Dùng túi hút khí đựng thực phẩm, bảo quản không đảm bảo…làm tăng ngộ độc giống vụ pate Minh Chay
Bộ Y tế cho biết, xu hướng ngộ độc botulinum tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Ngộ độc botulinum lẻ tẻ dễ nhầm sang bệnh khác
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum sau khi Việt Nam ghi nhận hàng loạt ca ngộ độc botulinum liên quan sản phẩm pate Minh Chay. Hiện nhiều bệnh nhân sau khi bị ngộ độc vẫn đang được điều trị trong tình trạng nặng.
Trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị tạm thời ngộ độc botulinum, Bộ Y tế cho biết bệnh nhân khi bị ngộ độc botulinum biểu hiện chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Trường hợp ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.
Ngộ độc botulinum xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc. Các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.
Sau vụ pate Minh Chay, Bộ Y tế có phác đồ chẩn đoán, điều trị tạm thời botulinum.
Bộ Y tế cũng cho biết, botulinum là các trực khuẩn Gram dương kỵ khí tuyệt đối, sinh nha bào. Nha bào tồn tại nhiều trong đất, không khí, nước biển, ruột hải sản, chịu được điều kiện đun sôi 100C ở điều kiện áp suất 1 trong vài giờ.
Chỉ các ngoại độc tố botulinum type A, B, E, F gây ngộ độc trên người. Độc tố botulinum có bản chất là protein, trọng lượng phân tử khoảng 150 nghìn Dalton, dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi (ăn thức ăn mới nấu chín không bị ngộ độc).
Ngộ độc botulinum tăng lên do trào lưu sử dụng túi hút khí
Về nguyên nhân dẫn đến ngộ độc botulinum, Bộ Y tế cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hộp là nguyên nhân cổ điển gây ngộ độc, do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt.
Video đang HOT
Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,… được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đổ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Hiện nay phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng, bảo quản thực phẩm làm gia tăng xu hướng ngộ độc botulinum.
“Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn. Trường hợp đặc biệt, độc tố botulinum có thể bị đưa vào thực phẩm với mục đích khủng bố”, Bộ Y tế thông tin.
Theo Bộ Y tế, độc tố botulinum không bị phá hủy bởi axit dịch vị và các men tiêu hóa, được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng vào máu tới cơ quan đích là các synape cholinergic thuộc hệ vận động ở thần kinh ngoại biên, các đầu mút dây thần kinh phó giao cảm và các hạch tự động, vào bên trong tế bào thần kinh. Chưa có thông tin cụ thể về hấp thu, chuyển hóa và thải trừ của độc tố.
Thời gian khởi phát bệnh phổ biến từ 12 đến 36 giờ sau ăn, phần lớn là xuất hiện trong ngày đầu tiên, có thể trong khoảng 6 đến 8 giờ sau ăn.
Để phòng botulinum, Bộ Y tế đề nghị:
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
- Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
- Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
- Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,…) bạn cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
"Mẹo" phòng tránh ngộ độc botulinum trong thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra.
Để phòng, tránh ngộ độc botulinum, tại quyết định ban hành Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum do Bộ Y tế mới ban hành đã đưa ra những cách phòng, tránh ngộ độc đối với người tiêu dùng.
Cụ thể, Bộ Y tế cảnh báo người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
Đồng thời, thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
Bên cạnh đó, ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín vì nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
Tại Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum của Bộ Y tế cũng nêu rõ: Ngộ độc thực phẩm do độ tố botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố botulinum do các chủng vi khuan Clostridium sinh ra.
Bệnh cảnh chính là liệt ngoại biên đối xứng hai bên kiểu lan xuống, liệt toàn bộ các cơ với các mức độ khác nhau, người bệnh vẫn tỉnh táo, không có rối loạn cảm giác. Ngộ độc nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.
Ngộ độc xảy ra không thường xuyên, có thể thành vụ với nhiều người bị ngộ độc. Có các trường hợp ngộ độc riêng lẻ, không rõ yếu tố dịch tễ, diễn biến nhanh, không thể khai thác bệnh cảnh đặc trưng, dẫn tới dễ bỏ sót hoặc nhầm với nhiều bệnh khác.
Khi sản phẩm đóng hộp đã không còn mùi, vị, màu sắc mọi người không nên sử dụng.
Các nhân viên y tế cần nâng cảnh giác khai thác bệnh sử, đưa vào chẩn đoán phân biệt đặc biệt với các tình trạng liệt ngoại biên, qua đó giúp chẩn đoán và điều trị sớm, dùng thuốc giải độc sớm nhất giúp cải thiện tình trạng ngộ độc.
Loại thực phẩm gây ngộ độc cổ điển là thịt hộp (do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt). Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đụng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Ngộ độc do độc tố botulinium là ngộ độc nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài, thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhiều tháng để hồi phục. Biến chứng chính là nhiễm trùng bệnh viện, đặc biệt viêm phổi và các biến chứng của thở máy. Các biến chứng do bất động, nằm kéo dài, loét; liệt ruột, táo bón, trào ngược, sặc phổi.
Liên quan đến điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc botulinum, ngày 8-8 Tổ chức Y tế thế giới đã tài trợ khẩn cấp cho Việt Nam 10 liều thuốc kháng độc tố botulinium.
PGS-TS-Bác sỹ Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc Các chương trình Kiểm soát bệnh tật, kiêm Giám đốc Các chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết, số thuốc này được chuyển đến Việt Nam trong chuyến bay ngày 8-9 từ kho dự trữ thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sỹ về Hà Nội và được bảo quản trong điều kiện đặc biệt.
10 liều thuốc nêu trên dự kiến sẽ được dùng để điều trị cho các bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo tại các bệnh viện ở Việt Nam. BV Bạch Mai được Bộ Y tế chỉ định là đơn vị tiếp nhận số thuốc này và sẽ vận chuyển cho các đơn vị y tế khác theo nhu cầu thực tế của việc điều trị bệnh nhân-PGS-TS. Giáng Hương thông tin.
Dưới sự chỉ đạo của Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các Vụ, Cục của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Vụ Kế hoạch Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để giải quyết các thủ tục cần thiết trong việc tiếp nhận số thuốc nêu trên.
Trước đó, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội cũng đã tài trợ và hỗ trợ cho BV Bạch Mai trong việc vận chuyển và tiếp nhận 2 liều kháng độc tố Botulinum từ Thái Lan về để điều trị cho bệnh nhân tại BV Bạch Mai.
Kỳ 1: Lịch sử botulinum và những vụ ngộ độc ở Mỹ Thời gian gần đây, ở Việt Nam có hàng loạt người bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng pate Minh Chay. Ngộ độc được chỉ đích danh thực phẩm pate Minh Chay thì mới, nhưng thực tế trong y học, ngộ độc botulinum đã được định danh từ rất lâu, thậm chí nó xuất hiện ở cả những thực phẩm rất quen...