Dùng nhục hình, sửa hồ sơ để kết tội
Pháp luật quy định chặt chẽ quá trình tố tụng hình sự nhưng vẫn còn những trường hợp ép bằng được để kết tội.
Chuyên gia cho rằng, muốn phòng chống oan, sai phải có chế tài ngăn chặn việc “lính thiếu trách nhiệm kiểu lính, sếp thiếu trách nhiệm kiểu sếp”.
Mẹ con bà Đặng Thị Nga, Trịnh Huy Dương bị kết tội oan giết chồng, giết cha
ến chết vẫn “hận đời oan trái”
“Trong tù, anh tôi xăm chữ “hận đời oan trái” và bảo bao giờ được minh oan mới xóa. Được tự do, chúng tôi rất bế tắc vì bị mang tiếng giết bố, anh tôi định dạm ngõ với người yêu nhưng bên nhà chị nói thằng ấy giết bố nên không cho cưới. Lúc chị ấy lấy người khác, anh tôi dùng dao cứa cổ tự tử, may tôi nhìn thấy cản lại và con dao cứa vào tay tôi khiến 3 ngón giờ vẫn không cử động được. Anh ấy mất năm 2004 vì bệnh tật, không kịp xóa mấy chữ hận đời trên ngực”.
Đây là câu chuyện của Trịnh Huy Dương kể về việc mình cùng anh trai Trịnh Công Hiến (ở Tuần Giáo, Điện Biên) bị TAND tỉnh Lai Châu (cũ) tuyên án về hành vi giết bố đẻ. Trong vụ, mẹ 2 người là bà Đặng Thị Nga cũng bị bắt, ban đầu về hành vi giết chồng nhưng sau kết án về hành vi che giấu tội phạm do không khai báo việc 2 con giết bố. Vụ án được luật sư Phạm Huỳnh Công, thời điểm đó là kiểm sát viên Viện KSND Tối cao chỉ ra oan và gia đình anh Dương được tự do.
Năm 2017, TAND tỉnh Điện Biên đã tiến hành xin lỗi gia đình nhưng lúc đó, anh Trịnh Công Hiến đã mất. Đến nay, anh Dương và người nhà vẫn chưa nhận được tiền bồi thường oan sai như quy định dù theo anh: “Gia đình vì vụ án mà tan nát. Tôi chán đời, bỏ đi 10 năm tới khi em trai vào đại học mới tìm thấy. Giờ chúng tôi chỉ muốn có chút tiền để mẹ an hưởng lúc xế chiều”.
Vụ án của gia đình anh Dương là một trong số nhiều vụ được minh oan gần đây và có vụ chỉ mới diễn ra. Gần đây, tháng 9/2019, TAND tỉnh Hà Giang phải xin lỗi công khai các ông Phạm Viết Xuân, Hạt trưởng kiểm lâm huyện Mèo Vạc và Hoàng Nam Khánh, kiểm lâm viên vì trước đó đã kết án oan 2 người về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo báo cáo từ Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2019, có 6 trường hợp Viện KSND truy tố oan dẫn tới tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội; 88 trường hợp bị truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung hình phạt… Tháng 4/2020, Viện KSND Tối cao ra chỉ thị số 05/2020 cũng nêu rõ, hoạt động công tố còn hạn chế, vẫn để xảy ra trường hợp khởi tố sau đó phải đình chỉ điều tra do không phạm tội; còn trường hợp truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội hoặc không đúng tội danh.
Video đang HOT
Oan vì những sai phạm trong điều tra
Trong vụ án của gia đình anh Trịnh Huy Dương nói trên, 3 mẹ con anh đều khẳng định bị đánh đập tàn bạo trong trại giam để ép phải nhận tội. Thậm chí, 3 em của anh Dương cũng bị đánh, ép phải nói mẹ cùng các anh giết bố và việc này chỉ chấm dứt khi kiểm sát viên vào cuộc. Tương tự, những vụ án oan của các ông Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn (ở Bắc Giang), họ đều khẳng định bị ép cung, nhục hình tới mức phải nhận tội trong giai đoạn điều tra.
Ông Hàn Đức Long bị đánh phải nhận tội ở giai đoạn điều tra nhưng ra tòa kêu oan
Pháp luật hình sự, nghị quyết của Quốc hội nghiêm cấm hành vi bức cung, nhục hình và xử lý nếu có nhằm phòng chống oan, sai. Tuy nhiên, các số liệu tư pháp thể hiện, việc bức cung, dùng nhục hình ở nước ta vẫn tồn tại. Giai đoạn 2012 – 2016, có 21 điều tra viên hoặc kiểm sát viên bị xét xử trong các vụ án liên quan bức cung, dùng nhục hình.
Hồ sơ các vụ án oan cũng chỉ rõ nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra dẫn tới xử lý vụ việc thiếu khách quan. Bản án giám đốc thẩm vụ ông Hàn Đức Long nêu, điều tra viên đã tự ý bỏ ra ngoài hồ sơ 49 bút lục gồm cả bản cung của ông Long và nhiều tài liệu, chứng cứ khác. TAND tỉnh Phú Yên cũng chuẩn bị xét xử trung tá Nguyễn Việt Cường vì tự ý viết thêm vào bản cung, bản tự khai trong một vụ án ma túy nhằm đổ tội cho một phụ nữ. Kết quả, người này bị kết án oan 7 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Oan, sai vì bệnh thành tích
Đánh giá về tình trạng oan, sai nói chung, thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật Công an TP Hà Nội cho rằng: “Hiện tượng này có thật và là câu chuyện lâu dài ở cả Việt Nam cũng như các nước tiên tiến với nền tư pháp dày kinh nghiệm trên thế giới”. Về nguyên nhân, ông Hùng cho rằng có yếu tố khách quan từ bị can, bị cáo… thậm chí cả báo chí khi: “Tòa chưa xử nhưng báo chí kết tội thay”.
Tuy vậy, ông Hùng khẳng định nguyên nhân phần lớn đến từ chủ quan của người tiến hành tố tụng, nhất là sự thiếu trách nhiệm. “Điều tra làm hời hợt, làm không hết công việc, khám nghiệm hiện trường nhưng cái cần thu giữ không thu. Phía kiểm sát không phát hiện ra thiếu sót; đánh giá chứng cứ không kỹ, đánh giá chủ quan, thậm chí suy diễn. Khâu xét xử, thẩm phán nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện”, thượng tá Hùng nói.
Ông Hùng nói thêm: “Ngược lại là thái cực có trách nhiệm “quá” khi vì động cơ thành tích phá án để ép bằng được, thậm chí bức cung, nhục hình, tạo thêm chứng cứ không khách quan. Có những trường hợp làm giả chứng cứ, sửa cả hồ sơ để cố tình buộc tội. Khâu truy tố, xét xử cũng vậy, vì thành tích rồi xử lý ép hoặc bị quy kết như điều tra bảo làm đủ rồi, ông kiểm sát không truy tố là bỏ lọt tội phạm”.
Bàn về những giải pháp nhằm chống oan, sai, thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho rằng cần ngăn chặn cả sự thiếu trách nhiệm lẫn vì thành tích mà làm bừa, làm ẩu của người tiến hành tố tụng. “Cần đưa ra quy trình chặt chẽ khiến điều tra viên muốn làm sai không được, lệch không xong. Với người thiếu trách nhiệm, phải có quy chế nhằm chặn việc thích làm thì làm không làm thì thôi. Cần tăng cường giám sát cả lãnh đạo, đừng để lính thiếu trách nhiệm kiểu lính, sếp thiếu trách nhiệm kiểu sếp” – ông Hùng nói.
Tại Nghị quyết 96/2019, Quốc hội đánh giá chung về công tác tư pháp như sau: “Việc chấp hành pháp luật trong khởi tố, điều tra tội phạm có trường hợp chưa nghiêm… Vẫn để xảy ra trường hợp oan, bỏ lọt tội phạm… Năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp chưa cao; một số trường hợp sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, phải xử lý hình sự”.
Từ vụ án Hồ Duy Hải : Cần làm rõ trách nhiệm các cơ quan tiến hành tố tụng
Vì lẽ gì, hơn chục năm nhận đơn kêu oan của gia đình, phản ánh của báo chí, của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan chức năng tiến hành tố tụng của tỉnh lại không phát hiện những vi phạm tố tụng này? Liệu vụ án này có gì uẩn khúc gì không?
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (KSND TC) vừa kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã tuyên Hồ Duy Hải về tội "giết người", "cướp tài sản".
Câu hỏi lớn nhất đọng lại trong dư luận là, năm 2011, Viện trưởng Viện KSND TC từng ban hành quyết định không kháng nghị vụ án của Hồ Duy Hải, nay sau 8 năm, dù không có tình tiết gì mới, Viện trưởng Viện KSND TC lại ban hành quyết định kháng nghị?
Theo tôi, một trong lý do quan trọng là công luận phản ứng mạnh mẽ với những cán bộ tiến hành tố tụng, đặc biệt, Đoàn giám sát của Quốc hội về án oan sai đã xếp vụ án này là 1 trong 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tại phiên thảo luận của Đoàn giám sát ngày 20/3/2015, bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (hiện là Chủ nhiệm Ủy ban), Phó trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nêu rõ: Những vụ án khác chỉ cần 1 trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, trong khi vụ án Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
Vậy vì lẽ gì, hơn chục năm nhận đơn kêu oan của gia đình, phản ánh của báo chí và của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan chức năng tiến hành tố tụng của tỉnh nắm chắc vụ việc lại không phát hiện những vi phạm tố tụng này, thậm chí, đến năm 2011, Viện KSND TC cũng không đánh giá được những sai sót này? Liệu vụ án này có uẩn khúc gì không?
Bản án tuyên Hồ Duy Hải (áo trắng) tử hình về tội "giết người", "cướp tài sản", vừa bị Viện KSND TC kháng nghị do những thiếu sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng. (Ảnh do người nhà cung cấp)
Chúng tôi đặt ra câu hỏi này bởi lẽ, có những dấu hiệu ngăn cản việc làm rõ những án oan sai, rõ nhất là vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn. Khi có thông tin mới về kẻ giết người, phòng 1 Cơ quan điều tra Viện KSND TC lập tức vào cuộc. Nhưng khi lên làm việc với Công an Bắc Giang mới biết, họ cũng có thông tin mới này nhưng vẫn khẳng định ông Chấn là tội phạm. Thậm chí, theo điều tra viên Trần Mạnh Hùng (Viện KSND TC), công an Bắc Giang còn khuyên: "Các anh nên quay về, đừng mất công vô ích, thằng này kêu 10 năm nay rồi, thiếu gì việc để các anh làm. Chẳng lẽ các anh không tin tưởng cả một hệ thống tố tụng của tỉnh, vụ này cấp trên xem lại nhiều lần rồi". Do đó, mất một thời gian dài, các điều tra viên của Viện KSND TC phải cải trang để bí mật điều tra và tìm các giải pháp bảo vệ nhân chứng. Điều này cũng có thể lý giải, vì sao có những vụ án oan sai kéo dài, rất dài. Đó là chưa nói, có thể còn những vụ án chìm luôn trong bóng tối.
Nói đến vụ án ông Chấn, dư luận nhớ ngay đến những hình thức điều tra viên bức cung, nhục hình. Cũng do bị bức cung, nhục hình, trong cả 3 kỳ án Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long có một điểm rất chung là, dù không giết người, nhưng trong bản khai họ mô tả việc giết người với đầy đủ các tình tiết đúng với hiện trường!? Điều đó cho thấy, mức độ bức cung, nhục hình của các điều tra viên khủng khiếp tới mức nào. Đặc biệt, trong lịch sử tố tụng Việt Nam, ông Nén là người duy nhất mang hai án oan về tội giết người.
Nếu ông Nén vì bị bức cung, nhục hình đành khai bừa 9 người trong gia đình nhà vợ cùng tham gia vụ án giết người, thì ngay từ năm 1955, tình trạng đó cũng đã diễn ra trong vụ án chị Nguyễn Thị Là (thôn Thượng Thông, xã Phạm Hồng Thái, Đông Triều, tỉnh Hồng Quảng, nay là Quảng Ninh) bị giết. Đây là vụ án mà tôi được điều tra viên của Viện Kiểm sát Quân sự Nguyễn Trọng Tỵ (khi về hưu, ông có thời gian dài làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội), người trực tiếp điều tra vụ án này kể lại tại nhà riêng của ông. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Là bị vết búa bổ thẳng vào trán và hung thủ tiêu hủy chứng cứ bằng cách đốt chị trong chiếc lều nạn nhân đang ở. Người duy nhất bị nghi vấn là ông Đỗ Văn Mạnh - người cùng thôn. Lý do là ngay sau hôm xảy ra vụ án, mọi người thấy Mạnh đang giặt quần áo ở mương nước với những vết máu loang. Thế là ông Mạnh bị bắt, bị bức cung, nhục hình buộc phải nhận tội. Nhục hình tới mức ông Mạnh khai bừa thêm chị ruột và chú ruột mình nhằm làm "đẹp" hồ sơ theo ý của các điều tra viên.
Mãi 8 năm sau, khi Viện kiểm sát Quân sự Trung ương vào cuộc, bởi chồng của nạn nhân là quân nhân, đối tượng gây án mới bị lộ mặt. Kể giết chị Là chính là chồng mình, đối tượng Phạm Ngọc Bội. Khi thú tội, thượng úy, tiểu đoàn trưởng Bội thú nhận giết vợ chỉ nhằm che giấu tội hủ hóa!?
Nhưng điều tôi ám ảnh nhất, trong cả hai vụ án của ông Nén, ông Mạnh, họ bị điều tra viên sử dụng nhục hình tới mức phải nhận bừa tội và khai thêm những người ruột thịt của mình cho phù hợp với các tình tiết vụ án. Thật kinh hoàng.
Vấn đề đặt ra là, vì sao các điều tra viên trong những vụ án này và một số vụ án khác lại hay sử dụng cách bức cung, nhục hình? Câu hỏi tiếp theo không thể không đặt ra, thủ trưởng của họ và các kiểm sát viên có biết những điều cấm kỵ trong tố tụng này không? Lẽ nào họ không biết, khi hầu hết trong bản cung, cũng như tại tòa, những bị cáo này luôn kêu oan và tố cáo các dạng nhục hình của từng điều tra viên.
Cuối cùng, dư luận băn khoăn là, các điều tra viên sử dụng bức cung, nhục hình và sự làm lơ của kiểm sát viên, thậm chí cố tình bỏ ngoài hồ sơ những bản cung có lợi cho bị cáo là một trong những nguyên nhân chính gây ra những án oan thấu trời. Nhưng vì sao chỉ trong vụ án ông Chấn, những đối tượng này bị khởi tố, còn các vụ án khác, họ chỉ bị kiểm điểm?!
Cũng cần khẳng định, những vụ án oan dù chỉ rất ít, nhưng thực sự gây nhức nhối, hoài nghi trong dư luận. Vì vậy, để xóa bỏ điều đó, minh oan cho các nạn nhân, đòi hỏi sự công tâm và nỗ lực hết sức của một số cán bộ điều tra, đặc biệt là cơ quan điều tra của Viện KSND TC.
Theo danviet.vn
Điều tra viên tự viết thêm vào bản hỏi cung Từ 2012 đến 2015, trung tá Nguyễn Việt Cường, điều tra viên của Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên), nhiều lần tự viết thêm nội dung vào biên bản hỏi cung để buộc tội người khác. TAND tỉnh Phú Yên chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án Nguyễn Việt Cường (44 tuổi, cựu trung tá, điều tra viên của Công an...