Dùng súng chỉ để cướp… ván trượt
Cảnh sát Florida (Mỹ) cho biết một thanh niên 21 tuổi đang đối mặt với tội cướp có vũ trang khi dùng súng chỉ để cướp… ván trượt và đồng hồ của một cậu bé 14 tuổi.
Sở Cảnh sát Ocala nói rằng, Cary Lamar Howard, 21 tuổi, đã tiếp cận cậu bé trên, người đang du lịch Mỹ từ Ecuador, hồi cuối tuần.
Howard rút khẩu súng cho cậu bé thấy rồi uy hiếp lấy đi cái ván trượt và đòi cậu bé đưa tiền. Tuy nhiên do cậu bé không có tiền nên Howard bỏ đi sau khi lấy thêm cái đồng hồ.
Kẻ cướp… ván trượt bằng súng sau đó đã bị cảnh sát tóm gọn.
Theo Thanhnien
10 lệnh cấm quái lạ của các trường học
Không chỉ trường Lương Thế Vinh có lệnh cấm kỵ gây xôn xao mà nhiều trường học trên thế giới cũng có những luật lạ như cấm ôm, đi bốt, ăn bánh nướng, thậm chí là không được thiếu iPad.
Gần đây, dư luận xôn xao về những điều cấm kỵ khi sử dụng mạng xã hội của trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh. Bên cạnh những ý kiến đồng tình với quan điểm của nhà trường, và cho rằng đây là hành động cần thiết để quản lý học sinh, thì cũng có phản bác cho rằng ảnh hưởng đến tự do cá nhân của các em.
Thông báo "gây sốc" của trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh.
Nhưng thực tế, đây chỉ là một trong nhiều quy định "gây sốc" của các trường phổ thổng trong và ngoài nước nhằm mục đích quản lý tốt học sinh.
Cấm ôm, nắm tay nhau
Các nhà chức trách thuộc khu vực các trường Arizona, phía tây Hoa Kỳ đã ban hành một điều luật "quái lạ" - cấm học sinh ôm nhau quá hai giây. Trươc đó, các trường công lập của Arizona trước đó cũng đã có luật cấm học sinh thể hiện tình cảm trước đám đông, điều luật này thể hiện sự quyết liệt hơn của họ.
Theo đó, bất kể cách thức thể hiện tình cảm nào dù là ôm hay hôn nhau cũng không thể được chấp nhận, vì vậy học sinh ôm nhau quá 2 giây sẽ bị phạt.
Tại trường trung học cơ sở Matawan Aberdeen tại New York, với khoảng 900học sinh từ 11-14 tuổi, cũng bị cấm không được ôm nhau.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, tại trường tiểu học Adam Road ở miền tây nước Úc cũng áp dụng quy định cấm "ôm xã giao" vì cho rằng học sinh ôm nhau quá nhiều lần trong một ngày.
Bà Gemma Preston, quyền hiệu trưởng nhà trường, cho biết nhà trường áp dụngquy định này sau khi có quá nhiều trường hợp bị thương và vết bầm do những "cái ôm quá trớn" gây ra.
Tại Tennessee, đạo luật cấm nắm tay trong trường học cũng đã được đưa vào thực hiện. Bởi hành động này được cho là "va chạm thể xác", không lành mạnh, và ngay cả giáo viên cũng bị cấm.
Cấm học sinh đến lớp nếu thiếu iPad
Với chiến dịch "phổ cập iPad" đầy bất ngờ, trường Thiên Chúa giáo St Andrew tại trung tâm thành phố Sydney, bang New South Wales, Úc đã đưa ra thông báo tới tất cả các phụ huynh rằng: "Yêu cầu tất cả các học sinh từ lớp 7 tới lớp 10 phải có iPad trong năm học tới".
Kèm theo "sắc lệnh" này, ban giám hiệu nhà trường khẳng định phụ huynh không phải lo lắng quá nhiều về chi phí mua sắm và việc con cái họ có thể đánh mất chiếc iPad. Bởi vì, nhà trường dự kiến sẽ hỗ trợ 597 AUD cho mỗi chiếc iPad và những thiết bị đắt tiền này sẽ được bảo hiểm.
Cấm có bạn thân
Một số trường ở Anh đưa ra lệnh cấm các cặp học sinh chơi thân với nhau để tránh tâm lý buồn chán khi tình bạn tan vỡ. Thay vào đó, nhà trường khuyến khích học sinh chơi theo nhóm. Nhà tâm lý học giáo dục Gaynor Sbuttoni cho biết chính sách này đã được áp dụng tại một số trường ở Kingston, Tây Nam London và Surrey.
Cô cho biết: " Giáo viên khuyên các em không nên chơi với một bạn duy nhất mà hãy chơi với tất cả các bạn khác".
"Họ làm như vậy để những đứa trẻ không bị tổn thương khi xảy ra xích mích hoặc đổ vỡ tình bạn. Tuy nhiên, xét về mặt tự nhiên, trẻ luôn luôn cần một người bạn thân. Nếu có đổ vỡ, chúng sẽ cảm nhận được nỗi đau và nhờ đó, chúng có thể học được cánh đương đầu với khó khăn cuộc sống".
Cấm mang cặp đến trường, không được dùng ba lô
Tại một trường học ở Michigan (Mỹ), học sinh không được phép mang cặp sách vào lớp. Tất cả đồ đạc, sách vở, bút viết đều phải cho vào tủ để đồ ở trường. Giữa mỗi tiết học, học sinh có thể quay lại đây để lấy những cuốn sách cần thiết cho bộ môn.
Ở Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, một số trường THCS và THPT trong cả nước đưa ra quy định cấm học sinh mang ba lô khi đến trường. Đa số học sinh ở các trường này đều sử dụng cặp xách tay chữ nhật dạng công sở, chủ yếu là màu đen.
Nguyên nhân chính được các trường đưa ra là do ba lô có nhiều kiểu dáng, màu sắc quá đa dạng tạo cảm giác không đồng bộ, khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Việc cấm mang ba lô sẽ tạo được sự thống nhất và giúp các trường tạo nên tính kỷ luật cho trường mình. Hơn nữa, việc học sinh mang ba lô sẽ tạo cảm giác giống như đi chơi, không phù hợp với môi trường học đường.
Cấm soi gương
Đây là nội quy mới nhất của trường công lập Shelley College, ở miền Bắc nước Anh. Theo ban giám hiệu, các học sinh nữ (từ 13 đến 16 tuổi) dành khá nhiều thời gian trong phòng vệ sinh để làm điệu, thay vì tập trung cho việc học hành.
Ông John McNally, hiệu trưởng của Shelley College nói việc cấm trang điểm trong trường là để các học sinh tập trung hơn cho việc học. Trường cũng đã gỡ hết gương trong các phòng vệ sinh, nơi mà các học sinh tụm năm tụm ba để chăm chút nhan sắc.
Cấm sử dụng ván trượt
Ván trượt thường khiến người lớn liên tưởng đến hình ảnh các bạn trẻ tụ tập , đàn đúm. Do vậy, để tránh việc teen thành lập băng đảng, một số trường đã cấm mang dụng cụ thể thao này đến lớp.
Cấm đi bốt đến trường
Toàn bộ các học sinh trường trung học Pottstown ở ngoại ô Philadelphia, Mỹ sẽ không được phép diện những đôi bốt đi học, kể cả những đôi ugg không có gót cao.
Lý do rất đơn giản: nhà trường đã phát hiện một số học sinh trường đã qua mặt các thầy giám thị một cách đơn giản bằng cách nhét điện thoại của mình vào bốt. Trong khi đó, trường học này không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động.
Cấm mặc quần áo bó, váy ngắn
Hiệu trưởng Trevor Jones đã gây ra sự khó chịu cho nhiều nữ sinh khi quyết định cấm các bạn mặc quần skinny, hoặc những chiếc quần có thể nhìn thấy khuy, nhãn mác, khóa... Bởi ông cho rằng: "Một số quần áo sẽ thích hợp cho một hộp đêm hơn là trong lớp học". Trang web của trường cũng thông báo rằng bất cứ ai không mặc đúng đồng phục sẽ được cung cấp quần áo cũ để mặc.
Một trường học ở Ấn Độ cũng có quy định tương tự khi cấm những cô gái mặc quần bò, váy ngắn hay áo phông. Nguyên nhân đó là nhằm hạn chế những vụ quấy rối.
Hiệu trưởng Alaka Sharma cho biết: "Chúng tôi buộc phải áp đặt lệnh cấm mặc quần bò hay áo phông vì đó là những trang phục Tây hóa. Ngoài ra, váy ngắn cũng bị cấm vì nó không kín đáo với nữ sinh, điều đó có thể làm cho họ trở nên dễ bị quấy rối".
Theo quy định này, trường Adarsh Women's ở bang Haryana cho biết sẽ phạt bất cứ học sinh nào 100 rupee, tương đương 1,8 USD, mỗi lần nếu vi phạm nguyên tắc ăn mặc nêu trên.
Cấm uống nước tăng lực
Hội đồng giáo dụcManatee County ở Florida, Mỹ đã bỏ phiếu nhất trí cấm học sinh mua và uống các loại thức uống tăng lực tại các trường học địa phương.
Quyết định trên được đưa ra sau khi các giáo viên tại đây nói rằng, nước uống tăng lực đã làm giảm một phần sự tập trung của học sinh trong quá trình nghe giảng bài.
Không chỉ riêng việc cấm học sinh mua nước uống tăng lực tại các máy bán hàng tự động hoặc các quán ăn tự phục vụ, mà nhà trường còn cấm các em mang nước uống này từ nhà đến trường.
Nếu học sinh không tuân thủ lệnh cấm, lần thứ nhất họ sẽ bị cảnh cáo, và nếu tái phạm sẽ bị đình chỉ học tập.
Cấm ăn bánh nướng
Những học sinh tại một trường ở Massachusetts không được ăn các loại bánh nướng cũng như đem theo đến lớp vì nhà trường cho rằng đây là loại thực phẩm không đủ chất.
AN HOÀNG (TỔNG HỢP)
Theo Infonet
Một lần "dấn thân" để hiểu được tinh thần xứ tuyết Có "dấn thân" vào môn trượt tuyết mới biết được, đó không chỉ là một môn thể thao đơn thuần, mà còn là một cách sống, thể hiện rõ nét tinh thần mạnh mẽ và độc đáo của người dân xứ tuyết. Sau 2 tuần làm việc miệt mài tại Thụy Điển, rốt cuộc phần thưởng cho cả đoàn nhà báo Việt Nam...