Dừng TĐ Sông Tranh là “ném tiền qua cửa sổ”
Trao đổi với PV, TS. Ngô Quang Toàn – Tổng hội địa chất Việt Nam cho rằng cần phải đưa thủy điện Sông Tranh 2 vào hoạt động.
Chỉ ra một số lý do, TS. Ngô Quang Toàn khẳng định: “Theo tôi nên cho công trình thủy điện Sông Tranh 2 đi vào hoạt động bởi lẽ: Thứ nhất là đã đầu tư rất nhiều tiền vào đấy rồi, không cho hoạt động hóa ra là “ném tiền qua cửa sổ” à.
Thứ hai, các nhà khoa học, nhà thi công, tư vấn độc lập, kể cả nhà khoa học nước ngoài (Thụy Sĩ) cũng đã tuyên bố công trình bảo đảm an toàn, tại sao lại không cho tích nước và đi vào hoạt động? Cho công trình đi vào hoạt động thì mới có thể theo dõi, kiểm chứng được, cứ để thế rồi tranh cãi biết khi nào mới xong”.
Thủy điện sông Tranh
Theo phân tích của TS. Ngô Quang Toàn, hiện tượng xảy ra ở Thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích có cường độ nhỏ từ 2-4 độ richter, thường xảy ra và kèm theo tiếng nổ trong lòng đất. “Nó là trường hợp tuân theo cơ chế “thùng sắt tây”. Khi đổ nước vào thùng sắt tây thì vỏ nó sẽ căng phồng lên, phát ra tiếng kêu. Trường hợp Sông Tranh 2 cũng tương tự: Đập chứa nước vào khiến cho thể tích tăng, áp suất tăng gây ra tiếng nổ. Trước kia ở hồ chứa nước thủy điện Sông Đà (Hòa Bình) cũng xảy ra hiện tượng động đất kích thích cho nên đây là chuyện được dự báo và bình thường”.
Video đang HOT
“Điều đáng nói ở đây là trước và sau khi hoàn thành việc xây đập, đơn vị thi công hoặc chủ dự án nên thông báo cho địa phương và người dân biết là sẽ xảy ra hiện tượng động đất kích thích khi tích nước trong hồ. Tuy nhiên đơn vị lại không cảnh báo khiến người dân bị bất ngờ. Không chỉ vậy, người dân càng hoang mang khi xây đập và xử lý rò rỉ nước kém. Để nước chảy ra như suối khiến người dân sợ quá. Sau này tuy có xử lý nhưng tâm lý người dân đã bị ảnh hưởng rất lớn”.
TS. Ngô Quang Toàn cũng cho rằng một số nhà khoa học gần đây đã nhầm lẫn: “Một số nhà khoa học lại cho rằng đó là do nền địa chất để xây dựng đập thủy điện Sông Tranh 2 yếu, tôi nghĩ đây là sự nhầm lẫn. Bản thân tôi qua quá trình tìm hiểu được biết nền địa chất để xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 là nền đá hoa cương, đây là nền địa chất tốt. Bên cạnh đó, quá trình thi công người ta còn phải khoan, cắt, bóc các lớp đất đá không đảm bảo đi”.
“Động đất kích thích sau một thời gian sẽ ổn định trở lại. Còn như ý kiến cho rằng công trình thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên miệng núi lửa là nói vu vơ, thiếu khoa học và gây buồn cười”, TS. Ngô Quang Toàn khẳng định.
Theo 24h
"EVN đã tạo ra động đất"
Đây là ý kiến của PGS Phan Văn Quýnh- Đại học Quốc gia Hà Nội và một số đại biểu nêu tại Phiên giải trình về một số vấn đề của dự án thủy điện Sông Tranh 2 của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội, hôm qua (20/10).
Tại phiên giải trình, ông Nguyễn Tài Sơn - Tổng giám đốc Cty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 tiếp tục khẳng định, đập thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế chịu động đất cực đại, có thể yên tâm là đập an toàn.
Còn Phó tổng giám đốc EVN Trần Văn Được khẳng định, các biện pháp khắc phục sự cố rò rỉ nước là phù hợp, bảo đảm ổn định cho đập thủy điện Sông Tranh 2.
Tuy nhiên, lý giải nguyên nhân các sự cố tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, PGS Phan Văn Quýnh cho rằng: "Chính EVN đã tạo ra động đất chứ không phải do tự nhiên".
Học sinh Bắc Trà My tập huấn kỹ năng đối phó động đất
Theo ông Quýnh, công trình thủy điện Sông Tranh 2 không an toàn, do đập chắn thủy điện xây trên nền móng yếu, có thể dẫn đến sự cố trôi đập.
Ông Vũ Trọng Hồng - Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam quan ngại, đập có thể không vỡ, nhưng hai vai của thủy điện thì lại có khả năng vỡ. Nên tạm dừng tích nước trong một năm để tiếp tục nghiên cứu cho thấu đáo hơn.
GS Phạm Hồng Giang - Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước cảnh báo, chất lượng của đập là dấu hỏi lớn, trong khi các kết quả báo cáo mới chỉ dừng trên giấy, nghĩa là dựa trên các thông số kỹ thuật thiết kế để tính toán mức chịu đựng động đất.
Người dân ở thị trấn Trà My thường trực lo động đất
Chung lo ngại về an toàn của đập, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, cần lường trước tình huống sự cố vỡ đập xảy ra, nhất là đảm bảo an toàn tính mạng của hàng nghìn hộ dân sống quanh khu vực.
Lãnh đạo Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường phải làm việc lại với lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan để đưa ra kết luận chính xác về thủy điện Sông Tranh 2, thay vì phụ thuộc vào những báo cáo, lời hứa.
Theo 24h
Tiếp tục rung chuyển ở TĐ Sông Tranh 2 Người dân Bắc Trà My (Quảng Nam) chưa hết bàng hoàng sau những sau trận động đất mạnh 4,2 độ Richter vào tối 3/9, thì bất ngờ khuya ngày 4 và rạng sáng 5/9, đất ở đây lại tiếp tục nổ, nhà lại rung. Bà Hồ Thị Sửu ở thôn 1, xã Trà Đốc kể: "Nhà của tôi tường nứt dọc từ đêm...