Đúng ngày 8/3, nam giới Nhật Bản trải nghiệm cơn đau bụng kinh mô phỏng để cảm thông cho đồng nghiệp nữ
Các nhân viên nam tại một công ty viễn thông ở Tokyo, Nhật Bản đã trải nghiệm cơn đau bụng kinh mô phỏng nhằm giúp họ cảm thông hơn với các đồng nghiệp nữ.
Reuters đưa tin, trong một sự kiện diễn ra hôm qua (7/3) các nhân viên của tập đoàn EXEO đều nhăn nhó khi một thiết bị mô phỏng cơn đau bụng kinh gửi tín hiệu điện qua các miếng đệm đặt dưới rốn để kích thích cơ bụng dưới và gây ra cảm giác chuột rút.
“Tôi không thể đi lại. Nó đau tới mức không thể đứng vững. Bây giờ tôi đã hiểu phụ nữ phải làm việc trong lúc chiến đấu với cơn đau hàng tháng như thế nào. Thật đáng kinh ngạc khi phụ nữ có thể làm điều đó. Tôi thực sự tôn trọng họ. “, Masaya Shibasaki, 26 tuổi cho biết sau khi sử dụng thiết bị do các nhà nghiên cứu của Đại học Phụ nữ Nara kết hợp với công ty Osaka Heat Cool phát triển.
EXEO cho biết, họ muốn tạo ra một môi trường mà ở đó hơn 90% người lao động nam có thể hỗ trợ nhiều hơn cho các đồng nghiệp nữ.
2 mẹ con người Nhật lên sóng truyền hình bởi lối sống kém vệ sinh
Những đống rác trong nhà không phải sự lộn xộn hay lười biếng, mà là trái tim của họ đã mắc bệnh.
Ở Nhật Bản có hai mẹ con trở nên nổi tiếng vì "không có việc làm, sống nhờ tiền cho thuê nhà 400 nghìn yên (hơn 66 triệu đồng) mỗi tháng".
Điểm nổi bật nhất chính là căn nhà "độc đáo" của hai người.
Không lâu trước đó, chương trình thực tế Nhật Bản Có thể đến nhà bạn không?(tạm dịch) đã có một chuyến ghé thăm đến nhà của hai mẹ con.
Hai người phụ nữ này sống ở Tokyo, con gái Tanaka Akane, 47 tuổi và bà mẹ là Tanaka Nachiko, 83 tuổi.
Họ sống trong tòa nhà gồm 7 căn phòng, trong đó 3 căn cho thuê, 4 căn còn lại là không gian sinh hoạt của hai mẹ con.
Sau khi bố qua đời 3 năm trước, anh chị em khác trong nhà đều kết hôn nên đã dọn ra ngoài sống, mẹ già và con gái độc thân sống cùng với nhau.
Còn chưa về đến nhà, hai mẹ con đã vui vẻ chuẩn bị tinh thần cho đoàn phim: "Nói trước nhé! Cảnh trong nhà chúng tôi, các anh có lẽ phải cắt bỏ nhiều lắm đấy!".
Video đang HOT
Ekip tò mò, không biết nhà của hai người phụ nữ này gì hay ho mà lại cần phải "làm công tác tư tưởng" như thế!
Đến trước cửa nhà, đoàn ekip cảm thán, xung quanh nhà của họ rất yên tĩnh, mặc dù tòa nhà được xây dựng hơn 30 năm nhưng trông vẫn còn khá mới và sạch sẽ.
Hai mẹ con hơi do dự, nhỏ tiếng hỏi: "Đến đây được chưa? Có cần phải vào luôn không? Nhà tôi dơ lắm".
"Dơ đến mức nào vậy ạ?".
Bà Nachiko nói: "Dơ đến mức không thể bước vào nổi".
Vừa mới mở căn phòng đầu tiên, cảnh tượng trước mắt khiến đoàn ekip phải toát mồ hôi lạnh. Đồ đạc ngập cả căn phòng, tràn ra tận cửa. Đừng nói đến người ở, ngay cả việc đi lại bên trong cũng vô cùng khó khăn.
Tanaka Akane nói rằng muốn đi vào phòng cũng phải có kỹ năng, tìm vị trí thích hợp để đặt chân.
Được biết, căn phòng này được bỏ trống, hai mẹ con chỉ dùng 3 gian còn lại để sinh hoạt hằng ngày. Nhưng tình hình ở 3 gian còn lại cũng tương tự. 4 căn phòng đều ngập tràn trong đồ đạc, bao gồm cả nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ...
Nói là rác lại không quá đúng vì trong "núi rác" kia còn có thức ăn, quần áo, vật dụng hằng ngày... Cửa không thể mở rộng hoàn toàn vì đồ đạc bên trong quá nhiều.
Ekip hỏi: "Làm sao hai người có thể ngủ trong căn phòng thế này?".
Thì chỉ thấy bà Nachiko leo lên núi đồ, tiện tay san bằng những chỗ quá chông chênh, sau đó nằm xuống. Đó chính là cách bà ngủ mỗi ngày.
Phóng viên tìm kiếm trong núi đồ đạc kiểm tra, họ phát hiện rất nhiều thực phẩm chưa được mở bao bì, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đồ gia dụng nhỏ.
"Thích thì tôi sẽ mua về, nhưng lại không có thời gian ăn hết, cứ thế càng trữ càng nhiều".
Bà Nachiko nhặt bừa chiếc bánh kem nhỏ, nhưng đã quá hạn. Có nhiều món còn chưa mở bao bì nhưng đã lên nấm mốc bên trong.
Thật ra, nhà của họ có tủ lạnh, nhưng gần như không được sử dụng.
Ai cũng tò mò, không biết hai mẹ con nhà Tanaka sống như thế nào trong môi trường như thế này.
"Bình thường chúng tôi chỉ ăn ở ngoài, hoặc mua mang về".
Nhưng ekip phát hiện trong nhà có cả nồi cơm điện, nồi áp suất. Hai mẹ con chia sẻ rằng khi gặp đồ giảm giá, chưa cần suy xét đến mục đích sử dụng, họ sẽ mua mang về, nhưng hầu như không mở bao bì để dùng.
Hai mẹ con giải quyết chuyện tắm gội hằng ngày ở nhà tắm công cộng. Giặt đồ lại càng thuận tiện hơn vì gần nhà có tiệm giặt ủi nhét xu sử dụng thoải mái.
Sau khi trò chuyện, ekip mới biết 3 năm trước, hai mẹ con từng có cuộc sống ai cũng mơ ước.
Gia cảnh của họ rất khá. Bà Nachiko là tiểu thư con nhà giàu chính hiệu vì bố mẹ của bà đều là tầng lớp kinh doanh thượng lưu.
Sau khi lấy chồng, mặc dù không giàu có như trước, nhưng chất lượng cuộc sống vẫn xem như đủ đầy dư dả. Trong nhà có nuôi thú cưng, có người giúp việc.
Cô Akane chia sẻ, thuở nhỏ, cô thường đi du lịch nước ngoài, họ hàng tặng quà đều là nhẫn vàng, dây chuyền bạc...
Thế nhưng kể từ 3 năm trước, khi bố qua đời, cuộc sống của hai mẹ con đã bị đảo lộn.
Hai người phụ nữ cũng từng thử dọn dẹp phòng ốc, nhưng làm giữa chừng lại không thể kiên trì.
Êkip hỏi: "Hai mẹ con có dự định gì trong năm nay?".
"Chắc chắn phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng".
Sau khi chương trình được phát sóng, hai mẹ con nhà Tanaka đã bị cộng đồng mạng lên án:
"Tự làm tự chịu, không đáng được thông cảm".
"Còn anh chị em nữa mà? Tại sao không cùng nhau dọn dẹp căn nhà? Hoặc có thể mướn dịch vụ dọn dẹp chuyên nghiệp?".
"Có lẽ vì ăn ở quá sung sướng nên đã quen với cái thói lười biếng, không thích làm việc".
Bề ngoài là như thế, nhưng khi nhìn nhận ở góc độ khác, chúng ta có thể nhìn thấy sự thiếu hụt trong tâm hồn của hai mẹ con.
Những đống rác trong nhà không phải sự lộn xộn hay lười biếng, mà là trái tim của họ đã mắc bệnh.
Mất đi người cha, người chồng, cuộc sống của hai mẹ con trở thành không có mục đích, không còn quan tâm đến thế giới, càng không có động lực sống đúng nghĩa như trước.
Trạng thái cuộc sống của họ mang đến cho người khác cảm giác bất lực, như thể sống được ngày này hay ngày đó, chờ đợi tử thần tìm đến.
Bà Nachiko cho biết trong nhà còn có một gian nhỏ đặt bài vị của chồng. Nhưng hiện tại không thể vào được vì mất chìa khóa từ lâu. Nhưng đây cuối cùng cũng chỉ là cái cớ để họ lảng tránh sự mất mát, tạm thời quên đi vết thương trong lòng.
Từng đi rửa bát thuê, chàng trai xuất sắc trở thành hiệu trưởng người Việt đầu tiên tại Nhật Bản Sau 17 năm ở Nhật, Duy Anh đã gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ. Anh còn là một người rất tích cực trong các hoạt động xây dựng cộng đồng người Việt tại Nhật. Vừa học vừa đi rửa bát thuê, làm bếp Nguyễn Duy Anh (35 tuổi, quê ở Hà Nội, hiện đang sống và làm việc ở Fukuoka,...