Đừng vẩn đục tâm hồn trẻ bằng thói háo danh, quyền lực
Viêc sơm đưa cho tre nhưng chưc danh như chu tich, thư ky hôi đông…ngay tư khi hoc tiêu hoc chăng khac nao đang day tre sư ham mê quyên lưc va thoi băt nat ngươi khac.
Dư thao Điêu lê trương Tiêu hoc, trong đo co co nôi dung quy đinh lơp trương đươc goi la chu tich hôi đông tư quan, co ca pho chu tich rôi thêm chưc danh thư ky, vưa đươc công bô đa lam dư luân dây song, vơi bao y kiên bay đu trang thai khi nghe thông tin nay.
Tât nhiên, la cơ quan soan thao nên Bô Giao duc đao tao bao vê quan điêm răng, đây la mô hinh trương hoc mơi, chưc danh chu tich hôi đông tư quan se xây dưng tinh tư chu, chu đông va lam chu cua hoc sinh tư nho.
Dư luân trong xa hôi không khoi lo lăng va đăt câu hoi, liêu răng nhưng chưc danh my miêu như chu tich, pho chu tich, thư ky cua hôi đông tư quan nêu đươc triên khai…co đat đươc như y tương ma Bô Giao duc đao đao tưng âp u va mong muôn.
Nhưng chưc danh tre đươc phong co thê “nuôi dương” long ham mê quyên lưc
Thưc tê đa co nhưng câu chuyên đau long xay ra trên ghê nha trương vê quyên lưc cua lơp trương. Điên hinh la trương hơp nư sinh lơp 7 tên N.T.N.P ơ trương THCS Ly Tư Trong (Tra Vinh) bi đanh hôi đông vi tôi không nghe lơi lơp trương sai văt va đi mua đô dung ca nhân cho lơp trương, nên P đa bi lơp trương tô chưc đanh hôi đông đê dăn măt.
Trương hơp lơp trương tô chưc đanh hôi đông ban trong lơp không con la ca biêt ơ môi trương giao duc nươc nha. Hăn cha me đa tưng đươc nghe con tro chuyên vê sư “lam le” cua cac lơp trương, tô trương, ban trương.
Cac chưc danh nay ơ tuôi thơ, cac em chưa hiêu đươc trach nhiêm cua minh đươc cô giao chu nhiêm giao pho, nghiêm nhiên cac em hiêu răng minh co quyên lưc vơi ban, va trơ thanh ngươi săn tim khuyêt điêm cua ban va ha hê khi ban thiêu sot hay măc khuyêt điêm.
Ơ môt sô trương quôc tê tai Viêt Nam, mô hinh lơp trương tư binh bâu la kha phô biên. Vi lơp trương không co vai tro “tai, măt” cho giao viên chu nhiêm nên se đươc luân phiên lam lơp trương, lam tôt thi đươc cac ban nhân xet, binh chon, không tôt thi thay thê ban khac, rât nhe nhang ma hoc sinh đươc tôn trong.
Video đang HOT
Câu chuyên lơp trương cua tre con ơ nươc Đưc đươc anh Trân Đinh Ngân chia se tư Đưc, hăn sẽ chuyên viên cua Bô Giao duc Đao tao phai suy ngâm. Đo la câu tra lơi cua môt giao viên chu nhiêm lơp 2 vơi câu hoi cua phu huynh (tac gia bai viêt): “Chau nao đươc chon lam lơp trương?” Lơp chung tôi không co hoc sinh nao đươc chon. Ơ tuôi câp 1, chung con qua be đê phai chiu trach nhiêm vê hanh vi cua, du chi la nhăc nhơ hoăc đê y rôi trinh bao vơi cac thây cô.
Nêu phai chiu trach nhiêm thêm vê môt ban khac, đưa tre dê ngô nhân no co thêm môt quyên lưc va ngươc lai, đưa tre bi giam sat se co cam giac yêm thê, lê thuôc. Tât nhiên, chư “nêu” chi la han hưu, nhưng du chi 1% chung tôi cung không cho phep xay ra.
Tôi nhân thêm lương giao viên chu nhiêm đê chiu toan bô trach nhiêm vê hoat đông cua hoc sinh trong thơi gian hoc tai trương. Mơi vao lơp 1, lơp 2 ma co đưa đươc lam “si quan”, đưa lam “linh”. Du co tao đươc ra môt thu linh thi chung ta đa đông thơi tao ra môt loat nhưng đưa nhut nhat, a dua, phu thuôc thu linh. Đây la chưa kê đưa tre – đươc tin cây kia co nguy cơ nhiêm thoi xâu: Nhom ngo, mach leo, chi điêm…Giai đoan đâu cua giao duc câp môt, giup hinh thanh chư không nên đinh hinh tinh cach cua tre.
Thê ma co môt ngôi trương ơ tinh Tiên Giang con đang thưc hiên tra lương cho lơp trương vi lơp trương phai lam qua nhiêu viêc, phai chiu phat thay ban trong lơp măc khuyêt điêm.
Hơi cac chuyên viên cua Bô Giao duc Đao tao. Cac vi hay bươc ra khoi “phong lanh” đê co cai nhin thưc tê hơn, nêu cac vi muôn đôi mơi, muôn cai cach, muôn day hoc sinh lam ngươi.
Cac vi đưng sơm đôi mơi theo kiêu “đanh trông bo dui”, đê rôi sơm gieo vao đâu con tre tinh hao danh, quyên lưc, ma hai căn bênh đo đang lam xa hôi xâu đi, môt xa hôi ma ai co ti danh phân cung đa cho minh la co quyên, khiên ngươi ngươi cư…nhao nhao chay đua quyên, chưc.
Xin cac vi chuyên viên đưng nem tiên dư an qua cưa sô, đưng “tâm hôn treo ngươc canh cây” đê “đe” ra nhưng y tương ma đa sơm chêt yêu du no mơi chi trong giai đoan thai nghen.
Hay lăng nghe phan biên xa hôi- thưa cac thanh viên trong ban soan thao Điêu lê trương tiêu hoc. Ngạn ngữ có câu “chiếc áo không làm nên thầy tu”.
Theo Khampha
Gọi lớp trưởng là chủ tịch thì buồn cười quá!
Trong lớp có chủ tịch, phó chủ tịch thì giống... UBND chứ không phải là lớp học.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Điều lệ trường tiểu học thay thế điều lệ ban hành năm 2010. Chung quanh vấn đề này, chiều 16-7, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng dự thảo quy định một lớp có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh (theo hướng mô hình trường tiểu học mới - VNEN) là câu chuyện hơi buồn cười.
Đừng để các cháu đóng vai cán bộ sớm quá
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thông tư này đưa trẻ con vào hệ thống quan chức sớm quá, cho trẻ con đóng vai cán bộ sớm quá. Không nên trao quyền khi các em còn ở độ tuổi quá non nớt.
"Trong lớp có chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh, mỗi lớp học chia thành các ban có trưởng ban, phó ban, rồi thư ký... Cái này giống như... UBND chứ không phải là lớp học nữa. Chuyện này quá nặng nề đối với học sinh tiểu học. Các cháu tiểu học còn nhỏ lắm, đừng đưa các cháu vào hệ thống quan chức rối ren" - GS Thuyết nói.
GS Thuyết cho rằng vẫn nên giữ tên gọi lớp trưởng, lớp phó và chia thành các tổ, còn việc có tổ trưởng, tổ phó không thì để các trường tự giải quyết.
GS Thuyết đồng tình quan điểm cử các cháu là lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó thì nên luân phiên, không nên để các cháu làm mãi. Các cháu khác không có điều kiện để rèn luyện kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm.
"Một cháu có khi làm lớp trưởng, lớp phó mãi thì có thể cháu đó chủ quan, dẫn đến nhiều cái không hay. Bởi trẻ nắm giữ chức vụ quá lâu sẽ quen với chức quyền, hình thành tâm lý ra oai" - GS Thuyết bình luận.
Với học sinh tiểu học, dùng những từ lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi. Ảnh: HUY HÀ
Tuy nhiên, GS Thuyết cho rằng giáo viên nên quán triệt rõ từ đầu mỗi chức danh nắm giữ trong bao lâu để tránh tình trạng trẻ sốc khi "mất chức".
Đồng quan điểm này, một giáo viên tiểu học ở Hà Nội (đề nghị không nêu tên) chia sẻ tên gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản trong nhà trường là không gần gũi với học sinh. "Từ trước tới nay, từ lớp trưởng, lớp phó giản dị, dễ hiểu, gần gũi với học sinh, chỉ đúng chức năng vai trò của lớp trưởng, lớp phó trong một lớp học. Chủ tịch là từ chỉ những vị trí ở ngoài xã hội. Dùng những từ này có thể tạo cho học sinh tâm lý chức tước, quyền hành ngay từ nhỏ" - giáo viên này nói.
Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, lại đồng tình với cách gọi chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản. Theo bà Hương, chức danh này giúp các cháu tự tin, mạnh dạn và làm được nhiều việc hơn. Nếu lớp trưởng, chỉ đơn thuần kiểm soát các bạn, mách cô thì chủ tịch giúp trẻ làm được nhiều việc hơn về ý thức tự quản, đánh giá các bạn.
35 học sinh/lớp có khả thi?
Theo dự thảo Điều lệ trường tiểu học, quy định lớp học chỉ có tối đa 35 học sinh. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, nhiều ý kiến đồng tình với quy định này. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đưa ra quy định như vậy thì mới có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học và tiến tới là thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
"Tôi nghĩ lớp học cứ 50-60 học sinh không thể nào thay đổi được phương pháp dạy học, mà vẫn phải sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều theo kiểu đọc chép. Tuy nhiên, chỉ sợ khó thực hiện điều này bởi điều lệ trước đây đã đưa ra quy định sĩ số lớp nhưng ở các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM thì vẫn quá tải, mỗi lớp 50 học sinh. Để như hiện tại thì căng quá" - GS Thuyết nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho rằng phải có quy định lớp học dưới 35 học sinh vì không có quy định thì các địa phương không có trách nhiệm.
"Nơi nào không làm được thì cần phải suy nghĩ và giải quyết vấn đề đó chứ không thể để dai dẳng. Theo tôi nghĩ thì 35 học sinh vẫn là nhiều" - ông Hào nói.
Cũng theo đánh giá của ông Hào thì dự thảo điều lệ lần này giảm sổ sách cho giáo viên là hợp lý, bởi nếu mất thời gian quá nhiều với sổ sách thì giáo viên sẽ không có thời gian để đầu tư cho bài giảng.
Đừng gán quyền lực cho các em quá sớm Trong Điều 20 và 21 của dự thảo có quy định hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy bình quân hai tiết/tuần và hiệu phó dạy bốn tiết/tuần là rất hình thức, đối phó. Đây là những quy định cũ còn giữ lại nhưng rõ ràng không khả thi trong thực tế lâu nay. Theo tôi, Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn đừng quy định điều này, thay vào đó nên quy định hiệu trưởng, hiệu phó dự giờ bao nhiêu tiết của một giáo viên trong một tuần hoặc một tháng thì đúng hơn. Ở Điều 22 quy định tổng phụ trách là giáo viên tiểu học được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh cũng rất không thực tế. Vì với giáo viên tiểu học, trong trường sư phạm không dạy về công tác đoàn, đội. Chúng ta có thể thay đổi là cán bộ đoàn được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học thì sẽ thu hút những người có chuyên môn hơn, rồi trong quá trình làm họ có thể học nâng cao hơn. Trong dự thảo này, tôi rất không đồng tình với Điều 17 dùng các từ chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó ban trong một lớp học. Chúng ta nên dành cho các em những từ ngữ, khái niệm thân thuộc, dễ mến, dễ hiểu nhất. Với học sinh tiểu học, dùng những từ như lớp trưởng, lớp phó là hợp lý, gần gũi nhất. Từ "lớp trưởng" nó đã bao hàm sự quản lý, tự chủ, dân chủ với vai trò một học sinh trong lớp học rồi. Nếu chúng ta dùng từ chủ tịch thì nó bao hàm cả một xã hội. Bình thường các em đã nghe rất nhiều từ này bên ngoài như chủ tịch phường, chủ tịch quận, rồi khi vào lớp học lại nghe từ này sẽ cảm thấy nó rất uy quyền. Từ đó về sau học sinh sẽ nặng uy quyền, chức vụ, nó sẽ không hay trong nhận thức của các em. Chúng ta không nên gán cho các em quyền lực quá lớn ngay từ lúc nhỏ, mà chỉ nên giao cho các em nhiệm vụ nào đó trong lớp để các em thấy được trách nhiệm của mình đối với lớp học. Đừng làm phức tạp môi trường học đường hơn nữa. Bà VÕ NGỌC THU, nguyên Trưởng phòng
GD&ĐT quận 5 (TP.HCM) PHẠM ANH ghi
Theo Huy Hà ( phapluattp.vn)
Angelina Jolie vào top 10 phụ nữ quyền lực nhất thế giới Danh sách do chương trình Woman's Hour của đài BBC Radio 4 bình chọn có nhiều nhân vật thuộc lĩnh vực giải trí như bà Anna Wintour, Caitlyn Jenner, ca sĩ Sia. BBC Radio 4 vừa công bố top 10 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới. Đứng vị trí số một là bà Nicola Sturgeon (44 tuổi) - Chủ tịch đảng...