Đừng xem con bạn là tờ giấy nháp
‘Giữa nguồn kiến thức nhân loại bao la, cái khó của phụ huynh là phải biết chọn lọc và dạy cho con mình học những gì cần thiết nhất với cuộc sống, không nên ôm đồm quá nhiều thứ’.
Phải biết rõ con bạn có năng khiếu, sở trường gì để đầu tư cho đúng mức – LÊ THANH
Anh Nguyễn Thanh Liêm, thành viên Nhóm tình nguyện Sắc màu cuộc sống tại TP.HCM, chia sẻ như thế, rồi anh nói tiếp: “Tâm lý của cha mẹ là thấy cái gì cũng cần dạy cho con nhưng chưa biết được cái gì là ưu tiên số 1, số 2…, thử đặt hoàn cảnh giữa một kho vàng và một ổ bánh mì, khi bạn gần chết vì đói thì bạn sẽ chọn cái gì?”.
Anh Thanh Liêm đúc kết: Trẻ con là những trang giấy trắng, ta viết gì lên đó hôm nay thì tương lai nó sẽ như vậy, nhưng đừng quá tham lam, ôm đồm nhiều quá. Trang giấy nào cũng có giới hạn của nó, tẩy xóa thì nó lem luốc, viết không đúng nội dung cần, viết không đúng loại mực thì chúng chỉ là tờ giấy nháp tương lai”.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thúy Hạnh, ngụ trên đường Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Q.2 (TP.HCM), chia sẻ: “Thời buổi ngày nay là chuyên môn hóa lao động, ai có thế mạnh, sở trường gì thì phát huy thế mạnh và sở trường đó. Chúng ta không thể bắt một người giỏi chơi nhạc lại đi làm công nhân được, sẽ lãng phí tài năng của họ”.
Từ những lập luận ấy, chị Hạnh nói: “Dạy cho con trẻ cũng thế, dạy cho chúng cái nào thật sự cần cho tương lai. Nói chung con bạn có năng khiếu gì thì hãy dạy cho đúng, cho phù hợp”.
Video đang HOT
Theo thạc sĩ tâm lý Hứa Ngọc Bích, làm việc tại Công ty Sức sống (Q.Tân Bình, TP.HCM), bên cạnh chương trình giáo dục quá tải hiện nay, phụ huynh cũng là tác nhân quan trọng trong việc thúc ép con cái học quá mức, học quá nhiều thứ linh tinh, đôi khi không thật sự cần thiết, phù hợp với năng lực của trẻ.
“Cha mẹ cứ nghĩ rằng con phải giỏi hết các môn thì sau này mới thành công, rồi bắt con học đủ thứ, nào là học thêm ngoại ngữ, toán, văn, lý; học múa, hát, đàn… mà không cần biết là chúng có thích hay có khả năng hay không và dường như không hề để ý tới những kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giao tiếp, rèn luyện sức khỏe, chiều chuộng con như chiều cái máy để học cho cha mẹ tự hào”.
Thạc sĩ Bích khuyên: Cha mẹ hãy dành thời gian nhiều để chơi và hiểu con trẻ cần gì, có năng khiếu gì, dạy gì cho trẻ để chúng phát triển tốt trong tương lai…
Theo thanhnien
Phát triển khả năng toán học của trẻ với phương pháp Kumon
Học viên sẽ được thiết kế một chương trình học hướng cá nhân phù hợp với khả năng của từng bạn.
Theo đại diện trung tâm Kumon, không phải trẻ em nào cũng mang sẵn trong mình tố chất toán học và sự hứng thú với môn học này. Để giúp bé phát triển khả năng toán học, phụ huynh có thể tham khảo phương pháp dạy toán đang phổ biến tại hơn 50 quốc gia - Phương pháp Kumon.
Không phải trẻ em nào cũng mang sẵn trong mình tố chất toán học.
Mỗi trẻ em mang trong mình tiềm năng riêng biệt
Hãy hình dung trong một lớp có 40 học sinh, chúng ta sẽ phân định năng lực của các em từ cao nhất (hạng nhất) đến thấp nhất (hạng thứ 40). Qua đó có thể thấy, khuôn thức lớp học truyền thống vô tình đã giới hạn khả năng của trẻ theo cấp lớp và độ tuổi. Điều này dễ gây khó khăn, chán nản cho các bé chưa theo kịp các bạn đồng trang lứa và hạn chế sự phát triển với những bé có năng khiếu hơn nhóm còn lại.
Ở Kumon, các em sẽ được thiết kế một chương trình học hướng cá nhân phù hợp với khả năng của từng bạn. Giáo trình Toán Kumon phân theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó và bổ trợ nội dung ở trường. Với 20 trình độ học từ 6A đến O, cùng 5 chương trình lựa chọn, phương pháp này tập trung phát triển kỹ năng tính toán và lược bỏ những khái niệm không liên quan. Từ đó, hướng đến việc giúp học sinh tự mình nhanh chóng tiến lên các nội dung toán phổ thông trung học trong thời gian sớm nhất.
Giáo trình Toán Kumon với 20 trình độ tương ứng bậc học nhà trẻ, mẫu giáo cho đến trung học phổ thông.
Bắt đầu với trình độ phù hợp, không phải độ tuổi phù hợp
Một trong những đặc trưng của phương pháp này là cung cấp trình độ học "vừa đúng" thông qua giáo trình và cách hướng dẫn hướng cá nhân, theo sát khả năng của từng trẻ. Giáo trình toán Kumon được cân nhắc cẩn thận tăng dần theo từng bước nhỏ giúp học sinh tiến bộ khi học ở trình độ phù hợp nhất với mình.
Vì khả năng của trẻ không ngừng thay đổi nên việc quyết định trình độ vừa đúng ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ là rất quan trọng. Khi không được học ở trình độ đúng với khả năng, trẻ sẽ cảm thấy có lỗi vì mình không học tốt và điều này có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho tương lai của trẻ. Chỉ khi được học đúng trình độ, trẻ mới phát triển khả năng một cách tự nhiên và đầy thích thú cũng như có thể đạt nhiều tiến bộ.
Nuôi dưỡng thái độ học tập và thói quen tự học
Giá trị cốt lõi của phương pháp giảng dạy tại Kumon nằm ở khả năng giúp học sinh có tư duy tự học, có đủ trải nghiệm để biến việc học trở thành một thói quen hàng ngày. "Lượng kiến thức mà chúng ta có thể nhồi nhét cho trẻ thì giới hạn nhưng tiềm năng phát triển của trẻ thông qua việc tự học là vô hạn. Học sinh Kumon được kỳ vọng không chỉ phát triển khả năng toán học mà còn tự mình góp nhặt thật nhiều kiến thức khi bước vào cuộc sống và trở thành những người chủ động, tiên phong trong mọi việc mình làm", đại diện của Trung tâm Kumon nhận định.
Hình ảnh một trung tâm Kumon tại Singapore.
Tại Việt Nam có lẽ nhiều phụ huynh không còn xa lạ với phương pháp Kumon. Khởi nguồn từ Nhật Bản, đến nay Kumon có hơn 4 triệu học sinh và 24.700 trung tâm trên toàn thế giới. Kumon hiện có 19 trung tâm tại Việt Nam, giảng dạy 2 môn Toán và Tiếng Anh cho trẻ từ 3 đến 17 tuổi.
Thế Đan
Theo VNE
Có nên chỉ khen thưởng vào cuối năm học? Đa số các trường học hiện nay đều áp dụng hình thức khen thưởng cuối kỳ hoặc cuối năm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự khen thưởng ngay vào cuối tháng hay sau mỗi hoạt động ngoại khóa có giá trị động viên hơn nhiều. Khen thưởng cuối năm - Động viên hay áp lực? Vào cuối mỗi kỳ hay năm...