Dừng ngay 7 thói quen cất trữ đồ ăn thừa sau nếu không muốn rước họa vào nhà
Không sử dụng hết thức ăn là trường hợp rất hay gặp của các gia đình, và lúc này chúng ta sẽ cất trữ chúng trong tủ lạnh để tiếp tục sử dụng lại. Tuy nhiên bài toán đặt ra là bảo quản thế nào mới đúng cách, mới an toàn? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Không đậy nắp cho đồ ăn thừa khi cho vào tủ lạnh
Nhiều người có thói quen để nguyên thức ăn thừa vào trong tủ lạnh mà không đậy lại và việc làm này đã vô tình dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Bởi lẽ việc không đậy nắp thức ăn chính là một nguồn cơ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, số thức ăn đó sẽ dễ dàng nhiễm các vi khuẩn kí sinh lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, nếu không được đậy kín, hơi thức ăn bốc lên, gây mùi khó chịu khắp tủ lạnh.
Vì thế, khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận.
2. Không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đá
Không ít người có thói quen mua liền một lúc nhiều thịt và tích trữ trong ngăn đá để ăn dần. Tuy nhiên, trước khi nhét tất cả số thịt đó vào tủ, mọi người lại quên mất một việc quan trọng đó là rửa thịt.
Mọi người cần biết rằng thịt khi mua ngoài chợ về rất bẩn và cũng đã qua tay nhiều người cầm, chưa kể thịt không rõ nguồn gốc, vì thế nếu không rửa sạch sẽ trước khi cất trữ, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở. Đó là lí do vì sao, các bạn nên rửa sạch thịt sau khi bạn mua về, sau đó để cho rao nước hoặc thấm khô rồi cho vào túi rồi mới trữ đông.
Video đang HOT
3. Đặt lẫn thức ăn chín và sống
Nếu bạn đặt những thức ăn đã nấu chín hay các thức ăn ăn liền như hoa quả gọt sẵn, bánh kem,… bên cạnh các thực phẩm sống như thịt, cá, tôm… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan rất nhanh. Các đồ ăn sống khi chưa được chế biến sẽ ẩn chứa những vi khuẩn ít tai ngờ tới và chúng có thể xâm nhập vào các đồ ăn chín của bạn.
Vì vậy, bạn nên để riêng thực phẩm sống và chín ở các ngăn khác nhau và cách xa càng tốt để vi khuẩn không thể lây lan. An toàn nhất là bạn nên cho mỗi thực phẩm vào hộp riêng đậy kín nắp
4. Dồn quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh
Khi tủ lạnh bị chất đầy thức ăn thì luồng khí lạnh sẽ khó lưu thông đến một vài vị trí khác trong tủ khiến những khu vực này trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, làm hỏng thực phẩm và có thể lây sang các thức ăn khác.
Do đó đừng cố nhồi nhét tất cả thức ăn vào trong tủ, nên cất trữ với lượng vừa phải. Nếu đột xuất có quá nhiều thực phẩm thì bạn nên hạ nhiệt độ để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
5. Không rửa rau củ quả trước khi bỏ tủ lạnh
Các loại rau củ quả thường chứa một loại vi khuẩn E. Coli có trong các loại đất trồng rau nếu xâm nhập vào cơ thể sẽ cực kỳ có hại. Ngoài ra, rau củ quả khi mua về không rửa mà đã cho ngay vào tủ lạnh sẽ dễ lây nhiễm chéo sang các đồ ăn khác.
Vì thế, trước khi cho rau củ quả vào tủ lạnh thì bạn nên rửa thật sạch và nhớ đặt ở ngăn riêng biệt để hạn chế vi khuẩn lây lan.
6. Dùng chai nhựa kém chất lượng để đựng nước trong tủ lạnh
Hiện nay có không ít những sản phẩm chai nhựa kém chất lượng nếu để ở nhiệt độ thấp, sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh ai cũng sợ đó là ung thư.
Vì thế nếu bạn có ý định để nước mát trong tủ lạnh thì nên đựng trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa chất lương. Tuyệt đối không tái sử dụng các chai nước nhựa vì sẽ gây tổn hại sức khỏe.
7. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá bẩn
Tủ lạnh nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn trú ẩn và sinh sôi. Hơn nữa, nhiều loại thực phẩm nếu cất trữ quá lâu trong tủ lạnh cũng sẽ sản sinh không ít những vi khuẩn gây hại.
Tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh hàng tuần, loại bỏ những thực phẩm đã để quá lâu và lau chùi tủ lạnh để tống khứ mọi vi khuẩn ra khỏi bữa ăn nhà bạn.
Theo www.phunutoday.vn
Chính sách tín dụng cho sinh viên ngành sư phạm: Một giải pháp nhân văn
Chính sách miễn học phí đối với SV ngành SP thực hiện từ năm 1998 đến nay có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng có các tác động tiêu cực của chính sách như liệu những SV này có thực sự phù hợp với yêu cầu ngành cũng như có nhiều SV giỏi vào ngành SP hay không.
Thí sinh làm hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Một nghiên cứu mới đây tại Trường CĐSP Vĩnh Long cho thấy 36,54% SV năm thứ nhất chọn học tại trường này với lý do "miễn học phí". Một nghiên cứu khác cho kết quả 13,7% SV khẳng định gia đình có khả năng đóng tiền học phí cho họ, 18,8% SV cho biết bản thân có khả năng tự đóng học phí, 22,1% cho rằng vẫn tiếp tục học SP dù không được miễn học phí. Vì thế, không đủ luận cứ để khẳng định SV ngành SP có hoàn cảnh khó khăn sẽ bỏ học nếu chính sách này không còn tồn tại.
Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, việc thu hút học sinh giỏi bằng hình thức miễn học phí đã không còn nhiều tác dụng. Thực tế cho thấy các học sinh khá, giỏi thường có rất nhiều lựa chọn để theo học các ngành nghề khác hơn chọn SP. Điều này dẫn tới hệ quả, ngành SP trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những SV học lực trung bình hoặc trở thành nguyện vọng 2 khi những ngành nghề khác không đủ điểm đầu vào. Điều này đặc biệt diễn ra ở những trường SP địa phương.
Theo quy định, để được hưởng chính sách miễn học phí, SV phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình thực thi chính sách này, không có bất cứ cơ quan, đơn vị hay bộ phận nào để kiểm tra xem SV có thực hiện đúng cam kết hay không. Điều này dẫn tới sự phí phạm ngân sách nhà nước đầu tư cho những SV này và tạo ra sự thiếu công bằng so với những SV của các ngành nghề khác ở một mức độ nhất định.
Chính sách này cũng ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước. Thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho SV SP không nhỏ. Theo báo cáo từ các hội nghị kế hoạch ngân sách của Bộ GD-ĐT, năm 2011, trong hơn 4.000 tỉ đồng ngân sách chi cho giáo dục thì riêng dự toán chi bù học phí cho các trường SP trực thuộc Bộ theo khung học phí quy định tại Nghị định 49 là gần 250 tỉ đồng. Đến năm 2013 là hơn 440 tỉ đồng và năm 2014 hơn 484 tỉ.
Chính sách không thu học phí SV SP đã thực hiện tốt vai trò của mình trên bình diện lịch sử. Các giải pháp về chính sách, các đề xuất liên quan đến luật cần đảm bảo để có thể nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên trong tình hình mới. Trong đó tín dụng SP là một trong những giải pháp nhân văn.
Theo thanhnien.vn
Bạn đọc viết: Thiết bị công nghệ làm gãy đổ tình cảm cha mẹ và con Hai bài viết "Những đứa trẻ... smart phone" và "Giật mình nghe con trẻ xin ba mẹ thả điện thoại xuống" trên báo Dân trí một lần nữa làm chúng ta trăn trở về những tác động tiêu cực của thiết bị công nghệ trong đời sống hiện đại. Smart phone, iPad, ti vi... đang vô tình làm gãy đổ nhiều mối quan...