Đừng nhầm lẫn giữa thương con và dung dưỡng sự ích kỷ
Nếu như trước đây, con ngoan là phải biết đi thưa, về hỏi, lễ phép với ông bà, cha mẹ, chăm chỉ làm việc nhà, kính thầy, yêu bạn… thì ngày nay rất nhiều gia đình đồng nhất khái niệm một đứa trẻ ngoan phải là đứa trẻ học thật giỏi, giành nhiều điểm tốt, phần thưởng. Còn ông bà, bố mẹ sẵn sàng phục vụ con cháu từ A đến Z vô điều kiện.
Các gia đình của Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia cuộc thi nấu ăn tại Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam bộ năm 2017.
Văn hóa gia đình bắt nguồn từ ứng xử
Sự thay đổi này có thể thấy thông qua rất nhiều hình ảnh diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: hình ảnh nam sinh cao to ngồi trên xe để người mẹ lội nước dắt xe; hình ảnh cha mẹ đi làm về lại tất bật lao vào bếp, còn con thì được ngồi xem tivi với lý do miễn việc nhà để lo việc học…
Đồng ý rằng, cha mẹ nào cũng thương con, lo cho con, thế nhưng bên cạnh đó dường như họ cũng quên mất rằng “Thương con là cho con học hành, ăn uống đầy đủ, cố gắng làm sao để con không thua bạn bè. Chứ không có nghĩa là bao biện để rồi con cái được hưởng những điều lẽ ra hoàn toàn làm được.
Cho con ngồi như vậy làm chiếc xe thêm nặng nhưng điều đó lại dung dưỡng cho trẻ thêm sự ích kỷ, không biết chia sẻ, thiếu sự quan tâm người khác”, như lời bày tỏ của một chuyên gia giáo dục trẻ em.
Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng xử trong gia đình như vậy mà vấn đề này đã trở thành một trong những khía cạnh để bình chọn danh hiệu Gia đình văn hóa ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể, theo ông Phạm Hoàng Long – Phòng xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì, Vũng Tàu sẽ đưa Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gắn với việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa.
Bởi để thực hiện thành công bộ tiêu chí này, mọi thứ vẫn phải xuất phát từ gia đình, gia đình là trung tâm của chương trình. Như vậy, danh hiệu gia đình văn hóa trước đây sẽ được cụ thể hơn khi có bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình lồng ghép vào.
Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có bảng điểm bình xét cụ thể tại các gia đình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Ngay đầu năm 2019, các gia đình sẽ đăng ký tham gia, cuối năm thì bình xét và đưa ra rút kinh nghiệm từng khâu cho thời gian tiếp sau.
Cuối năm 2020 tổng kết thí điểm Bộ tiêu chí
Video đang HOT
Theo Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các tiêu chí ứng xử cụ thể trong gia đình gồm: Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình; Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương; Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép; Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ.
Với từng tiêu chí cũng có những nội dung cụ thể như Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thuỷ; Nghĩa tình quy định: Vợ chồng có tình cảm trước sau như một, không thay đổi; Chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình; Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hòa nhã với nhau…
“Để các mối quan hệ xã hội và ứng xử trong gia đình được tốt đẹp thì việc nhận thức và thực hiện các tiêu chí ứng xử trong gia đình có ý nghĩa quyết định. Đây là vấn đề đạo đức, giá trị xã hội, giá trị văn hóa mang những bản sắc riêng của từng loại hình gia đình, tộc người và quốc gia.
Trong những năm qua, hoạt động xây dựng nếp sống gia đình có thể nói chưa có điều kiện đi sâu vào xây dựng một hệ thống tiêu chí ứng xử trong gia đình để làm công cụ hiệu quả, cụ thể hơn trong thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa ở cơ sở. Ứng xử trong gia đình và tiêu chí ứng xử trong gia đình cần được tiếp tục quan tâm trong thời gian tới” – theo ông Phạm Hoàng Long – Phòng xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở VHTTDL tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Được xem là một trong nhiều giải pháp mà Bộ VHTTDL đã đề ra, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử, mới đây trả lời truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, sau khi ban hành Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 8/12/2017 về việc thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, Bộ VHTTDL đã tổ chức lấy ý kiến các Sở VHTTDL và Du lịch, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động thí điểm bộ tiêu chí trong năm 2019-2020.
Đến nay, bộ tiêu chí đã được thí điểm tại 12 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng văn hóa trên cả nước (bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lào Cai, An Giang, Thừa Thiên – Huế, Yên Bái, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thái Bình, Bình Thuận, Quảng Ninh) và các tỉnh, thành khác. Việc thí điểm tập trung vào công tác tuyên truyền nội dung, chú trọng truyền thông cộng đồng hướng tới các thành viên gia đình, các hộ gia đình. Dự kiến cuối năm 2019 sẽ có đánh giá sơ kỳ và tổng kết vào cuối năm 2020.
Hồng Minh
Theo baophapluat
Bé gái không biết đau, tự cắn lưỡi, chọc mù mắt vì căn bệnh lạ
Cha mẹ Gabby Gingras từng nghĩ rằng con là đứa trẻ ngoan vì không khóc mếu khi tiêm. Sau đó, biểu hiện của con càng lúc càng khiến họ lo lắng.
Với trẻ em, khóc là cách chúng giao tiếp với người lớn và thế giới xung quanh. Cha mẹ nhiều khi không hiểu con cái đang muốn điều gì chỉ thông qua tiếng khóc. Nếu con không quấy khóc thì sao? Đừng chủ quan vì có thể bé đang mắc căn bệnh lạ khó chữa.
Căn bệnh xóa bỏ mọi đau đớn
Năm 2004, câu chuyện về cô bé 3 tuổi đến từ Minnesota không biết cảm giác đau đớn lan truyền khắp thế giới. LA Times đưa tin Gabby Gingras (sinh năm 2000) sở hữu "khả năng" đặc biệt. Khi y tá tiêm một mũi vào mông, bình thường những đứa trẻ khác sẽ khóc lên vì đau, nhưng Gabby lại không hề thay đổi cảm xúc mà vẫn ngủ ngoan ngoãn.
Chính biểu hiện này đã khiến cha mẹ cô bé nghĩ rằng Gabby là một đứa trẻ ngoan. Nhưng suy nghĩ đó không tồn tại lâu. Càng lớn, em càng có những dấu hiệu bất thường. Gabby gặm ngón tay đến khi máu chảy ra mà không hề hay biết.
Gabby không cảm nhận được nỗi đau, tự chọc tay vào mắt trái gây tổn thương nghiêm trọng. Ảnh: Sohu.
Khi cha kiểm tra nướu bằng tay, Gabby cắn thật mạnh. Theo phản xạ ông giật ngón tay ra và mang theo cả một chiếc răng. Nhưng Gabby vẫn không hề khóc. Nói cách khác, cô bé không cảm nhận được sự đau đớn của cơ thể.
Căn bệnh càng lúc càng khiến cuộc sống của Gabby bị ảnh hưởng tiêu cực. Khi mọc răng, cô bé nhai lưỡi như nhai một chiếc kẹo cao su. Răng của Gabby phần lớn bị hủy hoại vì thói quen nhai, cắn này. Các bác sĩ đã phải loại bỏ một phần hàm đã bị nhiễm khuẩn nặng.
Cha mẹ tìm cách cầu cứu các bác sĩ về chứng bệnh kỳ lạ của con nhưng câu trả lời vẫn là một ẩn số. Họ buộc phải cho con đeo kính bơi 24/24 để tránh tổn thương. Nhưng những nỗ lực ấy đã muộn. Do thói quen chọc tay vào mắt, mắt trái của Gabby gần như không thể cứu chữa. Bên trong giác mạc đầy rẫy những vết trầy xước. Nó sưng gấp đôi kích thước mắt phải.
Không tìm kiếm được câu trả lời ở bác sĩ chuyên khoa nhi thông thường, cha mẹ Gabby đến gặp các nhà thần kinh học. Người mẹ đã tìm thấy một bài báo trên tạp chí khoa học về việc điều trị chứng bệnh của con gái.
Gabby đã trưởng thành bên cha mẹ. Ảnh: Twitter.
Gabby mắc chứng rối loạn bẩm sinh CIPA - Congenital Insensitivity to Pain with Anhidrosis (vô cảm với những cơn đau do anhidrosis). Dù em có thể cảm nhận được bằng xúc giác, não bộ không ghi nhận tín hiệu khiến Gabby phải trải qua những cơn đau đớn mà không hề cảm nhận thấy, thậm chí không đổ mồ hôi.
"Đó điều kiện nguy hiểm và là căn bệnh hiếm", TS Peter Dyck tại Phòng khám Mayo, ở bang Pennsylvania, Minnesota cho biết. Uớc tính chỉ có 100 trường hợp mắc bệnh CIPA được ghi nhận trên thế giới.
CIPA do gen di truyền gây nên
Cơn đau là cảm giác không thể thiếu trong cuộc sống. Bởi nó giúp chúng ta nhận ra giới hạn tổn thương của cơ thể. Những người mắc CIPA sẽ không có cơ chế đó.
CIPA là rối loạn thoái hóa tự phát hiếm gặp của hệ thống thần kinh. Nó gây ức chế khiến dữ liệu về cảm giác đau hay nhiệt độ không truyền được đến não bộ và ngăn chặn đổ mồ hôi. CIPA là giai đoạn thứ IV trong chuỗi bệnh liên quan đến cảm giác di truyền và bệnh lý thần kinh tự trị (HSAN). Vì vậy, nó còn được gọi là HSAN IV.
CIPA xuất hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Khi vừa ra đời, các bé có thể bị co giật khi tăng thân nhiệt. Bởi những người mắc bệnh này không thể đổ mồ hôi nên họ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Thiếu đi cảm giác đau đớn khiến những người mắc CIPA có nguy cơ tự gây tai nạn cao. Họ phải chịu những chấn thương nghiêm trọng lặp đi lặp lại như gãy xương và chấn thương khớp. Lâu dần, chúng sẽ gây ra tình trạng khớp Charcot, xương và mô xung quanh khớp bị phá hủy.
Ảnh hưởng của CIPA đến xương khớp. Ảnh: Medical News.
Nguyên nhân gây CIPA là đột biến trong gen NGF. Nhiệm vụ của các NGF là tạo ra một loại protein gọi là protein thần kinh tăng trưởng beta (NGF). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của tế bào thần kinh (neuron), bao gồm tế bào thần kinh cảm giác.
Các protein NGF hoạt động bằng cách gắn (liên kết) với các thụ thể của nó trên bề mặt tế bào thần kinh. Chúng làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đến tế bào để phân chia các chức năng chuyên biệt. Sự ràng buộc này giúp ngăn chặn các tín hiệu trong tế bào bắt đầu quá trình tự hủy (apoptosis). Ngoài ra, tín hiệu NGF đóng vai trò trong việc báo động cảm giác đau.
Đột biến của NGF dẫn đến việc protein sản xuất ra không thể liên kết với thụ thể, từ đó không truyền tín hiệu đúng cách. Các tế bào thần kinh cảm giác dần chết đi, cảm giác về sự đau đớn cũng thay đổi khiến người bệnh không còn cảm thấy đau đớn.
Các tài liệu liên quan đến CIPA đều chưa có bất kỳ minh chứng nào cho phương pháp điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh. Những người bệnh như Gabby đều phải tự vật lộn với tình trạng "vô cảm" với nỗi đau của mình. Cha mẹ của Gabby đã thành lập một tổ chức với tên gọi "Gift of Pain" nhằm hỗ trợ cho những người mắc chứng HSAN. Cho đến nay, họ đã tìm và giúp đỡ được cho 39 người có hoàn cảnh tương tự.
Theo Zing
Anh trai dẫn bạn gái về ra mắt, cả nhà tôi điêu đứng bởi sự "ngoan hiền" của chị, đặc biệt khi chị chỉ vào tủ rượu của bố tôi rồi reo lên Chi ây binh than đến lạ khi đứng ngồi trong nhà tôi. Anh trai tôi la kiêu mâu "con nha ngươi ta". Không chi co ngoai hinh sang sua, điên trai, anh con hoc gioi, co viêc lam lương cao ơ môt công ty nươc ngoai. Vi thê, bô me tôi suôt ngay cư so sanh tôi vơi anh. Ma vi anh qua...