Đừng thần thánh sữa, Canada đã loại khỏi hướng dẫn dinh dưỡng
Trong hướng dẫn thực phẩm mới nhất, quốc gia Bắc Mỹ quyết định loại bỏ sữa khỏi nhóm dinh dưỡng quan trọng.
Từ lâu, sữa đóng vai trò trung tâm trong các chính sách y tế ở Canada và các nước phương Tây.
Kể từ năm 1942, khi xây dựng hướng dẫn dinh dưỡng, Canada luôn khuyến khích người dân ăn hoặc uống nhiều hơn 1 khẩu phần sữa mỗi ngày (tương đương 500ml), đặc biệt là với trẻ em. Kể cả những lần thay đổi kế tiếp sau này như vào năm 1949, 1961, 1977, 1982, 1992, 2007, Canada vẫn xếp sữa và các sản phẩm từ sữa thành 1 nhóm riêng trong đĩa thức ăn.
Những hướng dẫn thực phẩm trước đây của Canada đều xếp sữa và các sản phẩm từ sữa thành 1 nhóm riêng biệt, khuyến nghị người dân sử dụng đều đặn
Tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất, sau 3 năm lấy ý kiến rộng rãi, quốc gia này đã thay đổi khuyến nghị, loại bỏ sữa cùng nhiều nhóm protein khác.
Theo đó, trong đĩa dinh dưỡng mới nhất, quốc gia này khuyên người dân ăn 1/2 lượng rau xanh và trái cây, 1/4 tinh bột (bánh mỳ, gạo, mỳ) hoặc ngũ cốc và 1/4 protein (đậu đỏ, trứng, cá, đậu phụ, hạnh nhân, thịt…).
Dù không khuyến cáo lượng tiêu thụ cụ thể, song hướng dẫn mới khuyến khích người dân ăn nhiều loại thực phẩm chưa qua chế biến và không coi sữa thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu. Ở cốc đồ uống, Canada khuyến khích người dân nên chọn nước hơn các loại đồ uống khác.
“Chúng tôi đã xem xét rất kĩ càng, dựa trên nhiều bằng chứng chứ không sử dụng các báo cáo được tài trợ bởi ngành công nghiệp”, TS Hasan Hutchinson, Giám đốc văn phòng chính sách dinh dưỡng và phát triển cho hay.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn thực phẩm mới, sữa sô cô la, nước trái cây là thủ phạm trong cuộc khủng hoảng béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em. Trong nhiều thập kỷ, cha mẹ đã cho con cái uống sữa có hương vị như một cách để lôi kéo trẻ em uống thêm nhiều sữa.
Nhưng hướng dẫn mới chỉ ra rằng, trong các sản phẩm sữa được chế biến, lượng đường vượt trội hơn hẳn lợi ích dinh dưỡng nó mang lại. Nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn lượng đường trẻ em tiêu thụ đều đến từ đồ uống.
Đĩa thức ăn mới khuyên người dân ăn uống đa dạng, sữa không còn thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu
Khuyến nghị mới của Canada nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đặc biệt từ nhóm những người ủng hộ ăn chay và thuần chay, bao gồm TS David Jenkins, GS tại ĐH Toronto, chủ tịch Nghiên cứu về dinh dưỡng và trao đổi chất của Canada.
TS Jenkins cho rằng, khuyến nghị mới có thể tạo ra nhiều tranh cãi khi dịch chuyển sang các thực phẩm từ thực vật, nhưng đây là hướng đi đúng đắn. Chúng ta đã nhầm lần khi đặt sữa bò cạnh sữa mẹ khi xét đến tầm quan trọng của sữa với sức khoẻ con người.
Hướng dẫn mới được đưa ra vào thời điểm nhiều người Canada đang cắt giảm thịt và sữa vì lý do môi trường, sức khoẻ và đạo đức.
Tuy nhiên rất nhiều nông dân tại các trang trại bò sữa ở Canada đã lên tiếng phản đối khuyến nghị mới, cho rằng hướng dẫn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân.
Họ cho rằng, hướng dẫn mới không phản ánh đầy đủ và phủ nhận các bằng chứng khoa học về lợi ích của sữa như đây là nguồn cung cấp canxi hàng đầu cùng các dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin A, D, kali, kẽm, magie.
Thực tế, dù đã không còn coi sữa là nhóm thực phẩm thiết yếu và khuyến khích người dân chọn nước lọc, nước hoa quả nguyên chất hơn các loại đồ uống khác, song hướng dẫn mới vẫn liệt kê sữa tươi không đường, sữa ít béo như một lựa chọn đồ uống lành mạnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anar Allidina, hướng dẫn thực phẩm mới của Canada thực chất phản ánh những thay đổi gần đây trong tiêu dùng của người dân khi lượng tiêu thụ sữa bò liên tục giảm trong những năm qua, thay vào đó tập trung vào các chất béo lành mạnh từ các loại hạt.
Chuyên gia dinh dưỡng Nazi Quresshi cũng cho rằng, không có lý do gì quá đặc biệt để người dân phải tránh sữa, trừ khi bản thân gặp các vấn đề tiêu hoá, dung nạp sữa.
Bà cho rằng, người dân chỉ nên xem đây là hướng dẫn chung, không nên xem là một đơn thuốc hay một chế độ ăn kêng chính xác để mọi người học theo, đơn giản hãy nghĩ đó là khởi đầu tốt để mọi người bắt đầu học cách ăn uống lành mạnh hơn.
Minh Anh
Theo BBC, Globalnews
Khi mang thai, nếu muốn trẻ sinh ra có IQ cao không nên bỏ qua 3 yếu tố này
Nhiều cặp vợ chồng ngày nay không chỉ hy vọng con cái khỏe mạnh, dễ thương mà còn muốn có một em bé thông minh, chỉ số IQ cao.
Yếu tố quyết định em bé có thông minh hay không không chỉ do gen bẩm sinh mà còn bị ảnh hưởng từ môi trường, giáo dục và quá trình dạy dỗ của cha mẹ. Vì vậy, các cặp vợ chồng có thể nắm bắt được những yếu tố này ngay từ lúc chuẩn bị mang thai đến khi mang thai. Muốn em bé sinh ra được thông minh, nhanh nhẹn, không có gì là quá khó để thực hiện.
1. Tuổi sinh đẻ tốt nhất
Phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi từ 23 đến 30 là lúc họ có thể trạng cơ thể tốt nhất. Vào thời điểm này, trứng của phụ nữ có chất lượng cao, chất lượng tinh trùng của nam giới cũng đạt đỉnh, có thể sống trong thời gian dài hơn. Khoảng thời gian này nếu trứng và tinh trùng thụ tinh được thì sẽ hưởng được các gen tốt. Bên cạnh đó, nếu mang thai gian đoạn này cũng làm giảm đáng kể số lượng bệnh di truyền và đột biến gen.
2. Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ
Ngay từ khi bắt đầu mang thai, các bà mẹ đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt là lượng protein vì protein và DHA là các chất dinh dưỡng không thể thiếu để phát triển trí não thai nhi. Não thai nhi phát triển khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút, 70% các tế bào não của con người đã có sẵn trước khi em bé chào đời. Vì vậy, dinh dưỡng cho em bé khi bắt đầu mang thai là rất quan trọng. Bắt đầu từ những tháng đầu tiên, người mẹ cần bổ sung thêm vitamin cần thiết trong từng giai đoạn của thai kỳ.
3. Cho con bú
Bây giờ có rất nhiều lý do mà người mẹ chọn sữa công thức thay cho sữa mẹ. Sữa mẹ lúc nào cũng được khuyến khích là nguồn sữa tốt nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Theo dữ liệu khảo sát theo dõi dài hạn về sữa mẹ, một trong những thành phần của sữa mẹ có tên là DHA (docosahexaenoic acid) có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ.
Tất nhiên khi mang thai, thói quen sống tốt, tập thể dục tích cực và cai thuốc lá là rất cần thiết. Bên cạnh đó, hạn chế thức đêm, stress, ăn uống thất thường...ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.
Theo Dân Việt
Đây mới là thời điểm lý tưởng giữa 2 lần mang thai cho mọi lứa tuổi Nguy cơ thai nghén thường gắn liền với tuổi tác nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy chính khoảng cách giữa 2 lần mang thai mới đóng vai trò quyết định. Chờ ít nhất 12 tháng giữa hai lần mang thai làm giảm nguy cơ Một nghiên cứu mới đây trên tờ Journal of the American Medical Association (JAMA), dựa trên 150.000...