Đừng tưởng phá đảo là xong!
“ Phá đảo” là cách gọi dân dã của việc hoàn thành một game hay một mini game. Nó chỉ việc game thủ đã chinh phục xong một mức độ nào đó, hoàn thành toàn bộ cốt truyện và đạt được mục đích đề ra. Ngoài ra, trong một số game mới có chế độ endless thì phá đảo là chỉ việc hoàn thành phần cố định hoặc đánh bại mức khó cao nhất (các level sau không tăng độ khó) của chế độ endless.
Nhiều người cho rằng đối với mini game thì việc phá đảo tương đương với đã hoàn thành game. Họ cho rằng nếu phá đảo đồng nghĩa là đã đạt được trình độ cao nhất trong game hay tương tự. Có chăng, tính cạnh tranh chỉ là ở việc thời gian phá đảo ra sao… Nhưng liệu có phải vậy? Phá đảo có phải là tất cả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Phá đảo – Càng nhanh càng pro?
Đây là quan điểm chung của nhiều người. Với những tựa game xa xưa như Mario, yếu tố mà nhiều game thủ quan tâm là việc bạn phá đảo game trong bao lâu. Thường ta thấy những “gamer đáng tự hào” đã có thể phá đảo trong 5-10p. Các video trên Youtube cũng thường thể hiện đề tài này.
Một số game khó ngày xưa thì việc phá đảo đã được coi là một thành tích. Phá đảo bất cứ một tựa game nào cũng đem lại một sự sung sướng và sự ngưỡng mộ của các game thủ khác. Điều này khuyến khích các game thủ tìm cách phá đảo càng nhanh càng tốt.
Tất nhiên, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ chinh phục một tựa game là rất khó. Tuy nhiên, nó lại không phải là tất cả.
Phá đảo – Chỉ là một phần.
Việc hoàn thành game đến mức cuối cùng chỉ là một phần nhỏ mà NPH muốn gửi gắm đến game thủ qua game. Lấy ví dụ như Mario, muốn phá đảo game thì thật là dễ dàng. Hầu như ai cũng biết đến “công thức” 1 –> 4 –> 8 Done! của tựa game này. Tất cả các game thủ muốn phá đảo nhanh chóng thì chỉ có cách trên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, rõ ràng những game thủ đi theo cách trên chưa chắc là những người giỏi nhất. Điều này bởi lẽ theo đánh giá của nhiều game thủ thì bàn 7 mới thực sự là level khó nhất của game. Bỏ qua bàn 7 đồng nghĩa với việc họ đã bỏ qua bước khó nhất của game.
Trong hầu hết các mini game hiện nay, NPT đều ẩn đi các tính năng thú vị của game trong quá trình chơi. Game thủ hoàn toàn có thể bỏ qua nó và phá đảo nhưng rõ ràng nếu không tìm ra các bí ẩn này thì ý nghĩa có việc phá đảo mất tới 90% giá trị. Như tựa game Pokemon chẳng hạn, để đi đến tận cùng và đánh bại “trùm cuối” là điều khá đơn giản nhưng sức hút lớn nhất của game là ở các bí ẩn mà bạn có thể chinh phục.
Hay trong một số game có các yếu tố quan trọng hơn để đánh giá game thủ chứ không phải chuyện phá đảo hay không. Lấy ví dụ như Ragdoll Blaster chẳng hạn, trình độ của game thủ phân biệt bằng cách tính số đạn game thủ sử dụng để đạt được mục đích chứ không phải là chuyện phá đảo hay không.
Nhiều mini game không cần phá đảo
Hoặc cũng có thể nói là không thể. Một số tựa game ngày nay đa phần có Endless mode. Đương nhiên, đúng như cái tên, game sẽ không bao giờ kết thúc nên bạn hãy quên chuyện phá đảo đi. Ngoài ra, phần cố định của game khá dễ, và nó không nói lên điều gì.
Hay những tựa game đậm tính giải trí và cũng gần như (xin được nhấn mạnh từ “gần như”) không bao giờ kết thúc. Ví dụ như Bejeweled chẳng hạn, bạn được 2 tỷ điểm – game sẽ không tính điểm nữa (coi như bạn đã phá đảo) nhưng hiện tại thì chỉ có một người (mất vài năm) để đạt được mốc này.
Rõ ràng, những yếu tố trên đã chỉ ra rằng phá đảo không phải là tất cả đối với một mini game. Tất nhiên, việc hoàn thành một game cũng nói lên phần nào đó điều này nhưng hãy để nó đúng vị trí nó đáng có.
Theo gamek
Top những mini game có nhiều anh chị em nhất
Đã từ lâu, mini game len lỏi vào nhiều ngóc ngách của cuộc sống theo những cách khác nhau. Từ những quán game online sôi động cho đến những văn phòng yên tĩnh, từ biển sâu cho đến núi cao, từ già đến trẻ, đâu đâu cũng có bóng dáng của "họ hàng" này.
Với đặc điểm phù hợp với nhiều "kiểu" như trên, mini game luôn có rất nhiều anh em. Tuy nhiên, không phải game nào cũng có họ hàng lớn như các game sau đây.
1. Rắn săn mồi
Lối chơi của tựa game này hết sức đơn giản, nhân vật chính là một chú rắn có nhiệm vụ đi ăn càng nhiều mồi càng tốt để lớn lên và ghi điểm. Lối chơi đơn giản nhưng đã thành huyền thoại.
Rắn săn mồi có mặt từ các máy chơi game cầm tay trị giá 50.000 VNĐ với pixel to cỡ móng tay cho đến những cỗ máy console đắt tiền nhất. Từ những tựa game 2D cực kỳ đơn giản cho đến những tựa game 3D với đồ họa rực rỡ, dù ở đâu, rắn săn mồi vẫn là một trong những tựa game được yêu thích.
Đặc biệt, với đặc điểm của mình, Rắn săn mồi rất hay xuất hiện và được coi là một trong những mini game phổ biến nhất trên điện thoại giá rẻ. Ví dụ như trên 1200 hay 1110i thì đây cũng là lý do để một số người "tậu" hai model điện thoại này.
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 2000 phiên bản của tựa game này xuất hiện trên tất cả các loại máy.
2. Tetris
Cũng giống như Rắn săn mồi, Tetris là một huyền thoại không thể thay thế. Lối chơi đơn giản và đã trở thành huyền thoại, Tetris (hay thường được gọi là Xếp hình) cũng cực kỳ phổ biến.
Thêm một điểm tương đồng nữa của hai tựa game trên, nó có thiết kế kỹ thuật khá đơn giản nên có thể xuất hiện trên khắp các cỗ máy chơi game. Bất cứ "mảnh đất" nào cũng là nơi sinh trưởng của "anh em nhà Tetris". Với cách chơi chính hết sức đơn giản, có rất nhiều "biến thể" của Tetris xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong thế giới game.
Khác với Rắn săn mồi, các phiên bản Tetris thường phát triển nền máy chơi game cầm tay hoặc các điện thoại tầm trung.
3. Kim cương
Sản phẩm của Popcap có tuổi đời trẻ hơn hẳn hai "đàn anh" phía trên. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa rằng thành công của nó cũng bị nhỏ hơn. Thậm chí, nếu so sánh về mặt doanh thu thì sản phẩm này lại vượt trội hơn hẳn hai đàn anh.
Lối chơi hết sức đơn giản và quen thuộc với nhiều người: di chuyển sao cho ba viên cùng màu trên hàng dọc hoặc một hàng ngang. Cách chơi này cũng được nhiều game khác "vay mượn" để làm cách chơi cho game của mình.
Khác với hai tựa game trên, Kim cương yêu cầu máy chơi game phải có màn hình màu nên lãnh địa của nó có phần hạn chế hơn chút ít.
Còn rất nhiều các tựa game khác có "gia đình" đông đảo nhưng chúng chỉ ở mức sàn sàn như nhau và thua xa ba tựa game này. Có lẽ, còn lâu nữa mới có đối thủ vượt qua 3 "đại ca" trên về sự phổ biến.
Theo gamek
Đừng tưởng chơi mini game là không tốn thời gian Mini game từ lâu đã trở thành một trong những hình thức giải trí phổ biến bậc nhất trên thế giới. Đối tượng chơi các game này rất đa dạng và phong phú, từ các bà nội trợ, người cao tuổi cho đến các em bé mới 5 - 6 tuổi. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức niềm vui khi...