Đừng quên vai trò của men vi sinh trong điều trị tiêu chảy cấp
Hệ vi sinh ở ruột được xem như “Thần hộ mệnh và bạn đồng hành suốt đời của chúng ta, một di sản cần được bảo tồn” (G. Corthier), vì nó tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa và tạo miễn dịch cho cơ thể.
Khi hệ vi sinh ruột bị rối loạn thì không chỉ hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng mà cơ thể cũng dễ gặp phải nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Hiểu rõ về hệ vi sinh đường ruột của chúng ta
Hệ vi sinh ở ruột của chúng ta không chỉ bao gồm các vi khuẩn (lợi, hại) mà còn có các loại nấm ( saccharomyces boulardii, candida albicans …), virus và một số ký sinh trùng khác; chúng tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên một tổng thể cân bằng duy trì sự ổn định ở ruột giúp đường tiêu hóa được khỏe mạnh. Đặc biệt là các vi sinh vật này tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa và miễn dịch trong cơ thể thông qua các chất trung gian mà chúng tiết ra hàng ngày.
Hệ vi sinh ruột của chúng ta được hình thành sau khi sinh, tích tụ dần các loại vi sinh vật theo từng ngày để hoàn thiện. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng 3 năm đầu đời (1000 ngày sau sinh) rất quan trọng để tạo nên một hệ vi sinh ruột khỏe mạnh cho trẻ, sau thời gian này hệ vi sinh ruột gần như đã hoàn chỉnh. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến việc thiết lập một hệ vi sinh ở ruột tốt cho trẻ, từ đó giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
Sự hình thành và thay đổi hệ vi sinh vật ruột của trẻ em chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; chẳng hạn được sinh ra bằng cách nào (sinh thường hay sinh mổ), được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa công thức, chế độ ăn dặm, sử dụng kháng sinh nhiều hoặc kéo dài…
Khi trưởng thành, nhiều yếu tố tác động đến sự ổn định của hệ vi sinh ở ruột như tuổi tác, ăn uống ít hoặc kiêng khem, bệnh mạn tính, hệ miễn dịch suy giảm, uống nhiều thuốc (đặc biệt là kháng sinh), stress… khiến cho hệ vi sinh ruột bị tác động và suy yếu dần.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài
Video đang HOT
Khi hệ vi sinh ruột bị rối loạn (tiếng Anh là DYSBIOSIS) nghĩa là có sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn (thông thường là tăng số lượng vi khuẩn có hại), kèm theo sự biến mất của một số dòng vi khuẩn (đặc biệt là do dùng kháng sinh) làm mất cân bằng sinh thái tại ruột và gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên, khi hệ vi sinh ruột bị rối loạn kéo dài không hồi phục sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác tại ruột như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng hoặc ở toàn thân như béo phì, đái tháo đường, tim mạch, dị ứng, hen phế quản…
Xử lý bệnh tiêu chảy cấp – vai trò của men vi sinh giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy và giảm các triệu chứng
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước trên 3 lần một ngày và kéo dài dưới 14 ngày. Thông thường trẻ em dưới 5 tuổi sẽ dễ mắc tiêu chảy và tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là trẻ từ 6-24 tháng tuổi.
Cần ghi nhớ 4 điều quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em: bù nước và bù điện giải, bổ sung kẽm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, và chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, trong tiêu chảy cấp luôn có kèm theo rối loạn hệ vi sinh tại ruột. Vì vậy, men vi sinh (probiotics) cũng được các chuyên gia y khoa đánh giá là thuốc hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy cũng như giảm các triệu chứng.
Bổ sung men vi sinh được xem là biện pháp điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp đã được chứng minh có hiệu quả.
Men vi sinh là các vi sinh vật sống khi bổ sung lượng vừa đủ sẽ mang lại những lợi ích cho cơ thể, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp có rối loạn hệ vi sinh ruột như tiêu chảy cấp.
Men vi sinh dạng nấm Saccharomyces boulardii CNCM I-745 do Biocodex (Pháp) sản xuất có tác dụng cân bằng và phục hồi lại hệ vi sinh ruột sau đợt tiêu chảy, đồng thời hạn chế được một số nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn gây ra.
Hiện nay, men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 là một trong một trong số các loại probiotics (hoặc men vi sinh) được khuyến cáo với mức độ mạnh theo các hiệp hội y khoa trên thế giới cũng như Việt Nam, dùng trong điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em và người lớn dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực tiễn điều trị. Gần đây nhất là nghiên cứu của Florez đăng trên tạp chí PLOS 2018, kết luận rằng khi phối hợp men vi sinh dạng nấm Saccharomyces boulardii với kẽm (Zn) sẽ mang đến hiệu quả vượt trội hơn các nhóm thuốc khác vì mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân trong điều trị tiêu chảy cấp như rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm số lần đi tiêu và giảm lượng phân trong các lần đi tiêu cũng như ít tác dụng phụ và an toàn hơn.
Cứu sống bé gái sơ sinh có nội tạng nằm ngoài ổ bụng
Từ lúc sinh ra, bé gái ở Nghệ An đã không có thành bụng khiến đường ruột, nội tạng nằm ngoài bụng.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã điều trị, chăm sóc và giành lại sự sống cho bé.
Thời điểm chào đời, nội tạng bé gái "rơi" ra ngoài ổ bụng - Ảnh: HOÀNG YẾN
Ngày 20-7, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết các y bác sĩ bệnh viện này vừa cứu sống một bé gái sơ sinh bị dị tật bẩm sinh, nội tạng nằm ngoài ổ bụng.
Trước đó, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An tiếp nhận sản phụ L.T.H. (22 tuổi, quê thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vào viện trong tình trạng thai 36 tuần, có biểu hiện chuyển dạ.
Ở tuần thứ 27, chị H. đi khám thai, được chẩn đoán thai nhi bị dị tật khe hở thành bụng - một trong những khiếm khuyết lớn của trẻ sơ sinh, tỉ lệ tử vong sau sinh rất cao.
Ngay khi thai phụ nhập viện, các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã siêu âm, phát hiện sự bất thường của thai nhi nên tổ chức hội chẩn khẩn liên khoa, chỉ định mổ cấp cứu lấy thai.
Sản phụ H. sinh non bé gái nặng 2kg, thành bụng bé có lỗ khuyết khiến cho toàn bộ đường ruột nằm ngoài bụng.
Trong trường hợp này, các bác sĩ chưa thể đẩy các cơ quan nội tạng bị thoát vị trở lại trong ổ bụng rồi khâu lại bởi các nội tạng quá lớn so với thể tích của bụng có thể gây hoại tử ruột, trẻ sẽ gặp nguy hiểm.
Các bác sĩ sử dụng túi đựng vô trùng, khâu hẹp miệng túi, treo cao để tạo áp lực đẩy ruột từ từ vào trong ổ bụng, tăng cường chức năng thành bụng.
Sau 10 ngày thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên, bệnh nhi được nuôi dưỡng tĩnh mạch và chăm sóc đặc biệt.
Đánh giá thể trạng của bệnh nhi tốt hơn, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật thứ hai đưa ruột trở lại ổ bụng. Thành bụng được khép kín, trở thành "tấm khiên" bảo vệ nội tạng trẻ an toàn như đúng chức năng ban đầu của cơ thể. Hiện bệnh nhi đã đủ điều kiện xuất viện.
Bác sĩ Hoàng Văn Thắng - khoa hồi sức tích cực ngoại - cho biết: "Dị tật khe hở thành bụng được coi là dị tật hiếm gặp. Trẻ bị khe hở thành bụng bẩm sinh có rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng và khó sống sót. Để thực hiện ca mổ thành công, bệnh viện đã có sự phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương của các chuyên khoa hệ sản - nhi".
"Cứ ngỡ là hy vọng cứu cháu vụt tắt, không nghĩ rằng có ngày cháu tôi được ra viện về nhà. Ngày hôm nay, cháu đã sống, có thể bú sữa bình từ 100ml-120ml/cữ. Dù phải trải qua 2 ca phẫu thuật nhưng cháu vẫn tăng thêm 0,5kg", bà của bé gái vui mừng.
Cấp cứu kịp thời một dân quân trên đảo Thổ Châu Một dân quân thuộc xã Thổ Châu (TP Phú Quốc, Kiên Giang) bị nhiễm trùng đường ruột, mật nguy cấp đã được Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 điều động lực lượng, phương tiện cấp cứu kịp thời và đưa vào bờ an toàn. Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 điều động tàu 3008 để đưa bệnh nhân Hào...