Đừng vứt 16 loại rác thải nhà bếp này, hồi sinh chúng theo các cách dưới đây, bạn sẽ có vườn rau củ tốt um lại cực tiết kiệm!
Nếu có những phế liệu nhà bếp dưới đây, vứt chúng đi sẽ rất lãng phí đấy.
Bạn hoàn toàn có thể mua cây giống từ các vườn ươm để trồng trong khu vườn của mình. Song có một cách khác để tiết kiệm hơn nhiều, đó là tận dụng các rác thải thực phẩm trong nhà bếp.
Nếu có những phế liệu nhà bếp dưới đây, bạn đừng vứt đi mà hãy tận dụng chúng để tạo thành một khu vườn tốt um vô cùng tiết kiệm!
1. Húng quế và các loạ i thảo mộc khác như ngò, bạc hà, bạn hãy lấy một đoạn thân cây cắm vào cốc nước. Khoảng một tuần, chúng sẽ mọc rễ trắng, lúc này có thể cấy vào các chậu nhỏ.
2. Thay vì vứt bỏ những củ khoai tây đã mọc mầm, bạn chỉ cần cắt nó thành nhiều miếng và trồng xuống đất. Kết quả được vài gốc khoai tây mới, cho ra số lượng củ gấp nhiều lần.
3. Cắm phần đầu củ cà rốt trong một khay nước nông, sau khi nó hình thành rễ thì bạn hãy chuyển vào đất. Vậy là bạn đã tiết kiệm được tiền mua cà rốt giống rồi.
4. Khi có những củ khoai lang nhỏ hoặc bị héo, bạn hãy ngâm chúng vào một cốc nước. Cắm vài chiếc tăm ở thân củ để giữ cho khoai không bị chìm nghỉm. Đợi khi chúng mọc rễ thì chuyển vào đất, bạn vừa có rau ăn, đến cuối mùa sẽ thu hoạch được loạt củ khoai lang mới.
5. Sau khi ăn trái bơ xong, bạn đừng vứt bỏ hạt bơ. Ngâm nó vào một cốc nước, nhớ cắm thêm ba que tăm để nâng đỡ không cho hạt chìm xuống đáy cốc. Quá trình nảy mầm có thể mất từ 2 đến 4 tuần, song sau đó bạn sẽ có một cây giống bơ hoàn hảo.
6. Bạn có thể dùng nhíp để nhổ hạt của quả dâu tây, sau đó cho chúng vào khay ươm, phủ đất lên trên. Hãy để ra nơi có nắng và tưới nước thường xuyên. Đến khi những mầm dâu tây nhú lên, hãy cấy nó ra chậu đất hoặc ngoài vườn vào tiết trời mùa xuân.
Video đang HOT
7. Khi mua dứa, bạn hãy xoắn phần ngọn có lá rời ra. Sau đó bóc và gọt những lớp lá cho đến khi nhìn thấy phần chồi rễ. Để khô phần ngọn dứa trong vài ngày đến một tuần trước khi trồng để giúp phần vết thương được chữa lành, ngăn ngừa các vấn đề về thối rữa. Bạn có thể ngâm phần ngọn dứa trong nước để nó ra rễ sau đó mang trồng hoặc vùi trong đất đều được.
8. Cây chanh hoàn toàn có thể được trồng từ hạt. Hãy rửa sạch và làm khô hạt trước khi trồng, đồng thời chọn loại đất giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.
9. Hãy thu thập hạt ớt sau khi nấu ăn rồi trồng chúng trong bầu đất, để dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi hạt ớt nảy mầm, bạn có thể chuyển chúng vào khu vườn của mình rồi!
10. Cây hương thảo dễ dàng phát triển bằng cách giâm cành. Chỉ cần bạn cắt một cành nhỏ, cắm vào cốc nước và đợi nó ra rễ là có thể cấy vào đất. Vài tháng sau, bạn đã có một cây hương thảo phát triển hoàn chỉnh.
11. Ngâm phần thân sả có một chút phần đầu dễ vào nước ấm. Sau một thời gian ngắn, rễ sả sẽ dài ra và bạn hãy trồng chúng vào đất.
12. Cà chua hoàn toàn có thể được trồng bằng hạt để tiết kiệm tiền mua cây giống. Bạn hãy gom những hạt cà chua trong quá trình nấu nướng, rửa sạch rồi để khô. Sau đó trồng chúng trong bầu đất giàu dinh dưỡng cho đến khi hạt nảy mầm. Cây con đạt đến độ cao nhất định thì bạn đem trồng vào khu vườn của mình.
13. Phần gốc già của cần tây hoàn toàn có thể mọc lại một cây mới chỉ với vài thao tác. Bạn đặt phần gốc vào một đĩa nước ở khung cửa sổ có nắng. Sau khoảng một tuần, những chiếc rễ trắng sẽ xuất hiện và nó đã sẵn sàng để bạn chuyển vào đất.
14. Bạn thực sự có thể trồng một cây anh đào cho riêng mình từ hạt, mặc dù mất khá nhiều thời gian. Bạn hãy gieo hạt anh đào khô vào chậu đặt trong nhà, sau đó chuyển ra trồng ngoài trời vào mùa xuân.
15. Nếu chẳng may có một vài củ cải đỏ bị héo thì bạn cũng đừng vứt đi. Hãy cắt lấy phần trên của củ cải, ngâm chúng vào nước và chờ cho rễ mọc ra. Lúc này bạn cấy củ cải vào chậu đất, rồi đợi khoảng 3 tháng là cây sẽ trưởng thành hoàn toàn.
16. Phần gốc cắt bỏ của củ hành tây có thể vùi dưới đất, đợi khi nó mọc rễ trắng và nhú mầm, bạn hãy chuyển ra chậu lớn và chăm sóc để có một gốc hành tây trưởng thành.
Biến rác thải thành kho báu, mang ra tưới cây tốt vù vù, không cần mua phân bón
Thời gian để ủ một thùng phân xanh tại nhà từ rác thải nhà bếp trung bình sẽ kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm.
Thay vì sử dụng các loại phân hóa học, vừa gây hại cho đất vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thì các hộ gia đình có thể dễ dàng tạo ra loại phân hữu cơ an toàn bằng những loại rác thải nhà bếp như rau củ thừa, vỏ trái cây, vỏ trứng...
Loại nước ủ này có tác dụng:
- Tiết kiệm chi phí chăm sóc cây trồng.
- Tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho đất trồng cây.
- Hạn chế việc lạm dụng phân bón hóa học.
- Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và giảm được số lượng rác thải vào môi trường.
Cách làm phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp
Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ phân xanh
Với giải pháp ủ phân xanh từ rác thải nhà bếp, bạn cần chuẩn bị thùng ủ phân xanh là loại có nắp đậy kín.
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các loại thùng chuyên dùng để ủ phân xanh có hình trụ hay hình vuông bằng nhựa. Nếu tiết kiệm hơn, bạn cũng có thể dùng thùng xốp hay thùng bằng gỗ tự chế để ủ phân xanh tại nhà nhưng cần phải có nắp đậy.
Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng ủ phân xanh
Để quá trình ủ phân xanh diễn ra nhanh, bạn nên chọn vị trí đặt thùng là nơi thông thoáng, có ánh nắng nhằm duy trì nhiệt độ thích hợp giúp phân nhanh phân hủy. Tuy nhiên, để chống úng nước và côn trùng gây bệnh xâm nhập nên kê thùng lên đá, gỗ hay gạch.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân xanh
Để có được thùng phân xanh đúng tiêu chuẩn, bạn cần biết cách phân loại các loại rác thải nhà bếp để chọn lọc nguyên liệu. Thường đối với phân xanh, chỉ sử dụng các loại rau củ quả tươi còn thừa sau khi chế biến các món ăn, vỏ của các loại trái cây.
Bên cạnh đó, có thể tận dụng thêm một số loại rác thải nông nghiệp khác như gốc rau, cành lá cây tươi, bã cà phê, cỏ tươi ở vườn,...
Tuyệt đối không dùng các loại cỏ dại có thuốc trừ sâu để ủ phân xanh.
Bước 4: Tiến hành trộn nguyên liệu và ủ
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thích hợp, bạn tiến hành trộn ủ nguyên liệu theo từng bước sau:
- Dùng cành cây khô đặt dưới đáy thùng nhằm tạo ra các lỗ thoát khí, thoát nước nhỏ phía dưới đáy cũng như dễ dàng hơn cho việc trộn phân trong quá trình ủ
- Tiếp đến, cho lượng nguyên liệu rác thải rau củ quả đã gom sẵn trước đó vào thùng, ước chừng khoảng thùng
- Có thể cho thêm một ít đất màu trong vườn vào thùng để ủ cùng phân xanh
- Dùng vòi tưới nước để làm ẩm nguyên liệu đã phối trộn trong thùng, lưu ý chỉ làm ẩm với lượng nước vừa đủ, không nên tưới nước quá nhiều
- Mở nắp thùng và dùng gậy đảo phân lên theo định kỳ 3 ngày 1 lần giúp phân bón được cung cấp lượng oxy cần thiết và phân hủy nhanh hơn. Riêng với thùng chứa lớn nên dùng xẻng để đảo trộn nguyên liệu dễ dàng, hiệu quả hơn
Bước 5: Sử dụng phân xanh để bón cây
Thời gian để ủ một thùng phân xanh tại nhà từ rác thải nhà bếp trung bình sẽ kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm. Khi nào bạn nhận thấy tất cả phân trong thùng đã biến thành màu nâu và vụn như mùn đất là đã hoàn thành.
Lan Quân Tử: Cách nhận biết, ý nghĩa và cách trồng Lan Quân Tử là loài cây cảnh đẹp mắt và có giá trị phong thủy cao, được nhiều ưa chuộng. Chúng có thể được trồng làm cây cảnh trang trí hoặc làm cây cảnh văn phòng tùy ý. Nguồn gốc Lan Quân Tử Lan Quân Tử có tên khoa học là Clivia nobilis, là loài cây thuộc họ Amaryllidaceae. Mặc dù có tên...