Dùng ứng dụng trên điện thoại để khám chữa bệnh
Thời đại 4.0 đang thay đổi cách tiếp cận chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước. Bệnh nhân có thể dùng nhiều ứng dụng trên điện thoại để được khám chữa bệnh. Một vài ứng dụng tận dụng cả trí thông minh nhân tạo (AI).
Nhiều ứng dụng chăm sóc sức khỏe đã được phát triển – SHUTTERSTOCK
Charlie Latuske (27 tuổi, ở Surrey, Anh) thức dậy và thấy mình đang sốt cũng như rất mệt đến nỗi không làm được bất cứ việc gì. Trước đó vài ngày, anh đã bị đau họng và khó chịu.
Tuy nhiên, khi anh gọi điện đến bệnh viện gần nhà để hẹn bác sĩ khám bệnh thì anh được bảo là phải chờ vài ngày và thậm chí một tuần mới có bác sĩ khám, theo CNN.
Vì vậy, anh phải sử dụng một ứng dụng khám chữa bệnh và chỉ trong một giờ, anh có thể được bác sĩ khám bệnh. Chi phí để đăng ký khám chữa bệnh trên ứng dụng này là 30 bảng Anh (khoảng 896.000 đồng).
Thông qua ứng dụng, anh gọi điện thoại và kèm hình ảnh video cho bác sĩ. Anh mô tả triệu chứng và được chẩn đoán bị viêm amiđan. Sau đó, bác sĩ kê kháng sinh và thuốc giảm đau để anh đi đến nhà thuốc mua uống.
Ứng dụng mà Latuske dùng là một trong nhiều ứng dụng đang có sẵn ở Anh và trên nhiều nước khác trên thế giới, giúp bệnh nhân ở vùng sâu xa hay bệnh quá nặng không thể đi đến được bác sĩ tiếp cận được các dịch vụ khám chữa bệnh.
Một vài ứng dụng này thậm chí đã tận dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để làm tăng tiến trình khám chữa bệnh, phân tích nhanh các triệu chứng và hình ảnh được bệnh nhân gửi qua cho bác sĩ, giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Babylon Health cho thấy mức độ chính xác trong chẩn đoán nhờ sự trợ giúp AI tăng đến 81% từ 72% trong chẩn đoán truyền thống.
Video đang HOT
Giám đốc y khoa Babylon Health, Mobasher Butt, nói với CNN: “Chúng tôi tìm kiếm cách giúp tăng hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc y tế được cung cấp cho bệnh nhân. Những ứng dụng và AI có thể giúp bệnh nhân tiếp cận ngay được dịch vụ và quản lý được bệnh trong thời gian lâu dài, chẳng hạn như nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc và tái khám”.
Tuy nhiên, theo các tổ chức nghề nghiệp và đại học y ở Anh, chẳng hạn như Đại học Y Hoàng gia, bác sĩ vẫn giữ một vị trí quan trọng trong thời đại hiện nay để giám sát và theo dõi việc dùng thuốc. AI không thể thay thế được vai trò của bác sĩ. Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân vẫn cần được duy trì. Bởi lẽ, khi một người bệnh được khám và điều trị bởi một bác sĩ thì sẽ được điều trị tốt hơn do bác sĩ biết rõ tiền sử bệnh nhân.
Bác sĩ Denis Pereira Gray của Đại học Exeter (Anh) nói với CNN, có đến 22 nghiên cứu ở 9 nước đã chứng minh khám chữa bệnh cùng một bác sĩ thật sự có thể hạ thấp tỉ lệ tử vong.
Theo thanhnien.vn
Bé 10 tháng tuổi tử vong chỉ vài giờ sau khi đi những bước đầu tiên do một căn bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ
Vừa tự hào ngắm con gái 10 tháng tuổi chập chững những bước đi đầu tiên nhưng chỉ vài giờ sau, bà mẹ đã phải vội vã đưa con đi cấp cứu và bé đã không qua khỏi vì căn bệnh viêm màng não mô cầu.
Cô bé người Anh Lily sinh vào tháng 1 năm 2017. Cô bé cất những bước đi đầu tiên trong đời vào ngày 21/11 và không có bất cứ biểu hiện ốm đau nào. Mẹ bé Rebehak Watson cho biết: " Lily là một em bé rất vui vẻ. Cha mẹ nào cũng nghĩ con mình là nhất, nhưng Lily đúng là như vậy. Con chưa bao giờ cáu giận, mè nheo, ăn vạ. Con luôn ngủ ngoan, ăn ngoan. Con lúc nào cũng mỉm cười. Con còn là một em bé rất xinh nữa. Bất cứ khi nào chúng tôi ra ngoài, mọi người đều bị Lily thu hút. Họ luôn dừng lại, nói chuyện hỏi han về con và Lily thích như vậy".
Tuy nhiên, buổi sáng sớm sau hôm Lily chập chững những bước đầu tiên, cô bé tỉnh giấc, khóc thét, nôn trớ và sốt cao. Sau khi xem xét tình trạng của con, mẹ bé cho bé uống Calpol và Ibuprofen (thuốc giảm đau, hạ sốt) trước khi gọi cấp cứu.
Watson kể lại: " Tôi mô tả triệu chứng và họ nói tôi cứ cho con uống thuốc nhưng nếu tình hình không có gì tiến triển trong 12 giờ thì đưa con tới bác sĩ". Sau đó, Watson cố gắng dỗ con ngủ trong khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi bé Lily tỉnh giấc, vui vẻ chơi đùa như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Lily xinh xắn, đáng yêu đã qua đời khi mới 10 tháng tuổi.
Nhưng rồi thân nhiệt bé lại tăng cao, khiến Watson lo lắng đưa con đi bệnh viện. " Đó là khi con bé thực sự yếu. Con nằm lịm đi trong phòng đợi, trông không còn chút sức sống nào. Lloyd thì vẫn đang ở cơ quan, còn gia đình tôi đều đang có mặt trong tiệc mừng thọ 70 tuổi của ông tôi. Vậy là chỉ có một mình tôi với con. Rốt cuộc, chúng tôi cũng được bác sĩ gọi vào và họ nói, có thể con bị một loại bọ gây bệnh như viêm dạ dày - ruột. Tôi nói với họ rằng, Lily bị viêm amidan vài tuần trước và đề nghị họ kiểm tra họng con. Tuy nhiên, bác sĩ có vẻ không lo lắng gì cả. Bác sĩ cũng trấn an rằng mọi thứ đều ổn thôi".
Trở về nhà, bé Lily có vẻ lại ổn thỏa một lần nữa trước khi chuyển xấu nghiêm trọng vào chiều hôm đó.
Khi bé bắt đầu tiêu chảy, Watson đã thay bỉm cho con và để ý thấy vệt phát ban có vằn quanh háng bé. " Đó không phải là kiểu phát ban điển hình mà bạn có thể liên hệ tới bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn. Nó có màu tím hơn và nổi nhiều vân hơn. Môi và bàn tay Lily sau đó chuyển sắc xanh. Tôi lập tức gọi xe cấp cứu. Trước khi họ đến. Con hoàn toàn không phản ứng gì. Tôi vô cùng hoảng loạn".
Bà mẹ vô cùng đau đớn sau cái chết của con gái.
Tại Bệnh viện Doncaster Royal, bé Lily được đưa thẳng vào phòng hồi sức cấp cứu. Tại thời điểm này, các chuyên gia y tế vẫn chưa chắc chắn về điều gì đang xảy ra nhưng họ dự định sẽ giúp bé ổn định trở lại trước khi chuyển bé tới Bệnh viện Nhi Sheffield. Điều đáng buồn là Lily không thể chờ tới lúc đó.
Watson nhớ lại: " Lily ngưng tim tới 6 lần cho tới khi các bác sĩ thông báo, họ không thể làm gì hơn. Chúng tôi hoàn toàn suy sụp". Xét nghiệm sau cái chết của Lily cho thấy, cô bé bị viêm màng não mô cầu khuẩn dạng W. Nhưng các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân là gì.
Watson cho biết thêm về sức khỏe của con gái trước đó: " Lily chưa bao giờ biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh. Nghe nói tới viêm màng não là tôi nghĩ đến phát ban và cách kiểm tra sử dụng cốc/chai thuỷ tinh (ấn cốc vào vị trí phát ban cho đến khi da bé chuyển màu nhạt. Nếu vết ban biến mất hoặc mờ đi thì không phải do viêm màng não. Nhưng nếu vẫn nhìn rõ vết ban qua thành cốc thì đó là do viêm màng não). Nhưng tất cả những gì con biểu hiện là ốm mệt và chảy nước mũi. Nhân viên bệnh viện đã rất ngạc nhiên và làm tất cả những gì có thể, nhưng đã quá muộn. Lẽ ra bệnh của Lily phải được chẩn đoán sớm hơn. Như thế, có thể con gái tôi đã được cứu sống".
Lily chưa bao giờ có biểu hiện điển hình của viêm màng não mô cầu.
Watson hiện đang gây quỹ cho tổ chức Meningitis Now và tới thời điểm này, cô quyên được 8.000 bảng. " Tổ chức cuộc vận động và gây quỹ là những việc duy nhất tôi có thể làm để tưởng nhớ con gái tôi. Hiện tại, vắc-xin ACWY được chỉ định cho thiếu niên từ 14 tuổi trở lên. Chủng bệnh mà nó giúp phòng ngừa xuất hiện phổ biến nhất ở sinh viên đại học. Tuy vậy, viêm màng não có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai.
Chúng tôi không muốn chuyện này xảy ra với ai khác. Lily mới chỉ 10 tháng tuổi. Con còn có cả cuộc đời ở phía trước. Sự ra đi của con để lại khoảng trống lớn trong cuộc đời của tất cả chúng tôi".
Theo tổ chức từ thiện Meningitis Now, viêm màng não mô cầu khuẩn dạng W là chủng hiếm gặp nhất trong lịch sử. Các gia đình muốn con nhỏ của mình được bảo vệ khỏi bệnh phải trả tiền để tiêm vắc-xin cho bé ở các cơ sở tư nhân.
Viêm màng não mô cầu khuẩn là một dạng viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng nghiêm trọng màng não, gây tổn thương não, tỉ lệ tử vong khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại vi khuẩn gây ra, trong số này có khuẩn Neisseria meningitidis (N.meningitidis). Có tới 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis được xác định là thủ phạm gây bệnh, 6 trong số này (A, B, C, W, X và Y) có thể phát sinh đại dịch.
Hiện tại ở Việt Nam có hai loặc vắc xin viêm não mô cầu bao gồm:
- Vắc xin viêm não mô cầu AC - phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C: tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh). Sau đó cần tiêm nhắc sau mỗi 3 - 5 năm.
- Vắc-xin viêm não mô cầu BC - phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C: tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 - 8 tuần.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Không thể ngờ đây mới chính là nguyên nhân khiến tai ngứa không dứt và cách điều trị đơn giản ai cũng làm được Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng và điều trị ngứa tai để bảo vệ sức khỏe bạn nhé! Nguyên nhân tai ngứa là gì? 1. Do bơi lội Những người thường xuyên bơi lội dễ bị viêm tai giữa. Sau khi bơi, bơi đọng trong tai tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và mắc kẹt trong tai, gây nhiễm...