Dùng mực vô hình làm bài luận, nữ sinh Nhật Bản được giáo sư chấm điểm tuyệt đối
Sau khi hơ tờ giấy bài luận trên lửa, Giáo sư giảng dạy lớp Haga đã rất bất ngờ khi thấy chữ lần lượt hiện ra trên tờ giấy nộp bài vốn trống không và cho nữ sinh này điểm tối đa.
Theo thông tin trên Tuổi trẻ Online, Eimi Haga – Nữ sinh viên năm nhất chuyên ngành lịch sử ninja tại ĐH Mie ở Nhật, vốn đam mê ninja từ nhỏ, đã nghĩ ra cách dùng đến kỹ thuật aburidashi, trộn đậu nành xay với nước trong nhiều giờ để tạo ra loại mực vô hình này sau khi nghe thầy giáo nói rằng sẽ chấm điểm cao cho bài có tính sáng tạo.
Eimi Haga viết bài luận bằng mực vô hình và đạt điểm tuyệt đối. Ảnh: BBC.
Sau khi viết bài trên giấy washi, theo BBC ngày 10/10, Haga không quên ghi chú 1 dòng bằng mực bình thường “hãy hơ tờ giấy trên lửa” phòng trường hợp giáo sư sẽ bỏ qua bài luận do không thấy chữ nào.
Video đang HOT
Giáo sư giảng dạy lớp Haga đã rất bất ngờ khi thấy chữ lần lượt hiện ra trên tờ giấy nộp bài vốn trống không và cho nữ sinh này điểm tối đa.
Theo thông tin từ Zing.vn, giáo sư Yuji Yamada, nhà nghiên cứu hàng đầu về lịch sử Ninja, cho biết chữ viết hiện lên khi bà hơ giấy trên bếp lửa. Quá ấn tượng trước cách làm thông minh, độc đáo của Eimi, bà không ngần ngại cho cô điểm tuyệt đối.
ĐH Mie thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ninja Quốc tế năm 2017 để tìm hiểu bí ẩn xung quanh lực lượng mật vụ và lính đánh thuê ở Nhật Bản thời phong kiến. Một năm sau, trường tổ chức đào tạo ngành nghiên cứu Ninja và kỹ năng của họ.
Theo saostar
Chuyến trải nghiệm khơi gợi hứng thú, giúp sinh viên "định hướng nghề nghiệp"
Nhóm sinh viên năm thứ nhất của 2 lớp Công nghệ Sinh học chất lượng cao khóa 64, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) vừa hoàn thành chương trình ngoại khóa trải nghiệm tế tại cơ sở.
Những kiến thức thực tiễn tại Viện Nghiên cứu ngô quốc gia.
Chương trình ngoại khóa đầu tiên dành cho các bạn năm thứ nhất của chương trình đào tạo chất lượng cao tại Khu di tích K9 Đá Chông, Vườn quốc gia Ba Vì và Viện Nghiên cứu Ngô quốc gia.
Chuyến đi đã khơi gợi hứng thú học tập, cung cấp các kiến thức thực tiễn về đa dạng sinh học, cũng như công nghệ, kĩ thuật nghiên cứu, từ đó phát triển chuyên môn tốt hơn.
Tại Vườn quốc gia Ba Vì, các sinh viên được tìm hiểu các hệ sinh thái và động thực vật hết sức đa dạng và phong phú. Khu vực cốt 400 đang bảo tồn nhiều thực vật hạt trần (Đồi thông, Kim giao,...) cùng các thực vật ôn đới xen lẫn thực vật nhiệt đới. Trong khi đó, đến với Viện Nghiên cứu Ngô quốc gia, sinh viên được thăm quan, trải nghiệm theo sự hướng dẫn của các cán bộ nghiên cứu và thầy cô giáo.
Không chỉ giúp các bạn nâng cao hiểu biết, đây còn là dịp để các bạn sinh viên năm đầu nhập trường đến từ mọi miền đất nước có cơ hội làm quen, chia sẻ tình cảm và gắn kết hơn trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Nói như sinh viên Nguyễn Phú Huy, "chuyến đi đã giúp chúng em không chỉ hiểu biết thêm mà còn được giao lưu, chia sẻ nhiều hơn với các bạn trong lớp và bắt đầu hình thành định hướng nghề nghiệp trong tương lai".
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành - Phó trưởng Khoa Sinh học, chia sẻ: Mỗi năm, các lớp chất lượng cao có ít nhất hai buổi học tập ngoại khoá, diễn ra vào hai học kì, nhằm giúp các em trải nghiệm và yêu thích hơn với ngành học mình lựa chọn.
Lớp K64 Công nghệ Sinh học chất lượng cao sẽ còn nhiều dịp để học tập, trải nghiệm trong thời gian tới. Đây cũng là một trong những nội dung khác biệt trong công tác đào tạo chất lượng cao so với các chương trình đào tạo khác hiện nay ở Khoa Sinh học nói riêng và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung.
Theo GDTĐ
'Soi' thành tích học tập của 15 gương mặt sinh viên Học viện Ngoại giao cùng tranh tài ngôi vị 'Thủ lĩnh 2019' DAV's Leaders 2019 - một trong những sự kiện hấp dẫn nhất của Học viện Ngoại giao đã chính thức quay trở lại với mùa thứ 9 mang tên "Giao Hưởng". Sau 2 vòng thử thách, ban tổ chức đã tìm ra 15 gương mặt sáng giá nhất cho vị trí Thủ lĩnh Sinh viên Ngoại giao. Nhắc đến Học viện Ngoại giao,...