Đừng vội lên án khi chính tham vọng của phụ huynh đang tiếp tay cho dạy thêm
Đi học thêm, cô dạy các dạng bài mẫu, đến giờ kiểm tra, học sinh chỉ cần thay số phù hợp câu hỏi, cuối cùng các em đạt điểm cao, cả cô, phụ huynh ai cũng vui mừng.
Thời gian qua, dạy thêm – học thêm vẫn luôn là câu chuyện được nhiều giáo viên, chuyên gia, phụ huynh tranh luận mà chưa có hồi kết. Họ “mổ xẻ” mọi lát cắt của vấn đề với hy vọng có thể tìm ra nguyên nhân “vấn nạn” đang tràn lan, gây mất thời gian, công sức và tiền bạc của phụ huynh và học sinh.
Có ba con đang học lớp 6, lớp 8 và lớp 12, tôi thấy, chính những tham vọng của phụ huynh là nguyên nhân chính khiến việc dạy thêm – học thêm luôn tồn tại, thậm chí ngày càng nghiêm trọng. Tham vọng ấy có thể chính đáng, có thể không, nhưng không thể phủ nhận rằng, phụ huynh đã và đang “bắt tay” với nhà trường, giáo viên để ép con cái mình học thêm vô độ.
Dạy thêm như loại hình kinh tế
Có những phụ huynh mong con cái mình chăm học, học giỏi để nâng cao trí thức. Họ mong con sẽ hiện thực hoá ước mơ để thoát nghèo. Cao hơn, thì họ muốn con có thêm cái chữ để thành đạt trong sự nghiệp, tương lai rạng ngời… Đó là lý do ngoài chương trình chính khoá họ muốn các con được học nhiều hơn, hiểu kiến thức sâu hơn để giành tấm vé vào trường chuyên, lớp chọn hay những đại học top đầu. Do vậy, cứ con có chút thời gian rảnh ở nhà là “tống” con đi học thêm.
Chuyện học thêm không chỉ làm “ nóng” các mặt báo, các diễn đàn xã hội mà ngay trong chính gia đình, nó luôn là đề tài gây tranh cãi, khiến phụ huynh đau đầu đặt câu hỏi có nên con học hay không, và giáo viên nào dạy, chất lượng ra sao, học phí thế nào….
Phụ huynh như lạc vào ma trận mỗi khi quyết định cho con đi học thêm. Bởi học thêm giờ đây không chỉ đơn thuần là hình thức bồi dưỡng mà nó đang bung ra mạnh mẽ và mang đậm hơi hướng của kinh tế thị trường, “mời chào” học sinh tham gia dưới nhiều hình thức như: Học ở lớp do nhà trường tổ chức, đến nhà thầy hoặc gia đình tự mở lớp rồi thuê thầy về dạy học, trung tâm dạy thêm với nhiều giỏi viên giỏi. Nhiều gia đình khá giả còn thuê hẳn thầy về dạy kèm con mình học.
Lớp học thêm. (Ảnh minh hoạ: N.D)
Cùng với đó, các giáo viên cũng tìm đủ các chiêu trò để “ép” học sinh đến lớp học thêm với hai lý do: Áp lực thành tích và thu nhập hàng tháng.
Nếu số lượng học sinh giỏi trong lớp quá thấp, cô giáo không có cơ hội thành “chiến sĩ thi đua”, kéo tụt thành tích “tiên tiến xuất sắc” của nhà trường nên cô cũng đành “bế” học sinh lên lớp. Không thể sửa điểm trong sổ, không thể cho khống điểm, nên cô đành dạy thêm.
Giờ học thêm, cô sẽ cho các học sinh làm những dạng bài mẫu. Đến giờ kiểm tra, các em chỉ việc thay số phù hợp với câu hỏi. Và như thế học sinh được điểm kiểm tra cao, cả cô, cả phụ huynh ai cũng vui mừng.
Video đang HOT
Sự thật, tiền lương giáo viên khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội (xếp thứ 14 trong bảng lương của cán bộ, công, viên chức nhà nước). Có giáo viên gần 20 năm thâm niên đứng lớp mà tiền lương cả tháng không bằng lương thử việc của sinh viên mới ra trường, họ biết sống sau giữa thời bão giá hiện nay. Cứ như vậy, các cô “cực chẳng đã” đành thâm canh gối vụ bằng cách dạy thêm, dạy trước chương trình, cho trước các dạng kiểm tra để “hút” học sinh, nhằm tăng thu nhập hàng tháng, phục vụ cho bản thân và gia đình.
Giáo viên cần tăng thu nhập, phụ huynh cần con học giỏi, mối quan hệ cung – cầu thế mà ra đời, thành thử nhiều người còn nhiệt liệt ủng hộ chuyện học thêm – dạy thêm.
Bên cạnh đó, một phần do phụ huynh không có thời gian dành cho con, phần khác họ đặt quá kỳ vọng vào con và cũng sợ cô giáo sẽ “trù dập” con mình. Thẳng thắn mà nói, chính phụ huynh đang cổ suý mạnh mẽ nhất cho giáo viên dạy thêm.
Ngoài ra, có quan điểm cho rằng nhu cầu học thêm của học sinh là chính đáng, thu nhập dạy thêm của giáo viên cũng chính đáng, không có gì phải cấm? Tôi cho rằng, mỗi em học sinh chỉ cần học thêm 3 môn (Toán- Văn- Anh), lịch học của các em sẽ kín cả tuần, không có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, trải nghiệm cuộc sống.
Sự thụ động, rập khuôn sẽ chiếm chỗ trong tư duy của các em, nhất là những em không đủ sức khỏe hoặc lười biếng. Trong khi đó tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là đổi mới phương pháp và ưu tiên phát triển năng lực. Há chẳng phải “vấn nạn” này đang đi ngược với những điều cả ngành giáo dục đang phấn đấu.
Đồng tiền biến dạy thêm thành dạy chính
Về thu nhập dạy thêm, nhiều người cho rằng, giáo viên bỏ chất xám thì tiền họ nhận về là chính đáng. Nhưng sự chính đáng ấy sẽ ra sao khi không ít những phụ huynh nghèo phải gồng gánh, co kéo đủ khoản thu chi mới đủ trả tiền học cho con?
Đành rằng thù lao được hưởng với sức lao động họ bỏ ra là chính đáng, nhưng lại đưa học sinh, phụ huynh vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đi học thêm. Vậy sự chính đáng đó có còn tồn tại và cao thượng như danh hiệu mà xã hội đã đặt cho nghề giáo.
Nực cười nhất là những phụ huynh vì mong muốn con em “bằng bạn, bằng bè”, sợ giáo viên “phân biệt đối xử” nên phải cho con đi học thêm. Điều đó vô tình thỏa hiệp với dạy thêm, học thêm.
Nhiều em học không tệ nhưng phụ huynh muốn con mình phải học khá hơn nữa, giỏi hơn nữa; họ ép các con đi học thêm nhiều môn, vô hình trung vừa biến các em thành nạn nhân của bệnh thành tích, vừa tiếp tay cho dạy thêm, học thêm.
Nhiều người biện hộ, nhu cầu học thêm là chính đáng, “có cầu ắt có cung”. Tôi cho rằng, đó là xa rời thực tế. Vì học thêm khác học bồi dưỡng, học phụ đạo. Nên nhớ khả năng tự học, tự nghiên cứu là điều rất cần trong giáo dục, bồi dưỡng nhân tài.
Dạy thêm, học thêm vẫn luôn bị xã hội lên án, thế mà có người lại đi so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, rằng nước họ còn dạy thêm, học thêm nhiều hơn chúng ta; trong khi các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ… khái niệm dạy thêm không hề tồn tại.
Đó chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” và còn rất nhiều giáo viên Toán, Lý, Hóa… dạy thêm lén lút hoặc núp bóng “dạy thêm do nhà trường tổ chức”, đăng ký dạy thêm ở trường một vài lớp nhưng ở nhà dạy năm, bảy lớp khác. Hiện tượng này không khác gì giáo viên đang “làm kinh tế” với phụ huynh trong việc giáo dục các thế hệ?
Vậy thì dễ có chuyện dạy thêm trở thành dạy chính. Mỗi khi đồng tiền chi phối thì tiêu cực rất dễ nảy sinh, nếu người ta không làm chủ nó. Bao giờ giáo viên chưa “sống được bằng lương”, lấy dạy thêm cải thiện thu nhập hoặc lợi dụng dạy thêm để trục lợi thì vẫn còn đó vấn nạn dạy thêm, học thêm.
Học thêm: Nhu cầu từ phía phụ huynh, học sinh
Việc tạm ngưng dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường sẽ gây không ít khó khăn cho học sinh, phụ huynh. Bởi lẽ học thêm là nhu cầu có thật và thiết thực của không ít gia đình.
Giao viên môt cơ sơ day thêm tai TP.Biên Hoa tô chưc day thêm cho hoc sinh bâc THCS
* Nhu cầu thiết thực của học sinh cuối cấp
Hiện nay, em Nguyễn Trương Trà My, học sinh lớp 12A12 Trường THPT Vĩnh Cửu (H.Vĩnh Cửu) đang đi học thêm 2 môn: Toán, Tiếng Anh. Cả 2 môn này em đều cùng bạn bè lên TP.Biên Hòa để học, các em tự chọn giáo viên dạy thêm cho mình. Mỗi lớp học thêm có khoảng 15 học sinh. Mức học phí cho môn Tiếng Anh là 500 ngàn đồng/tháng, môn Toán là 300 ngàn đồng/tháng. Theo Trà My, đây là mức học phí phù hợp. Ngoài 2 môn này, Trà My còn đi học thêm tiếng Nhật ở trung tâm với mức học phí 1,5 triệu đồng/tháng.
"Em lựa chọn khối xã hội để thi tốt nghiệp nhưng vì học yếu môn Toán và môn Tiếng Anh nên em chủ động đi học thêm 2 môn này. Cha mẹ cũng hối thúc em đi học thêm để đảm bảo kết quả học tập cho năm cuối cấp. Em thấy việc học thêm là cần thiết đối với em và thực sự sau khi đi học thêm đã hỗ trợ tốt cho em khi học trên lớp. Bây giờ nếu thầy cô phải nghỉ dạy thêm, em đành phải tự học ở nhà. Như vậy chắc chắn sẽ không bằng đi học thêm và ảnh hưởng kết quả học tập của em" - Trà My chia sẻ.
Không riêng gì Trà My, học thêm là nhu cầu của đa số học sinh cuối cấp, đặc biệt là học sinh lớp 12. Bởi nếu không đi học thêm, các em khó có thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học với mức điểm như ý.
Thầy P.H. (giáo viên môn Ngữ văn) chia sẻ, công việc dạy thêm của thầy chủ yếu theo hướng ôn thi cho học sinh lớp 9 lên lớp 10 và ôn thi cho học sinh lớp 12. Theo thầy H., với cách ra đề thi lớp 10 của Sở GD-ĐT và đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT như hiện nay, nếu học sinh không đi luyện thi thì khó đạt được điểm cao. Vì vậy, nếu không dạy thêm, học thêm sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh và cho những giáo viên có thu nhập thêm dựa vào việc dạy thêm.
Quy định về việc dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT đã nêu rõ, giáo viên không được dạy thêm cho những học sinh mình đang dạy trên lớp. Vì vậy, bản thân thầy H. chủ yếu nhận dạy học sinh trường ngoài.
"Công bằng mà nói, dạy thêm, học thêm là nhu cầu thiết thực của nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên. Về phía giáo viên, việc dạy thêm lành mạnh (không "đì" để ép học sinh đi học thêm) cũng giúp giáo viên tiến bộ trong nghề. Như bản thân tôi dạy luyện thi cho học sinh lớp 12 nên buộc phải tiếp cận với xu hướng, cách thức ra đề mới nhất của Bộ GD-ĐT và tìm cách dạy học phù hợp. Ở trường, tôi cũng sẽ áp dụng cách dạy phù này để những em không có điều kiện đi học thêm vẫn có kỹ năng, kinh nghiệm để tự ôn tập" - thầy H. cho biết.
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân có mong muốn mở trung tâm dạy thêm và đáp ứng đủ các điều kiện thì có thể đăng ký kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp (theo Luật Đầu tư).
Tại TP.Biên Hòa, hiện nay đang có một số trung tâm dạy thêm hoạt động theo mô hình này. Theo đó, những giáo viên muốn đi dạy thêm cho trung tâm phải nộp hồ sơ cho trung tâm sau đó đơn vị này chịu trách nhiệm xin cấp phép dạy thêm cho giáo viên (giấy phép có thời hạn 3 năm).
* "Sẽ chuyển sang trường tư nếu con không được học thêm..."
Chị Vương Cẩm Nhung (P.Quang Vinh, TP.Biên Hòa) cho biết, con gái chị năm nay học lớp 4, trường chỉ dạy học 1 buổi nên buổi còn lại chị phải gửi con ở nhà giáo viên chủ nhiệm. Tại đây, mỗi tuần, các bé được học thêm môn Tiếng Anh 2 buổi. Tuy vậy, chị vẫn cho con đi học thêm với 1 giáo viên tiếng Anh khác nữa vì thấy bé học vẫn chưa tốt lắm. Sau một thời gian, chị thấy con có tiến bộ hơn nên khá hài lòng.
Đề cập đến vấn đề dạy thêm trong và ngoài nhà trường, chị Nhung nêu ý kiến: "Theo mình, không nên cấm việc dạy thêm, học thêm. Vì chương trình học hiện nay khá khó, nếu nhà trường chỉ dạy học có 1 buổi là không đủ để truyền tải hết kiến thức. Khi đó, giáo viên dạy không kịp sẽ "đẩy" bài về cho phụ huynh kèm con học mà phụ huynh lại không có nhiều thời gian, thậm chí là không đủ kiến thức, kỹ năng để dạy học cho con. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng học sinh vẫn được lên lớp trong khi bị hổng kiến thức".
Theo chị Nhung, nếu cấm dạy thêm, học thêm nhà trường phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc phải tăng cường dạy phụ đạo cho học sinh. "Tôi đã tính đến phương án chuyển con ra học ở trường tư thục nếu như ở vẫn cấm dạy thêm, học thêm. Vì ở trường tư con được học 2 buổi/ngày để đảm bảo kiến thức" - chị Nhung chia sẻ thêm.
Đồng tình với ý kiến của chị Nhung, chị Trần Kiều Oanh (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết, chị có 2 con đều đang học tiểu học. Trường của con chỉ dạy học 1 buổi trong khi cả 2 vợ chồng chị đều đi làm công nhân nên buộc phải gửi con ở nhà giáo viên chủ nhiệm. Đó cũng là một hình thức dạy thêm, học thêm.
Hiện nay, con gái chị Oanh học lớp 5. Bé có học lực giỏi nhưng chị vẫn xác định là khi con lên cấp 2 chị sẽ cho con đi học thêm để duy trì được thành tích học tập tốt. Chị Oanh cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu cần thiết đối với những phụ huynh như chị. Nếu không cho con đi học thêm, cả 2 vợ chồng không thể cáng đáng việc kèm con cái học tập.
Anh Lê Văn Hùng (P.Tân Phong) có con gái đang học lớp 9 tại một trường tư thục ở TP.Biên Hòa. Dù con được học 2 buổi/ngày nhưng anh vẫn phải thuê gia sư dạy kèm 3 môn chính: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Hiện nay, con anh không còn học gia sư nữa mà chuyển sang đi học thêm những môn chính ở nhà thầy cô.
"Dù gia đình đã xác định sau khi tốt nghiệp THCS sẽ cho con đi học trung cấp nghề nhưng chúng tôi vẫn phải cho con đi học thêm. Ở nhà chúng tôi vẫn nhắc con học nhưng thú thật là tôi không đủ trình độ để kiểm tra xem con học và làm bài tập như vậy là đúng hay sai nên cứ phải cho con đi học thêm cho chắc" - anh Hùng nói.
Trong số các môn học, Tiếng Anh là môn được phụ huynh lựa chọn cho con đi học thêm nhiều nhất. Thậm chí, sau một thời gian cho con đi học ở các trung tâm Anh ngữ, nhiều phụ huynh đã quyết định cho con nghỉ để học ở nhà giáo viên. Bởi giáo viên dạy sát với chương trình học trên lớp hơn, còn ở trung tâm chủ yếu dạy tiếng Anh giao tiếp. Hơn nữa, nhiều giáo viên từng có kinh nghiệm dạy ở các trung tâm nên có thể áp dụng phương pháp dạy học như ở trung tâm khiến cho học sinh hứng thú hơn.
'Cho con đi học thêm tiền lớp 1 gây nhiều hệ lụy' Chuyên gia giáo dục cho rằng việc dạy thêm, học thêm chưa thể cấm được vì đó là nhu cầu đến từ cả hai phía phụ huynh và giáo viên. Vừa qua, Sở GD&ĐT TP.HCM tiếp tục có công văn gửi các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung "tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối...