Dùng sóng hấp dẫn phát hiện động đất sớm hơn nhiều so với sóng địa chấn
Theo Earth and Planetary Science Letters, các nhà địa vật lý đã phát triển một công cụ phần mềm đơn giản và không đòi hỏi tính toán, có thể xác định sóng hấp dẫn gây ra bởi trận động đất.
Hậu quả của trận sóng thần do động đất năm 2011 ở Nhật Bản – Ảnh: Getty Images
Do sóng hấp dẫn lan truyền với tốc độ ánh sáng nhanh hơn nhiều so với sóng địa chấn thông thường đến từ các trạm địa chấn, nên trong trường hợp sóng thần, có thể giúp cứu sống nhiều người.
Động đất gây ra sự phân phối lại nhanh chóng các khối trong ruột Trái đất và tạo ra sóng địa chấn – sóng nén dọc (sóng P) và sóng ngang (sóng S), lan truyền theo bề mặt và trong khối đất đá. Tốc độ của sóng P – từ 8 đến 13 km mỗi giây, tùy thuộc vào tính chất của môi trường và sóng S – ít hơn khoảng 2 lần.
Ngoài ra, động đất làm phát sinh các nhiễu loạn hấp dẫn, tức là sóng hấp dẫn. Chúng di chuyển với tốc độ ánh sáng và do đó có thể đến các trạm địa chấn ở xa sớm hơn nhiều so với sóng P địa chấn nhanh nhất.
Ngay từ đầu những năm 2000, các nhà khoa học đã cố gắng phát hiện những nhiễu loạn này, sẽ xuất hiện trước khi sóng P xuất hiện, nhưng tín hiệu từ động đất không thể phân biệt được với tiếng ồn nền.
Video đang HOT
Cuối cùng, vào năm 2016, nhà địa vật lý người Pháp Jean-Paul Montagner và các đồng nghiệp đã có thể cô lập tín hiệu hấp dẫn của trận động đất. Họ đã phân tích dữ liệu thu thập được trong trận động đất mạnh nhất ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, cường độ lên tới 9,1. Chính trận động đất này đã làm xuất hiện sóng thần, gây ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Trong trận động đất, Đài thiên văn Kamioka của Nhật Bản có một máy đo trọng lực siêu dẫn, là thiết bị duy nhất ở Nhật Bản thực hiện các phép đo với tần suất đủ để phân tích – mỗi giây một lần. Biên độ là khoảng 0,15 microgal, phù hợp với dự đoán của các mô hình lý thuyết (0,1 microgal).
Nhóm khoa học từ Trung tâm Khoa học Trái đất của Đức ở Potsdam, do nhà nghiên cứu Sebastian Heimann dẫn đầu, đã sửa đổi chương trình QSSP, ban đầu được dự định để tổng hợp địa chấn cho một mô hình đối xứng hình cầu của Trái đất, có tính đến ảnh hưởng của đại dương và bầu khí quyển.
Các công cụ phần mềm trước đây được sử dụng để lập mô hình sóng hấp dẫn của trận động đất là rất phức tạp và đòi hỏi máy tính công suất lớn. Cách tiếp cận mới cho giải quyết vấn đề chính xác hơn, nhưng không cần máy tính công suất lớn.
Sử dụng thuật toán mới này, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng sóng hấp dẫn từ trận động đất năm 2011. Dữ liệu thu được từ họ phù hợp với kết quả mô hình hóa của các nhóm khác sử dụng các mô hình phức tạp hơn và máy tính mạnh hơn đáng kể.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Các nhà thiên văn học đang chứng kiến cái chết của một ngoại hành tinh
Khám phá sự tồn tại của một ngoại hành tinh mới cách xa chúng ta hàng trăm năm ánh sáng luôn là điều hấp dẫn với các nhà thiên văn học cũng như những ai say mê tìm hiểu vũ trụ.
Một số thực sự có nhiều điều thú vị hơn hẳn một số hành tinh khác, và hành tinh NGTS-10b chắc chắn là một trong những thế giới thu hút quan tâm nhất đối với các nhà khoa học.
NGTS-10b không giống Trái Đất và cũng không có tiềm năng dành cho sự sống, nhưng tình cờ nó lại quay quanh một ngôi sao ở một khoảng cách ngắn đến không ngờ. Trên thực tế, nó đi hết một vòng quỹ đạo chỉ trong 18 giờ. Nó là một quả cầu khí khổng lồ, vì thế người ta gọi nó là "sao Mộc nóng". Tuy nhiên có vẻ như nó sẽ chẳng còn tồn tại được bao lâu nữa mà có khi nó đang chết ngay vào lúc chúng ta đang nói đến đây.
Hành tinh này được phát hiện ra rất đặc biệt vì những hành tinh "sao Mộc nóng" là rất hiếm, ít nhất là trong phạm vi chúng ta có thể quan sát được. Chúng ta không hay tìm thấy những hành tinh như thế và các nhà khoa học rất muốn biết vì sao lại như vậy.
Tiến sĩ James McCormac, tác giả chính của một nghiên cứu về NGTS-10b cho biết hành tinh này quay quanh một ngôi sao không khác nhiều so với Mặt Trời của chúng ta, và thời gian sống của nó cũng vô cùng ngắn ngủi. Mặc dù theo lý thuyết thì các sao Mộc nóng có vòng quay quỹ đạo ngắn (dưới 24 giờ) là dễ tìm hiểu nhất do chúng có kích thước lớn và xuất hiện thường xuyên, và chúng cũng là những trường hợp rất hiếm gặp. Trong số hàng trăm sao Mộc nóng mà chúng ta biết đến nay thì chỉ có 7 hành tinh có vòng quay quỹ đạo ngắn hơn 1 ngày.
Dựa vào vị trí hiện nay của NGTS-10b và những gì các nhà thiên văn học biết về sự hiếm có của các hành tinh này, nghiên cứu cho thấy nó đang đi theo đường xoắn ốc tiệm cận dần vào ngôi sao mà nó quay quanh. Các quan sát kĩ hơn sẽ cho biết kết quả chính xác có đúng vậy hay không, và nếu các nhà khoa học chú ý rằng vòng quay quỹ đạo của nó đang chậm dần thì có thể đúng là nó đang chết dần.
Tiến sĩ Daniel Bayliss, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết tất cả mọi điều chúng ta biết về sự hình thành một hành tinh nói lên rằng các hành tinh và các ngôi sao hình thành cùng một lúc. Mô hình tối ưu mà chúng tôi có cho thấy ngôi sao này có khoảng 10 tỷ năm tuổi và hành tinh NGTS-10b cũng vậy. Chúng ta đang chứng kiến nó bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời hoặc bằng cách nào đó cũng có thể nó sẽ sống lâu hơn so với bình thường.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BGR
Phát hiện hình Chúa hài đồng ẩn giấu trong bức họa của Leonardo da Vinci Bức tranh "Đức Mẹ đồng trinh trong hang đá" của Leonardo da Vinci ẩn giấu một bức hình khác bên dưới những gì chúng ta nhìn thấy, đó là hình Chúa hài đồng có cánh. Bức hình này được phát hiện nhờ kiểm tra bằng X quang. (nguồn: Bảo tàng quốc gia Luân-đôn, Anh) Hình ảnh cho thấy một phần của bức tranh...