Đừng nghĩ học sinh thì biết gì mà vào hội đồng trường!
Ý kiến của học sinh trong một số trường hợp cũng rất quan trọng, qua đó hội đồng trường xem xét các khía cạnh để quyết định điều chỉnh áp dụng cho phù hợp thực tế.
“Hội đồng liên tịch và hội đồng trường với chức năng, nhiệm vụ, thành viên hoàn toàn khác nhau và thực hiện công việc cũng khác nhau. Nếu hội đồng trường quyết định chủ trương đường lối, tầm nhìn dài hạn thì hội đồng liên tịch bao gồm những người thực hiện và nhiệm vụ cụ thể.
Thành phần của hai hội đồng cũng không giống nhau. Ở hội đồng liên tịch gồm các thành viên trong cơ sở giáo dục như ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổ trưởng,… thực hiện những nhiệm vụ cụ thể để đạt mục tiêu do hội đồng trường vạch ra. Hội đồng liên tịch họp theo tuần, theo tháng để bàn biện pháp thực hiện.
Còn hội đồng trường gồm tổ chức đảng, đại diện nhà trường, đại diện giáo viên, đại diện địa phương, đại diện cha mẹ học sinh và học sinh.
Nói như vậy để thấy, hội đồng trường có các thành phần đại diện cho tổ chức trong và ngoài nhà trường để góp tiếng nói đa chiều trong chiến lược phát triển nhà trường”, Nhà giáo Trần Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà giáo Trần Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Hội đồng trường đưa ra những quyết sách lớn
Theo cô Yến: “Việc thành lập hội đồng trường phải qua rất nhiều khâu và người ra quyết định là giám đốc sở giáo dục và đào tạo, còn hội đồng liên tịch là do hiệu trưởng quyết định. Với hội đồng trường có đầy đủ các thành phần trong và ngoài nhà trường, với nhiều góc nhìn về sự phát triển của nhà trường.
Nếu công việc do một người quyết định có thể sẽ không có cái nhìn toàn diện, nhưng khi các thành phần phụ huynh, giáo viên, học sinh, đại diện chính quyền địa phương,…thì chắc chắn những quyết định đó sẽ phù hợp.
Với những quyết sách lớn thì hội đồng trường rất quan trọng, ví dụ: Thay đổi tầm nhìn chiến lược nhà trường trong kế hoạch 5 năm hoặc 10 năm, việc này không phải nhà trường quyết định, mà cần xin ý kiến hội đồng trường, từ đó có kế hoạch và lộ trình rõ ràng”.
Về vấn đề có thành viên hội đồng trường là học sinh, cô Yến cho biết: “Nếu nói các em không có đóng góp gì thì cũng không đúng. Thứ nhất phải xem vấn đề cần được đóng góp ý kiến đó là gì. Thứ hai, cần lựa chọn và đánh giá năng lực học sinh đó đến đâu thì mới mời vào hội đồng trường.
Video đang HOT
Ý kiến của học sinh trong một số trường hợp cũng rất quan trọng, qua ý kiến đó hội đồng trường xem xét các khía cạnh phù hợp để áp dụng vào thực tế. Ví dụ: Chúng ta đang lấy ý kiến để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động có liên quan đến học sinh, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi,…thì những ý kiến đóng góp của các em trong trường hợp này sẽ rất thiết thực.
Vì vậy, trong quy định đưa nhiều thành phần tham gia hội động trường, để tùy vào mỗi nội dung mà cần đầy đủ các thành viên (9 người) hay chỉ cần 7 người đưa ra ý kiến. Tức là có thể với việc này thì thành viên này quan trọng, nhưng với thành viên khác có thể là không.
Ví như về chuyên môn thì phụ huynh học sinh không thể cho ý kiến sát được bằng thầy cô, nhưng, còn nếu về việc xây dựng cơ sở vật chất thì chắc chắn ý kiến phụ huynh sẽ tốt hơn thành phần là đại diện giáo viên. Còn nếu vấn đề liên quan đến hoạt động của học sinh thì những ý kiến từ phía các em cũng sẽ là một lựa chọn quan trọng”.
Cô Yến nhấn mạnh: “Việc thành lập hội đồng trường đã có từ lâu, tuy nhiên nó có hoạt động tốt, hiệu quả, đều đặn hay không thì lại phụ thuộc vào chủ tịch hội đồng trường, họ đánh giá vai trò tầm quan trọng của hội đồng này như thế nào, biết cách phát huy hết khả năng của các thành viên trong hội đồng ra sao,…đó mới là việc quan trọng đáng phải bàn”.
Hiệu trưởng tự quyết thì đôi khi vẫn mang tính chủ quan
Cũng về vấn đề này, thầy Nguyễn Duy Bỉnh – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Trường tôi đã thành lập hội đồng trường, và mọi chủ trương, hoạch định chiến lược phát triển giáo dục đều được thông qua từ đây. Còn việc chỉ đạo và triển khai thực hiện trực tiếp thì vẫn từ cấp ủy và ban giám hiệu nhà trường.
Nói về hội đồng trường, cơ bản chúng tôi vẫn hoạt động theo quy định, tuy nhiên mọi việc vẫn phải chung về một mối đó là hiệu trưởng nhà trường, mặc dù thành phần tham gia có khác nhau, nhưng đều phải thực hiện chung về nhiệm vụ giáo dục”.
Thầy Nguyễn Duy Bỉnh – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Theo thầy Bỉnh: “So với thời gian chưa thành lập hội đồng trường, chúng tôi vẫn phải thực hiện đúng mọi quy trình, vẫn phải đảm bảo dân chủ công khai thì sau khi thành lập đây là nơi để họp bàn, để quyết bởi trong hội đồng trường có nhiều thành phần hơn và đặc biệt là có đại diện chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, đại diện học sinh. Theo tôi đây là những thành phần rất quan trọng đóng góp tiếng nói vào sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Có thể nói, hai thành phần tham gia hội đồng trường là cha mẹ học sinh, học sinh đã có nhiều ý kiến đóng góp nhiệt huyết, sát thực và phù hợp, đặc biệt là trong vấn đề tổ chức các hoạt động cho học sinh, cũng như về vấn đề xây dựng và phát triển cơ sở vật chất nhà trường.
Trước đây, trong mọi cuộc họp quan trọng của nhà trường, bao giờ chúng tôi cũng mời thêm phụ huynh học sinh tham gia, cũng là để xin ý kiến đóng góp bởi họ cũng có cái nhìn bao quát hơn. Ban giám hiệu và đại diện là người hiệu trưởng cũng cần phải nghe và tham khảo nhiều ý kiến đa chiều, từ nhiều nguồn, làm giáo dục là phục vụ người dân thì cũng nên tham khảo ý kiến từ cha mẹ học sinh”.
Thầy Bỉnh nói: “Tùy từng cơ sở giáo dục và đại diện là chủ tịch hội đồng trường nếu chịu khó lắng nghe ý kiến của từng cá nhân tham gia, với những thành viên đã mạnh dạn đóng góp ý kiến, họ là người có nhiệt huyết, có năng lực để đóng góp thì mọi kế hoạch, phương hướng phát triển nhà trường sẽ có kết quả tốt. Còn nếu người đứng đầu nhà trường cứ giữ quan điểm bảo thủ thì mọi việc sẽ có kết quả ngược lại.
Nếu để so sánh thì hội đồng trường có ưu điểm hơn hẳn hội đồng liên tịch. Hội đồng trường có những quyết sách và định hướng dài hơi. Còn hội đồng liên tịch là để nhà trường tổ chức các hoạt động, hoặc định hướng ngắn hạn, cũng như thông qua những quyết sách trực tiếp của ban giám hiệu nhà trường”.
“Quy định các trường phải có hội đồng trường, theo tôi đây là việc làm cần thiết giúp cho quá trình làm việc tại các cơ sở giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Có những quyết sách hoặc định hướng nếu không thực hiện qua hội đồng trường theo đúng quy định chức năng nhiệm vụ thì đôi khi vẫn có tính chủ quan, còn nếu có hội đồng trường thì đương nhiên mọi chuyện sẽ được công khai, dân chủ và tiếp nhận thêm được nhiều ý kiến đóng góp đa chiều”, thầy Bỉnh nhận định.
Đa số học sinh đều e ngại, ít dám lên tiếng trong buổi họp của Hội đồng trường
Nếu đại diện học sinh tham gia hội đồng trường, cần giao thêm quyền thu thập ý kiến, nhu cầu của học sinh toàn trường về các vấn đề quản trị của nhà trường.
Tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định thành phần của hội đồng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học với sự góp mặt của học sinh, đã khiến nhiều người lo ngại về vai trò của thành viên "ăn chưa no, lo chưa tới".
Trong khi đó, vai trò của hội đồng trường là quyết định về phương hướng chiến lược cũng như thực hiện giám sát các hoạt động của nhà trường.
Dư luận đặt ra câu hỏi phải chăng cần sửa đổi để làm rõ hơn vai trò của học sinh, hoặc loại bỏ thành viên này khỏi hội đồng trường.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Phương, nguyên Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Đánh giá giáo dục - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Lan Phương. (Ảnh: NVCC)
Học sinh trong hội đồng trường "yếu" tiếng nói
Phó giáo sư Lan Phương nhận định, học sinh là đối tượng trung tâm của giáo dục, việc qui định có đại diện học sinh trong hội đồng trường là một trong các biện pháp để "bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường" (theo Khoản 2 Điều 60 Luật Giáo dục 2019).
Khá nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện theo quan điểm "cá nhân hóa trong giáo dục". Ở đó, mọi người học đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách dân chủ trong cơ sở giáo dục.
Ở một số trường mà Phó giáo sư Lan Phương từng đi thực tế, họ đều thành lập hội đồng trường với đầy đủ các thành phần (bao gồm cả học sinh) theo quy định. Tuy nhiên, đa số học sinh đều e ngại, ít dám lên tiếng trong các buổi họp của Hội đồng trường.
"Qua chia sẻ với ban giám hiệu một số trường trung học cơ sở cho thấy học sinh ở khu vực Tây Nguyên khi là thành viên trong hội đồng trường thường mạnh dạn nói lên những ý kiến của mình về việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trong khi học sinh miền Bắc dường như rụt rè hơn", Phó giáo sư Phương chia sẻ.
Có ý kiến cho rằng, đối với những nội dung cơ bản trong trường học (như chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, hay huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường;...) đòi hỏi sự biểu quyết của thành viên hội đồng trường, thì đại diện học sinh lại tỏ ra bất cập. Liệu có đúng không?
Trước băn khoăn này, nguyên Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Đánh giá giáo dục nhận định, đây là một thực tế, bởi học sinh chỉ có thể có ý kiến về kế hoạch giáo dục, cách thức dạy và học trong trường học, những vấn đề về quản trị trường học vượt quá khả năng của các em.
"Cùng lắm là học sinh có ý kiến về việc cải tiến cách dạy, cách học các môn học, nhưng chủ yếu mang tính chất cá nhân hoặc nhóm nhỏ, bởi các em chưa có điều kiện, hoặc chưa biết cách thu thập nhu cầu của toàn thể học sinh trong trường", Phó giáo sư Lan Phương nói.
Cũng theo Phó giáo sư Lan Phương, Hội đồng trường là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, trong đó học sinh là đối tượng liên quan quan trọng nhất, nên có thành phần học sinh trong Hội đồng trường là cần thiết.
Tuy nhiên, do Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục,... Những trách nhiệm này quá lớn, vừa vượt quá tầm hiểu biết của học sinh, vừa tạo áp lực cho đại diện học sinh.
Cần cho các em học sinh thêm quyền
Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Lan Phương, nếu Thông tư đã quy định học sinh là một trong các thành viên của hội đồng trường thì cần bổ sung thêm nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh như việc bầu đại diện tham gia nhà trường, hay lấy ý kiến của tập thể học sinh trong trường.
"Điều 34 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT qui định 5 nhiệm vụ của học sinh, trong đó không có nhiệm vụ nào qui định việc học sinh phải cử đại diện tham gia Hội đồng trường. Nếu đại diện học sinh tham gia hội đồng trường, thì cần giao thêm quyền thu thập ý kiến, nhu cầu của học sinh toàn trường về các vấn đề quản trị của nhà trường", Phó giáo sư Nguyễn Lan Phương nói.
Phó giáo sư Lan Phương cho rằng, chỉ nên để học sinh tham gia ở một số vấn đề phù hợp với nhiệm vụ và quyền lợi của các em, đó là: quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong học sinh. Còn nhìn chung, học sinh chưa có khả năng thẩm thấu các vấn đề chiến lược, chính sách, tài chính, thanh tra, giám sát,... tại cuộc họp của hội đồng trường.
"Việc đưa học sinh vào trong hội đồng trường là việc làm cần thiết để thực hiện dân chủ trường học. Tuy nhiên, cần phải tạo cho các em có tinh thần dân chủ hóa ngay từ môi trường giáo dục mầm non", bà Phương nhấn mạnh.
Bầu học sinh vào hội đồng trường chỉ tăng hình thức, vô ích Thầy cô tham gia vào hội đồng trường phổ thông vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình thì hi vọng gì ở học sinh? Bàn về hội đồng trường phổ thông, trên diễn đàn của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài viết phân tích thấu đáo về tổ chức này, trong đó nhấn mạnh vai...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Colombia đẩy mạnh chiến dịch triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy
Thế giới
07:35:28 07/05/2025
Lập thêm kỷ lục trên Steam, tựa game này tràn trề cơ hội đạt GOTY
Mọt game
07:32:54 07/05/2025
Mẹ biển - Tập 34: Lụa đau đớn biết sự thật bị mẹ ruột bỏ rơi năm xưa
Phim việt
07:32:06 07/05/2025
Sao Việt 7/5: Sơn Tùng xách túi 300 triệu đi chợ, Đỗ Mỹ Linh tình tứ bên ông xã
Sao việt
07:28:54 07/05/2025
Chủ nhân khung hình "tuyệt đối điện ảnh" tại Met Gala: Người tạo nên ông hoàng Michael Jackson, khen 1 câu đưa em út BTS lên hàng popstar
Nhạc quốc tế
07:26:06 07/05/2025
Công an phường Khâm Thiên bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm
Pháp luật
07:24:16 07/05/2025
Mỹ nhân Việt duy nhất được gọi là "ngọc không tì vết", nhan sắc hiếm lạ đến Hoa hậu cũng khó bì kịp
Hậu trường phim
07:22:04 07/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường 'xả' ảnh đi biển, khoe vóc dáng khét lẹt, 'ăn đứt' loạt hoa hậu
Netizen
07:04:03 07/05/2025
G-Dragon "không hẹn mà gặp" Sơn Tùng, gây nổ MXH, em gái BLACKPINK bị réo?
Sao châu á
07:02:49 07/05/2025
5 món ăn phải có trên mâm cơm trong tiết Lập hạ: Thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng - bỏ qua thì quá tiếc!
Ẩm thực
06:09:56 07/05/2025