Đừng sợ làm không đúng cách!
Chủ đề tôi muốn chia sẻ là chuyện học. Ngày mới sang Anh, tôi học đúng kiểu Việt Nam, cái gì cũng chăm chăm theo giáo trình và bài giải của thầy cô. Tôi sợ trình bày không đúng cách, sợ lời giải của mình không theo giáo trình hay barem điểm, sợ kết quả thí nghiệm không đúng và những giải thích của mình “củ chuối”. Nhưng tôi đã nhầm. Tôi sợ quá nhiều thứ.
Khi chấm bài, các thầy cô không quan tâm tôi có theo barem hay không. Tôi vốn thích chứng minh mọi thứ bằng công thức toán, trong khi nhiều bạn khác lại thích vẽ hình (đa phần là nguệch ngoạc) cùng với vài câu giải thích bằng lời. Nhưng miễn là có lý, giải kiểu gì cũng có điểm. Khi làm thí nghiệm, tất cả những gì tôi cần làm là hoàn thành các bước được yêu cầu, ghi lại chính xác các thông số và cố gắng giải thích tại sao chúng lại như thế (“có lẽ do ma sát quá lớn hoặc sai số trong thiết bị đo lường” hay “mấy thằng bạn chạy qua làm bàn rung”).
Tác giả tham dự một hội thảo tại Việt Nam
Chưa bao giờ tôi bị phê “giải thích gì mà kỳ vậy” hay “học kiểu gì mà làm tùm lum tà la hết trơn”. Không có thứ gọi là “chuẩn”, mà chúng tôi được tham khảo từ sách, báo, tạp chí, Google, Wikipedia thoải mái.
Điều khiến tôi nhớ nhất có lẽ là một bài tập thiết kế cuối năm nhất đại học. Trong đó, chúng tôi được yêu cầu thiết kế một thiết bị giúp người già giặt giũ dễ dàng hơn. 99,99% nghĩ đến máy giặt với màn hình cảm ứng, điều khiển giọng nói, có gắn bánh xe… Nhưng có một bạn đã thiết kế một con bò ăn đồ bẩn và ị ra đồ sạch, vẫn được điểm tương đối cao. Không bao giờ có một cách giải hay một lời giải thích duy nhất.
Video đang HOT
Tóm lại, bài học lớn nhất tôi học được khi du học Anh là chỉ có bản thân tôi và bản thân bạn mới là người thầy tốt nhất cho mỗi chúng ta. Đừng sợ sai, đừng sợ làm không đúng cách. Trong mỗi bước đi của mình, bạn sẽ đều học được những điều mới mẻ.
Lê Phan Quốc Bình (Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngànhkỹ thuật Đại học Cambridge)
Theo người lao động
Sinh viên bất ngờ với... 'cha đẻ của thơ sexy'
Rất nhiều sinh viên bị bất ngờ khi thấy trong một cuốn giáo trình dành cho sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn viết rằng: "Nguyễn Dữ không chỉ là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn, mà còn là cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam".
Khi đọc đến trang 52 của cuốn sách, nhiều sinh viên Khoa Văn đã bị "sốc"...
N.T.L, sinh viên năm thứ ba (khoa Ngữ Văn, trường ĐH Sư phạm HN) cho biết: "Khi đọc đến đây, hầu hết sinh viên chúng em đều rất bất ngờ. Nghe nó lạ và "hiện đại" quá. Chúng em chưa nghe nói đến điều này bao giờ. Ai cũng biết Nguyễn Dữ là nhà văn chứ không phải là nhà thơ. Ông được biết đến với tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục", làm sao mà tác phẩm này của ông lại có thể nói là đề cập đến vấn đề "sexy" được".
vì cuốn sách khẳng định: "Nguyễn Dữ là cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam"
Cũng theo L, không chỉ riêng cô mà rất nhiều sinh viên khác khi đọc đến đây đều "rất bất ngờ" và "khó hiểu". Sách được bán ngay trong Nhà sách ĐH Sư phạm HN trước cổng trường.
Cuốn sách này đồng thời cũng là giáo trình dạy học của giảng viên và tư liệu học tập của sinh viên Khoa Ngữ Văn.
Cuốn sách có tên Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (do Nhà xuất bản ĐH Sư phạm HN ấn hành, in lần thứ 4 và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2012).
Sách do Nhà xuất bản ĐHSPHN ấn hành.
Tại trang 52 của cuốn sách, khi nhận xét về các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ, có đoạn viết: "Ngôn ngữ thơ ca nhờ tính ước lệ tượng trưng đã thanh lọc những cái thô nhám của đời thường, biến chuyện phòng kín thành cái đẹp mang ý nghĩa xã hội - thẩm mĩ. Chúng ta có thể lướt qua một vài bài thơ dạng này củaNguyễn Dữ trong các truyện Cây gạo, Cuộc kì ngộ ở trại Tây".
Đồng thời khẳng định: "Những bài thơ của Nhị Khanh (truyện Cây gạo), của Liễu Nhu, Đào Hồng, Hà Nhân (truyện Cuộc kì ngộ ở trại Tây)... đã thực sự tạo thành một dòng thơ sexy trong văn học Việt Nam trung đại. Bởi vậy, Nguyễn Dữkhông chỉ là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn, mà còn là cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam".
N.T.L cho biết: "Nói đến từ "dòng thơ sexy" nghe nó cứ... thế nào ấy. Dù đã học qua môn Lý luận văn học nhưng quả thực em chưa nghe nói đến khái niệm "dòng thơ sexy Việt Nam" bao giờ cả. Nghe nó rất lạ và bọn em thực sự cũng không hiểu. Nhưng cũng không dám hỏi thầy vì ngại".
Theo Kiến Thức
Khóa đào tạo họa viên kiến trúc tại CBS. Theo ông Seinoo Yoshihiro, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế Lao động Phúc lợi Nhật Bản thì lực lượng lao động ưu tú chính là nhân tố chính duy trì khả năng cạnh tranh cao của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất. Nhật Bản tự hào có lợi thế so sánh trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ...