý giá như trinh nam, gỗ bách, linh sam. Những loại gỗ này rất khó bị mục nát.
Trong các ghi chép để lại, gỗ trinh nam được dùng để làm cột trụ, ngai vàng, giường, tủ đồ của hoàng đế. Giá của loại gỗ này hiện nay cao gấp 8.000 lần so với gỗ thông thường.
Trinh nam là loại gỗ nổi tiếng ở Trung Quốc. Chúng thường xuất hiện ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Quý Châu. Cây trinh nam có thể cao tới 30m. Gỗ trinh nam màu vàng óng sau khi đánh bóng. Màu vàng thời phong kiến được coi là màu biểu tượng của hoàng đế. Do đó, loại gỗ này chỉ có hoàng đế mới được dùng. Nó đang được xếp trong danh sách cần được bảo tồn.
Các cung điện đều được làm từ gỗ trinh nam, bách hay linh sam. (Ảnh: Sohu)
Ở thời xưa, việc khai thác gỗ vẫn còn khó khăn. Triều đình đã cử rất nhiều quan viên tới tận nơi để quản lý việc khai thác gỗ. Họ phải di chuyển rất nhiều địa phương như Tứ Xuyên, Giang Tây, Triết Giang, Hồ Quảng… Thậm chí, các vị quan phải mất tới mười mấy năm mới có thể tìm thấy những cây gỗ chất lượng tốt nhất để dựng Tử Cấm Thành.
Thứ hai, những cây gỗ này trước khi sử dụng đều qua một quá trình xử lý. Chúng còn được phủ ở bên ngoài một lớp sơn mài. Như vậy, gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đều có thể chống mối mọt và ăn mòn.
Video đang HOT
Thứ ba là do vị trí địa lý của Tử Cấm Thành. Do Tử Cấm Thành nằm ở phía Bắc của Trung Quốc. Đây là một nơi có không khí khô và lạnh, thời tiết này không thích hợp với loại côn trùng ăn gỗ như mối, mọt.
Thứ tư, Tử Cấm Thành có lỗ thông gió. Các lỗ thông gió này được đặt khéo léo trong các bức tường. Chúng giúp cho gỗ trong Tử Cấm Thành không bị ẩm và mục nát.
Nhờ làm từ gỗ quý, trong nhiều năm các cung điện trong Tử Cấm Thành không bị mối mọt và ăn mòn. (Ảnh: Sohu)
Cung điện chịu được động đất 10 độ richter, bí mật nằm ở đâu?
Kiến trúc đặc biệt của khu tổ hợp cung điện này khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi có thể chịu được động đất lên tới 10 độ richter.
Công trình sở hữu kiến trúc đáng kinh ngạc này chính là Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, một khu phức hợp cung điện nổi tiếng của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 - 1420, đây là công trình đồ sộ nằm ở trung tâm của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có hơn 8.700 phòng, trong đó bao gồm các tòa nhà, cung điện lớn, hậu cung, đền đài hoàng gia,...
Một trong những điểm thu hút của Tử Cấm Thành đối với các nhà khoa học chính là kiến trúc.
Tử Cấm Thành được xây dựng nhờ kỹ thuật bậc thầy giúp công trình này không những có thể trải qua sự khốc liệt của thời gian mà còn chịu được nhiều thử thách của thiên tai, chẳng hạn như động đất.
Trên thực tế, trong hơn 600 năm qua, Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ. Tuy nhiên, khu tổ hợp cung điện nguy nga này vẫn đứng vững. Thậm chí, siêu động đất gần như san bằng thành phố Đường Sơn (Hà Bắc, Trung Quốc) năm 1976, với tâm chấn chỉ cách Tử Cấm Thành 150 km, vẫn không thể khiến công trình khổng lồ này bị hư hại.
Tử Cấm Thành là tổ hợp cung điện của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Thử thách khả năng chịu động đất của Tử Cấm Thành: Kết quả bất ngờ!
Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ mà vẫn không hề hấn gì.
Để làm rõ bí mật này, vào năm 2017, một nhóm chuyên gia người Anh và những người thợ mộc đã xây dựng một mô hình nhà có cấu trúc giống với tòa nhà ở Tử Cấm Thành, theo tỷ lệ mô phỏng là 1:5. Để xây dựng được mô hình chính xác nhất, các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật và công cụ nghề mộc truyền thống ở Trung Quốc. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành dựng ngôi nhà trên một chiếc bàn rung để mô phỏng lực của các trận động đất.
Sau đó, các chuyên gia, nhà địa chất học đã sử dụng hệ thống mô phỏng các trận động đất nhằm thử thách ngôi nhà mô phỏng kiến trúc nhà của Tử Cấm Thành. Kết quả, sau 30 giây, thật đáng kinh ngạc khi ngôi nhà mô phỏng có thể đứng vững trước tác động của trận động đất có cường độ 9,5 độ richter. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Chưa hết, khi điều chỉnh cường độ lên mức tối đa là 10,1 độ Richter, ngôi nhà mô phỏng kiến trúc đặc biệt của Tử Cấm Thành vẫn còn nguyên vẹn.
Các chuyên gia, kiến trúc sư nước ngoài cuối cùng cũng bị thuyết phục. Tuy nhiên, họ rất ngạc nhiên và bối rối trước thắc mắc làm sao ngôi nhà với khung gỗ mỏng manh mà không cần đến một cái đinh hay giọt keo nào lại có thể chịu được trận động đất lên tới 10 độ Richter.
Ngôi nhà mô phỏng kiến trúc nhà của Tử Cấm Thành có thể chịu được động đất 10,1 độ Richter.
Vậy, bí mật của Tử Cấm Thành nằm ở đâu?
Kiến trúc độc đáo của Tử Cấm Thành khiến các chuyên gia, kiến trúc sư hiện đại vô cùng kinh ngạc.
Hóa ra bí mật giúp các tòa nhà trong Tử Cấm Thành có thể đứng vững trong động đất lại nằm ở kết cấu kiến trúc đặc biệt ở phần mái và dưới các trụ cột.
Trên thực tế, ngày nay, khi xây nhà, người ta trước tiên phải xây chắc phần móng, đổ cột chắc chắn, sau đó mới xây tường, đổ rằng và sau cùng là đổ trần bê tông. Tuy nhiên, kiểu nhà này có một nhược điểm, đó là quá cứng nhắc. Cổ nhân có câu " mộc cứng tắc chiết" (đại ý là gỗ cứng quá thì dễ gãy), xây nhà cũng vậy.
Các cột nhà trong Tử Cấm Thành không trực tiếp gắn với mặt đất.
Các cột của những tòa nhà hiện đại luôn được đổ hay cắm sâu vào lòng đất. Thoạt đầu chúng có vẻ rất ổn định. Tuy nhiên, khi một trận động đất lớn xảy ra, thực tế có hơn 95% các tòa nhà sẽ sụp đổ từ trên xuống dưới.
Trong khi đó, sự khác biệt lớn nhất trong các tòa nhà thời xưa chính là các cột nhà không được cắm trực tiếp vào mặt đất và nó có cấu trúc phức tạp hơn. Chẳng hạn, điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành là một minh chứng. 72 chiếc cột cao trong tòa cung điện hoàn thành bằng gỗ này không được thiết kế chìm vào trong đất, thay vào đó chúng đứng tự do trên các chân tảng đá. Những chiếc cột này được thiết kế để nâng trọng lượng lên tới hơn 4 tấn của điện Thái Hòa. Khi xảy ra động đất, chiếc cột có thể di chuyển trong phạm vi xoay quanh chân cột mà không bị gãy hay đổ.
Bệ rồng trong điện Thái Hòa ở Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, đây chưa phải là bí quyết duy nhất khiến các tòa nhà trong Tử Cấm Thành có thể "đặc trị" động đất. Thay vào đó, thiết kế mái gỗ độc đáo mới chính là đặc điểm kiến trúc quyết định giúp các tòa nhà này có khả năng ứng phó được với rất nhiều trận động đất lớn nhỏ.
Đấu củng là kết cấu gỗ đặc biệt ở phần mái của các tòa nhà trong Tử Cấm Thành.
Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 TCN - 446 TCN), các kiến trúc sư thời này ở Trung Quốc đã sử dụng một loại hình cấu trúc mái có khả năng chống động đất với nhiều khung gỗ hình chữ nhật. Cấu trúc này gọi là " Đấu củng". Cụ thể, đây là một loại kết cấu mái gỗ theo kỹ thuật chồng rường. Đấu cũng không những giúp mở rộng diện tích hiên nhà mà còn có khả năng chịu lực tốt, làm giảm tác động lớn của các trận động đất lên tòa nhà.
Ngoài ra, kết cấu mái gỗ độc đáo này còn được coi như là một chi tiết giúp trang trí cho các cung điện đồ sộ ở Tử Cấm Thành.
Các đấu củng được ghép với nhau một cách phức tạp và ăn khớp nhịp nhàng.
Các đấu củng được ghép với nhau rất phức tạp với mục đích chống đỡ cho phần mái hiên mở rộng và mái nhà. Chúng thường nằm ở vị trí xà lớn và được chống đỡ nhờ những chiếc cột cao. Mặc dù không dùng bất cứ loại keo dính hay loại vữa nào nhưng các thanh gỗ luôn được lắp đặt theo đúng khuôn, ăn khớp nhịp nhàng. Chính vì vậy, khi động đất xảy ra, dù có rung chuyển nhưng cấu trúc đấu củng luôn giữ cho phần mái và khung nhà ổn định, không bị gãy đổ.
Điều khiến các chuyên gia, kiến trúc sư nước ngoài ấn tượng nhất chính là cách ngôi nhà dịch chuyển, chúng linh hoạt ra sao. Quả thực, không có gì bị hư hỏng và ngôi nhà thậm chí có thể trụ vững dù phải trải qua động đất lên tới 10,1 độ Richter. Đây cũng chính là một bằng chứng tuyệt vời về kiến trúc truyền thống độc đáo của người Trung Quốc.
Loạt ảnh hiếm cuối Thanh triều: Hé lộ cuộc sống khác biệt trong Tử Cấm Thành Mỗi bức ảnh đều là một mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh lịch sử cuối triều đại nhà Thanh. Chúng ta đều biết rằng, Từ Hi Thái hậu là người rất thích chụp ảnh. Khi còn sống trong Tử Cấm ThànhTử Cấm Thành, bà đã cho chụp rất nhiều hình ảnh về nơi này, vì vậy trong nhiều bức ảnh hiện nay,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Mở cốp xe máy, người phụ nữ sốc nặng khi thấy thứ đáng sợ

Chật vật cảnh vợ chồng già U80 nuôi con gái 5 tuổi

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu

Không phải đà điểu, đây mới là loài chim sở hữu đôi chân dài so với tỷ lệ cơ thể

Tìm thấy chó thất lạc hơn 500 ngày trên đảo Úc

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới
Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump
Thế giới
19:37:49 29/04/2025
Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây tai nạn, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025