Dừng tuyển sinh thạc sĩ vì thiếu nghiêm trọng giảng viên
Đúng thời điểm Luật Giáo dục Đại học chính thức có hiệu lực ngày 1-1-2013, Bộ GD-ĐT đã “thẳng tay” đình chỉ tuyển sinh hàng loạt chuyên ngành đào tạo thạc sĩ của 41 học viện, trường ĐH trên cả nước. Trong số này có cả những tên tuổi hàng đầu của bậc đào tạo đại học.
Cùng với yêu cầu về cơ sở vật chất, các trường cũng phải đáp ứng điều kiện đội ngũ giảng viên
(Ảnh minh họa – nguồn: internet)
Thiếu giảng viên vẫn tuyển sinh
Bộ GD-ĐT vừa chính thức quyết định dừng tuyển sinh 161 chuyên ngành thạc sĩ của 41 cơ sở đào tạo từ năm 2013 do không đủ điều kiện để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ. Ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết, lý do phải đình chỉ hàng loạt chuyên ngành đào tạo thạc sĩ lần này là để các trường hoàn thiện lại điều kiện đã đăng ký để được phép đào tạo. Trước đó, các trường đều báo cáo có đủ đội ngũ như yêu cầu nhưng thực tế kiểm tra thì lại trái ngược hoàn toàn. Có những đơn vị đào tạo cả nghìn học viên nhưng đội ngũ giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành không có hoặc rất ít.
Video đang HOT
Theo thông báo của thanh tra Bộ GD-ĐT, trong số 161 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ bị đình chỉ thì ĐH Bách khoa-ĐHQG TP Hồ Chí Minh có tới 13 chuyên ngành bị đình chỉ tuyển sinh, ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP Hồ Chí Minh có 10 chuyên ngành, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn có 7 chuyên ngành. 9 chuyên ngành thuộc về Học viện Khoa học xã hội. Trong số 41 cơ sở có chuyên ngành bị đình chỉ lần này xuất hiện khá nhiều nhưng trường ĐH tốp đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội…
Cũng theo Bộ GD-ĐT, việc đình chỉ lần này mới chỉ xét trên phương diện điều kiện đội ngũ giảng viên. Các yêu cầu về cơ sở vật chất, về diện tích sàn sẽ tiếp tục được kiểm tra trong thời gian tới với các chương trình đào tạo sau ĐH. Tuy nhiên, việc đình chỉ này mới chỉ áp dụng với việc tuyển mới học viên năm 2013. Theo Thanh tra Bộ GD-ĐT, đối với các học viên đã trúng tuyển và đang học tập ở các chuyên ngành này, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện đào tạo theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành.
Sớm có kết quả khảo sát
Bộ GD-ĐT cũng đưa ra yêu cầu, chậm nhất đến ngày 31-12-2014, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh của chuyên ngành nêu trên được khắc phục, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ GD-ĐT để được xem xét cho phép tuyển sinh trở lại. Sau ngày 31-12-2014, Bộ sẽ thu hồi Quyết định cho phép đào tạo của các chuyên ngành chưa khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ hay không báo cáo về Bộ.
Trong quá trình khảo sát, thống kê các cơ sở đào tạo thạc sĩ, Bộ GD-ĐT cho biết đã nhận được báo cáo của 140 trong 145 cơ sở đào tạo thạc sĩ và đã hoàn thành xử lý kết quả thống kê cho 1002 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Tuy nhiên, bên cạnh việc ra quyết định đình chỉ 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ nói trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã phải nhắc nhở riêng ĐHQG Hà Nội về việc các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo về đào tạo thạc sĩ. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, để thống nhất trong việc thực thi quản lý nhà nước về đào tạo thạc sĩ và chuẩn bị cho việc triển khai Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, Bộ đã thông báo ĐHQG HN dừng tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2013 đối với 9 cơ sở đào tạo thạc sĩ đến khi nhận được thông báo của Bộ về kết quả xử lý báo cáo thống kê của các cơ sở đào tạo này.
Theo đó, các đơn vị gồm ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Giáo dục, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Công nghệ, ĐH Ngoại ngữ, Khoa Luật, Khoa Sau đại học và Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường sẽ bị dừng tuyển sinh năm 2013 đến khi có thông báo mới. Ngoài 9 đơn vị này, ĐHQG Hà Nội cũng có trong danh sách 41 cơ sở có chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bị đình chỉ là Khoa Quản trị kinh doanh với tổng số học viên lên tới 1.148 học viên nhưng chỉ có 10 giảng viên cơ hữu và 2 GS, PGS, TSKH.
Theo ANTD
Dừng tuyển sinh thạc sĩ năm 2013 đối với 9 cơ sở của ĐH Quốc gia HN
Bộ GD-ĐT vừa có văn thông báo đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội dừng tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2013 đối với 9 cơ sở đào tạo thạc sĩ. Lý do các cơ sở này bị dừng tuyển sinh là do không hoàn thành công tác báo cáo theo quy định.
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT tạo đã tiến hành khảo sát, thống kê các cơ sở đào tạo thạc sĩ. Đến nay, Bộ GD-ĐT đã nhận được báo cáo của 140 trong 145 cơ sở đào tạo thạc sĩ và đã hoàn thành xử lý kết quả thống kê cho 1002 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Tuy nhiên, việc thu thập các báo cáo thống kê của các cơ sở đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH GQHN)chưa đầy đủ. Hiện tại, ĐH GQHN còn 5 cơ sở đào tạo thạc sĩ chưa nộp báo cáo và 4 cơ sở nộp báo cáo không hoàn chỉnh. Để thống nhất trong việc thực thi quản lý nhà nhà nước về đào tạo thạc sĩ và chuẩn bị cho việc triển khai Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, Bộ GD-ĐT đã thông báo cho ĐH GQHN dừng tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2013 đối với 9 cơ sở đào tạo thạc sĩ đến khi nhận được thông báo của Bộ GD-ĐT về kết quả xử lý báo cáo thống kê của các cơ sở đào tạo này. Các cơ sở bị yêu cầu tạm dừng tuyển sinh gồm Khoa Sau đại học; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường; Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; Trường ĐH Công nghệ; Trường ĐH KH Tự nhiên; Trường ĐH KH XH Trường ĐH Ngoại ngữ; Trường ĐH Giáo dục và Khoa Luật.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, các cơ sở đào tạo thạc sĩ nêu trên cần tiếp tục thực hiện và nộp báo cáo thống kê theo quy định về Bộ GD-ĐT để được xử lý. Đối với các học viên thạc sĩ đã trúng tuyển và đang học tập tại các cơ sở đào tạo bị dừng tuyển sinh thạc sĩ, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện đào tạo theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành.
Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng tiến hành đình chỉ tuyển sinh 161 chuyên ngành thạc sĩ của 41 cơ sở đào tạo. Lý do đình chỉ là do không đáp ứng được các điều kiện mở ngành đào tạo.
S.H
Theo dân trí
Kỷ luật hàng loạt hiệu trưởng Chiều 28.12, Bộ GD-ĐT đã họp báo công bố kết quả thanh tra 22 trường vi phạm về việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bị dừng tuyển sinh. Tước quyền tự chủ về xác định chỉ tiêu Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, cho...