Dùng sách giáo khoa sao cho hữu ích?
Hiện nay, sách giáo khoa không được xem là nguồn tài nguyên duy nhất trong hoạt động dạy và học.
Ảnh minh họa Internet.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục phổ thông ở Việt Nam, sách giáo khoa vẫn đóng vai trò quan trọng trong công tác hướng dẫn người dạy và người học thực hiện hoạt động dạy học để đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục đã đặt ra. Chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ có một bộ sách giáo khoa nhưng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có một chương trình và nhiều bộ sách. Tất cả bộ sách giáo khoa được thẩm định và phê duyệt đều có thể được sử dụng trong dạy và học.
Trao đổi tại Hội thảo quốc gia “Lý luận và thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”, TS Nguyễn Thị Duyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, cho rằng, điều này vừa là lợi thế, vừa có những khó khăn nhất định cho giáo viên khi phải lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa.
Video đang HOT
Khi đưa vào sử dụng mỗi cuốn sách giáo khoa, các nhà xuất bản đều thực hiện tập huấn giáo viên và phát hành các tài liệu hướng dẫn sử dụng sách kèm theo. Tuy nhiên, tài liệu hướng dẫn sử dụng và các đợt tập huấn của nhà xuất bản chủ yếu hướng dẫn giáo viên cách khai thác, sử dụng cuốn sách đã được nhà trường lựa chọn và sử dụng mà chưa có gợi ý việc khai thác, sử dụng nhiều cuốn sách khác nhau trong quá trình dạy học.
Mỗi cuốn sách giáo khoa được tác giả tiếp cận và biên soạn theo những quan điểm khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng và cách tiếp cận đa chiều trong quá trình thực hiện mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học. Chính vì vậy, việc kết hợp các cuốn sách giáo khoa khác nhau trong cùng một môn học giúp giáo viên khai thác được ưu điểm, lợi thế của sách, đồng thời bổ sung, khắc phục những thiếu sót.
Sách giáo khoa là một trong những công cụ giúp giáo viên đạt được mục tiêu giáo dục. Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên có thể lập kế hoạch dạy học, bài dạy, sử dụng đồ dùng dạy học một cách tự chủ. Dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với quan điểm một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên không còn phải tuân thủ theo các hướng dẫn của một sách giáo khoa vì mỗi bộ sách khác nhau có cách tiếp cận, triển khai yêu cầu cần đạt, nội dung chương trình khác nhau. Do đó, giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa của một bộ sách hoặc khai thác đặc điểm, ưu thế của nhiều bộ sách để thiết kế hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với phong cách dạy học và đặc điểm của học sinh.
Theo lưu ý của TS Nguyễn Thị Duyên, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Do đó, khi sử dụng sách giáo khoa cần linh hoạt, sáng tạo để giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt và mục tiêu của môn học. Giáo viên có thể chủ động trong việc thay đổi thời lượng bài học, thứ tự, tách, gộp các hoạt động trong sách giáo khoa, thay hoạt động trong cuốn sách giáo khoa này bằng hoạt động trong cuốn sách giáo khoa khác phù hợp với thực tiễn và học sinh.
Trong cùng một hoạt động được gợi ý, hướng dẫn trong sách giáo khoa, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng phương pháp, hình thức dạy học khác nhau phù hợp với năng lực, đặc điểm của học sinh và điều kiện lớp học. Sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ là phương tiện, công cụ hỗ trợ hoạt động dạy và học, không phải là “pháp lệnh”. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên nên khai thác tối đa lợi thế, vai trò của sách giáo khoa nhưng không nên quá cứng nhắc, rập khuôn khi sử dụng.
Tặng 4.000 bộ sách giáo khoa cho học sinh Đà Nẵng
Bộ GD&ĐT ủng hộ 4.000 bộ SGK từ lớp 1-12 cho học sinh thành phố Đà Nẵng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị đảm nhận kinh phí tặng sách.
Ông Phạm Hùng Anh (trái), Vụ trưởng Vụ GDCT và CTHSSV trao biển tượng trưng cho ngành giáo dục Đà Nẵng.
Để hỗ trợ học sinh thành phố Đà Nẵng sớm có đầy đủ sách giáo khoa, nhanh chóng ổn định việc học tập, Bộ GD&ĐT đã ủng hộ 4.000 bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12 cho học sinh của thành phố Đà Nẵng. Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) Việt Nam là đơn vị đảm nhận kinh phí tặng sách.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ông Phạm Hùng Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên đã trao biển tượng trưng. Sách hiện đang được NXBGD Việt Nam chuyển tới các em học sinh theo nhu cầu thực tế.
Theo ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc NXBGD Việt Nam, trong năm 2022, NXBGD Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động từ thiện xã hội như tặng sách cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng bão lũ, tặng sách - thiết bị cho thư viện trường học, các cơ sở giáo dục; hỗ trợ các quỹ học bổng, phát triển văn hóa đọc...
Sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang được chuyển tới học sinh Đà Nẵng.
Đặc biệt tiếp tục thực hiện Chương trình "Cùng tiếp bước em tới trường" với việc trao tặng 50.000 bộ SGK lớp 1,2,3,6,7,10 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.
Cũng trong tháng 10, tại tỉnh Nghệ An, NXBGD Việt Nam đã trao tặng sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, đồ dùng học tập, vở... tổng trị giá 700 triệu đồng cho học sinh các trường học ở một số huyện chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai, mưa lũ.
Đẩy nhanh công tác biên soạn, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa Thực hiện chủ trương xã hội hóa, tránh độc quyền, thời gian qua, có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Đến nay, sách giáo khoa các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 đã được phê duyệt...