Dùng văn bản hết hiệu lực trình Ủy ban thông qua việc thu tiền phụ huynh
Hàng trăm phụ huynh học sinh phải đóng tiền xã hội hóa căn cứ theo công văn đã hết hiệu lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có sự thông qua của Ủy ban.
Mỗi học sinh phải đóng 120.000 đồng
Ngày 13/8, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 ( xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) cung cấp thông tin là phải đóng khoản tiền vô lý.
Các em phải đóng số tiền này căn cứ trên tờ trình số 03/TTr-THVP4 ngày 12/8/2019 về việc huy động từ nguồn xã hội hóa giáo dục năm 2019 – 2020.
Tờ trình này do Hiệu trưởng Trịnh Ngọc Thùy Mai ký ban hành gửi Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong và được ông Cô Văn Niệt – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong ký xác nhận để thông qua.
Tờ trình của trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong. (Ảnh: H.L)
Nội dung của tờ trình thể hiện việc thu số tiền 120.000 đồng của phụ huynh căn cứ Điều lệ trường Tiểu học, căn cứ công văn số 6890/BGD&ĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các cơ sở Giáo dục và Đào tạo.
Hiệu trưởng Mai lập tờ trình căn cứ vào hội nghị họp Ban chi ủy, Hội đồng nhà trường, hội nghị họp Ban đại diện Hội phụ huynh của trường và hội nghị họp phụ huynh của các lớp đầu năm học 2019 – 2020.
Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 căn cứ vào tình hình thực tế kinh phí nhà nước cấp chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cần cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng để xây dựng, tạo cảnh quan môi trường thân thiện cho học sinh trong năm học 2019 – 2020.
Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 năm học 2019 – 2020.
Video đang HOT
Để thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ năm 2019 – 2020 nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho học sinh.
Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục để huy động từ nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh và vận động sự ủng hộ của các tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm, các cá nhân trong cộng đồng tại địa phương để xây dựng mái che phục vụ cho học sinh trong năm học 2019 – 2020 là 120.000 đồng/em.
Giảm cho học sinh nghèo, cận nghèo, 2,3 em cùng học một trường đóng góp 1 em.
Phòng Giáo dục đã cấm vận động thu tiền từ phụ huynh
Trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 đã trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong để xem xét và phê duyệt;
Để cho phép nhà trường được thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bằng nguồn kinh phí tự nguyện đóng góp của các tổ chức từ thiện, cá nhân, các nhà hảo tâm và các bậc phụ huynh tại địa phương;
Để xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm cho học sinh và nâng cao chất lượng cơ sở và giáo dục học sinh năm học 2019 – 2020.
Nhiều phụ huynh đã phải đóng số tiền trên nhưng thắc mắc, liệu việc thu tiền xã hội hóa như trên có xuất phát từ chủ trương và quy định của nhà nước hay không?Ngay sau đó, tờ trình nói trên đượcPhó Chủ tịch xã ký thông qua và ban hành đến các phụ huynh.
Hơn hết, việc căn cứ công văn số 6890/BGD&ĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà nhà trường trình cho Ủy ban nhân dân xã để xác nhận thu tiền của phụ huynh đã hết hiệu lực.
Phóng viên đã tìm cách liên hệ với ông Cô Văn Niệt – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phong và bà Trịnh Ngọc Thùy Mai – Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Phong 4 để xác nhận sự việc nhưng chưa thể được.
Ngày 14/8, Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi ngắn với thầy Huỳnh Minh Tâm – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận.
Thầy Tâm khẳng định, sẽ cho kiểm tra và xác minh lại việc vận động đóng tiền như trên. Phòng Giáo dục đã có văn bản cấm các trường vận động thu tiền từ phụ huynh học sinh.
Thầy Tâm nói, các học sinh vùng nông thôn đã khó khăn lắm rồi, nên vận động từ các Mạnh Thường Quân được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Kiên Giang: Nuôi tôm càng xanh nông dân có lời cao
Trong 2 ngày (8 và 9/8), Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm - Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của T.Ư Hội NDVN đã về khảo sát vai trò của Hội ND tham gia xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể tại tỉnh Kiên Giang.
Xây dựng tốt hạ tầng cơ sở
Sáng ngày 8/8, đoàn công tác đã đến làm việc tại xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Hội ND xã Phong Đông cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, nghị quyết của cấp ủy, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, ND thực hiện có hiệu quả 15 phần việc của hộ gia đình trong xây dựng NTM; tham gia xây dựng kết cầu hạ tầng cơ sở ở nông thôn.
Kết quả Hội đã vận động sửa chữa và bắc mới 6 cây cầu các loại; duy tu sửa chữa 5,4km đường giao thông nông thôn, sửa chữa 17 căn nhà, cất mới 28 căn, đang triển khai xây dựng 88 lò đốt rác trong các cụm dân cư, làm thủy lợi nội đồng với tổng số tiền trên 592 triệu đồng và gần 2.000 ngày công lao động do hội viên, ND và các Mạnh Thường Quân đóng góp.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm thăm dự án nuôi tôm càng xanh tại xã Phong Đông. ảnh: Chúc Ly
Cũng theo Hội ND xã Phong Đông, với vai trò là cơ quan trong bộ phận thường trực Ban chỉ đạo phong trào kinh tế tập thể, Hội đã tích cực phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, ND tham gia phát triển các hình thức tập thể đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay đã vận động thành lập được 8 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã (HTX) với 12 thành viên tổng diện tích 59,6ha.
Được sự chấp thuận đầu tư dự án nuôi tôm càng xanh cho HTX tại địa phương, với số tiền 300 triệu đồng cho 12 xã viên được vay vốn. Từ đó, hầu hết các xã viên đều thu được lãi suất cao; sau khi trừ chi phí hộ thu lãi thấp nhất đạt trên 50 triệu đồng, nhiều hộ lãi trên 100 triệu đồng/vụ nuôi".
Ông Trịnh Tài Mol - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thuận cho biết: "Hiện toàn huyện có 8 HTX nông nghiệp, huyện đang tổ chức liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm tôm càng xanh. Bên cạnh đó, toàn huyện có 103 tổ hợp tác, chủ yếu là tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, ND trực tiếp quản lý 1 HTX và 33 tổ hợp tác".
"Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế hợp tác của huyện còn nhiều khó khăn. Việc vận động ND tham gia còn khó, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đất không liền canh liền cư, dẫn đến việc thành lập vùng sản xuất còn hạn chế. Để HTX tồn tại thì phải có hoạt động kinh doanh và kinh doanh có lãi, từ đó mới khuyến khích được người dân tham gia" - ông Mol thông tin thêm.
Theo ông Hà Văn Chủ - Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Thuận, hiện nay, huyện có 2 chi - tổ hội nghề nghiệp, xu hướng tới Hội ND huyện sẽ triển khai phát triển thêm chi - hội nghề nghiệp theo lĩnh vực. Công tác tuyên truyền, vận động ND tham gia xây dựng NTM thì cốt lõi là giúp họ hiểu được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc xây dựng NTM. Từ đó, giúp ND hiểu được lợi ích và vai trò của mình trong công tác này.
Ưu tiên mô hình thích ứng biến đổi khí hậu
Sáng 9/8, đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN đã có buổi làm việc với BCH Hội ND tỉnh Kiên Giang về vai trò của Hội trong xây dựng NTM và phát triển kinh tế tập thể.
Theo Hội ND tỉnh Kiên Giang, từ năm 2011 đến nay, Quỹ Hỗ trợ ND các cấp đã đầu tư 101,4 tỷ đồng cho 177 dự án sản xuất. Các ngân hàng đã dành trên 1.074 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo sản xuất. Các cấp Hội ND trong tỉnh đã tham gia nâng cấp, sửa chữa trên 988km đường giao thông nông thôn, xây mới và sửa chữa 960 cây cầu, nạo vét 533km kênh mương với tổng trị giá 15 tỷ đồng, xây dựng 166 công trình NTM; phối hợp cất 724 nhà cho hội viên, ND nghèo... Với sự tham gia tích cực của Hội, đến tháng 7/2019, toàn tỉnh có 58 xã và 1 huyện được công nhận NTM. Các cấp Hội đã vận động thành lập 104 HTX nông nghiệp, 353 tổ hợp tác sản xuất.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm cho rằng, Kiên Giang là tỉnh ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống ND có nhiều cải thiện, thể hiện rõ nhất trong kết quả xây dựng NTM; đồng thời, đánh giá cao công tác chỉ đạo khá toàn diện, bài bản của BCH Hội ND tỉnh, nhất là trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM, kinh tế tập thể. Thời gian tới, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đề nghị Hội ND tỉnh cần mở rộng đối tượng hội viên là nhà khoa học, chuyên gia về nông nghiệp, ND, nông thôn; quan tâm xây dựng chi, tổ hội ND nghề nghiệp để đổi mới hình thức tập ND, lấy lợi tích kinh tế thu hút ND vào tổ chức hội.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm còn đề nghị Hội ND tỉnh cần tích cực tuyên truyền, vận động ND vào tổ hợp tác, HTX, song song đó, phối hợp các ngành, ngân hàng hỗ trợ ND về vốn, kiến thức khoa học - kỹ thuật giúp ND sản xuất hiệu quả. Trong tuyên truyền, tập trung nội dung về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM để thực hiện mục tiêu "nông nghiệp thịnh vượng, ND giàu có và nông thôn văn minh"; vận động ND chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bám sát chủ trương của Đảng, quy hoạch địa phương; ưu tiên vốn cho những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Cứu thành công 6 ngư dân cùng 2 trẻ em trên tàu đang chìm dần giữa biển Hệ thống thông tin duyên hải (TTDH) cho biết, sáng 28/6, đơn vị này đã nhận được tin báo trực tiếp từ tàu cá QB 98551 TS qua tần số 7903kHz, thông báo tàu đang bị nước ngập sắp chìm. Các ngư dân đã được cứu trước khi chiếc tàu chìm hẳn. (Hình minh họa) Trước đó, vào 6h sáng cùng ngày, tàu...